Kingston DataTraveler Locker+ G2: Đừng hòng ăn cắp dữ liệu!
Trong thời đại số hiện nay, USB là một vật dụng không thể thiếu đối với bất kì người dùng máy tính nào. Với một “mẩu nhựa” nho nhỏ, mọi người có thể truyền tay nhau tài liệu công việc, ảnh liên hoan, các bộ phim và bộ cài game dung lượng tới vài GB. Đặc biệt đối với sinh viên và người đã đi làm thì tất yếu phải dùng từ một đến vài chiếc USB.
Tuy nhiên chính vì quá tiện dụng và dễ truy cập nên nhiều khi bạn sẽ có cảm giác bất an khi mang những dữ liệu “nhạy cảm” bên mình: báo cáo kinh doanh của công ty, thư tình gửi bạn gái… hay thậm chí cả clip “ nóng”!
Đối với người dùng thường xuyên có nhu cầu này, Kingston cung cấp giải pháp mang tên DataTraveler Locker G2 – chiếc USB bảo mật dữ liệu tuyệt vời. Với Locker G2, bạn có thể yên tâm các tài liệu tuyệt mật không bao giờ rò rỉ đến tay người ngoài.
Dung lượng: 4 GB, 8 GB, 16 GB, 32 GB
Giá (newegg): 13 USD, 14 USD, 25 USD, 50 USD (ứng với các dung lượng trên)
Tốc độ: đọc 10 MB/s, ghi 5 MB/s
Giao tiếp: USB 2.0
Kích thước: 58 x 18,6 x 9,75 mm
Nhiệt độ hoạt động: 0 -> 60 độ C
Nhiệt độ lưu trữ: -20 -> 85 độ C
Hệ điều hành: Windows 7 / Windows Vista / Windows XP / Mac OS X
Một điều đáng tiếc là DataTraveler Locker G2 không tương thích với hệ điều hành Linux, trong khi rất nhiều sinh viên, lập trình viên và kĩ sư đang làm việc trong môi trường này.
Hình thức
DataTraveler Locker G2 được đóng vỏ nhựa trong suốt giống đa phần các sản phẩm USB trên thị trường. Điều làm tôi chú ý đầu tiên là tốc độ đọc/ghi mà Kingston công bố khá là thấp: chỉ 10 MB/s đọc và 5 MB/s ghi, trong khi thực tế sử dụng tôi thấy tốc độ cao hơn rất nhiều.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, hơi khó để nhận ra Locker G2 là một chiếc USB đặc biệt. Hình dáng nhỏ nhắn thuôn dài giống các USB 2.0 bình thường khác.
Phải đến lúc cầm trên tay, tôi mới thấy hơi ngỡ ngàng và nhận ra đây là một sản phẩm tinh xảo và tỉ mỉ. toàn bộ phần vỏ được làm bằng nhôm, bên ngoài tráng lớp kim loại ánh bạc chống xước, cầm rất đầm tay. Rà tay khắp thân USB không hề tìm ra một mối nối nào, có cảm giác như phần vỏ được đúc liền vậy. Dọc 2 bên thân bo tròn hoàn hảo. Ngay cả các mép cũng được bo tỉ mỉ cứng cáp.
Phần nắp gắn kết khá chặt với USB, phải dùng lực đủ mạnh mới có thể mở ra được, khi đóng nắp cũng phải ấn mạnh đến khi phát ra tiếng “click” chắc nịch. Chắc chắn không bao giờ có thể rơi nắp dù bạn có quăng quật Locker G2 như thế nào. Dù vậy nắp lại tách rời hoàn toàn nên khả năng thất lạc nắp khi sử dụng hoàn toàn có thể xảy ra.
Tính năng bảo mật
Không như một số USB bảo mật khác phải cài driver lằng nhằng, chỉ cần cắm vào máy là người dùng có thể sử dụng Locker G2 ngay. Tuy nhiên lúc này máy mới chỉ nhận USB như một đĩa CD và một phân vùng lưu trữ chưa được định dạng.
Người dùng phải nhập mật khẩu mới có thể truy cập được dữ liệu. Sau 10 lần nhập sai mật khẩu, USB sẽ tự động format để bảo vệ dữ liệu.
Từ lần nhập sai thứ 7 trở đi, bạn sẽ được cảnh báo về số lần nhập mật khẩu còn lại. Các cách “lách luật” như rút USB ra cắm lại hoặc cắm sang máy khác đều vô tác dụng và không làm reset số lần nhập về 10.
Phương thức mã hóa Locker G2 sử dụng là 256-bit AES. Tôi không chắc nó có chống được các kĩ sư hay hacker chuyên nghiệp về bảo mật hay không, nhưng chắc chắn bố mẹ, anh chị em, bạn bè và các đồng nghiệp xấu tính không thể nào phá được mật mã này (tuy nhiên phá thối để USB bị format thì… hoàn toàn có thể).
Sau khi nhập sai mật khẩu 10 lần và bị format, Locker G2 sẽ cho phép người dùng cài đặt lại mật khẩu mới. Mật khẩu phải dài từ 6 đến 16 kí tự và chứa ít nhất 3 trong 4 loại kí tự sau đây: chữ in hoa, chữ thường, số và kí tự đặc biệt.
Trong trường hợp quên mật khẩu, ngoài cách… gõ sai 10 lần để được reset, phần mềm còn cung cấp thêm lựa chọn “Reset Password” ngay lập tức, kèm theo đó USB cũng lập tức bị format.
Sau khi gõ đúng mật khẩu, phân vùng USB mang tên DTLplus mới hiện ra để người dùng sử dụng.
Thử nghiệm tốc độ
Để đánh giá tốc độ của Locker G2 với các USB thông thường, tôi sẽ dùng thêm DT 101 G2 16 GB – chiếc USB 2.0 của Kingston để so sánh.
Video đang HOT
Cấu hình thử nghiệm
Bo mạch chủ: ASRock Z77 Pro4
Bộ xử lý: Intel Core i5 3570K (3,4GHz)
Bộ nhớ trong: 2 x 4GB Kingston HyperX T1 1866
Card đồ họa: MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
Nguồn: Seasonic X660
Nội dung thử nghiệm bao gồm:
- Các phần mềm benchmark ổ cứng: Crystal DiskMark, ATTO Disk Benchmark, HD Tune Pro, HD Tach.
- Thời gian sao chép dữ liệu từ máy ra USB và từ USB vào máy: sao chép thư mục nặng 1,16 GB chứa 290 tập tin JPEG sao chép tập tin mkv nặng 1,86 GB.
Crystal DiskMark
Crystal DiskMark là phần mềm tôi tin tưởng nhất để đánh giá tốc độ ổ cứng và USB. Tốc độ đọc/ghi của Locker G2 ghi nhận được là 18,02 MB/s và 14,53 MB/s – cao hơn rất nhiều mức mà Kingston công bố.
Tốc độ đọc của DT 101 G2 16 GB là 19,09 MB/s – cao hơn Locker G2 1 MB/s, trong khi tốc độ ghi lại chậm hơn một chút: 14,19 MB/s.
ATTO Disk Benchmark
ATTO cũng ghi nhận tốc độ Locker G2 khoảng 18 MB/s đọc và 14,4 MB/s ghi.
HD Tune Pro
HD Tune Pro lại đánh giá tốc độ đọc của Locker G2 chỉ là 16,5 MB/s. DT 101 G2 16 GB cũng bị giảm còn 16 MB/s.
HD Tach
Tôi chọn chế độ Long bench. Tốc độ đọc HD Tach đo được là 17,1 MB/s.
Thời gian sao chép dữ liệu
Đây là phép thử so sánh thực tế sử dụng. Nội dung của phép thử này này: sao chép thư mục nặng 1,16 GB chứa 290 tập tin JPEG sao chép tập tin mkv nặng 1,86 GB. Ổ cứng sử dụng là SSD Kingston HyperX 240 GB.
Kết luận
Rất khó để đưa ra kết luận về DataTraveler Locker G2 trong một từ, một dòng hay một câu. Về mặt bảo mật, chiếc USB thực hiện cực tốt nhiệm vụ của mình: đảm bảo dữ liệu quý không rơi vào tay người khác dù vô tình hay cố ý. Khả năng sử dụng ngay khi cắm vào, không cần cài driver cũng là một điểm cộng. Giao diện đăng nhập và quản lý cũng rất đơn giản dễ dùng.
Về mặt tốc độ, Locker G2 chỉ nhanh ngang các USB 2.0 bình thường khác, trong khi giá lại ngang các USB 3.0 siêu tốc. Tôi không coi đây là một nhược điểm, bởi mục đích ra đời của sản phẩm không phải tốc độ, mà là khả năng bảo mật.
Tuy nhiên trên góc độ sử dụng, Locker G2 gây ra khá nhiều khó chịu bởi mỗi lần cắm USB vào máy bạn đều phải nhập mật khẩu, cộng với thời gian chờ phần mềm quản lý khởi động và kiểm tra mật khẩu nữa. Cơ chế format và reset password sau 10 lần đăng nhập sai cũng tồn tại nhiều điểm bất hợp lý: nếu không tài nào nhớ ra mật khẩu xem như bạn mất trắng dữ liệu trong đó. Những kẻ tò mò và ác ý cũng có thể phá dữ liệu một cách dễ dàng nhờ vào cơ chế này. Đơn giản quá chưa chắc đã hay! Theo tôi một cơ chế reset password & format rườm rà xem chừng hợp lý hơn, và Kingston nên xem xét điều này trong các sản phẩm sau này của họ.
Sản phẩm hiện có giá 13 USD, 14 USD, 25 USD, 50 USD lần lượt cho các bản 4 GB, 8 GB, 16 GB và 32 GB.
Ưu:
- Bảo mật dữ liệu tuyệt đối, không để rơi vào tay người ngoài.
- Vỏ chắc chắn, bo mép khéo léo & cứng cáp, không thể tìm thấy một mối nối nào trên thân USB.
- Giá chấp nhận được.
Nhược:
- Không hỗ trợ Linux.
- Cơ chế format & reset password chưa hợp lý.
- Nếu bị đánh cắp, kẻ cắp có thể dễ dàng reset password và sở hữu luôn chiếc USB.
Theo Genk
Kingston HyperX Predator 2400 MHz: "quái vật" của Kingston
HyperX là dòng sản phẩm được đánh giá cao của Kingston. Trải dài từ phân khúc phổ thông cho đến trung cấp và cao cấp, các kit nhớ HyperX Genesis và HyperX T1 đều mang lại hiệu năng tương đối tốt với giá thành hợp lý. Mới đây hãng tiếp tục cho ra mắt HyperX Predator - nhánh sản phẩm cao cấp với thông số cực khủng!
Sản phẩm tôi đang cầm trên tay có mã KHX24C11T2K2/8X, xung nhịp 2400 MHz và timing 11-13-13-30. Hãy cùng xem con quái vật này dáng dấp ra sao, sức mạnh thế nào.
Kingston HyperX Predator 2400 MHz (KHX24C11T2K2/8X)
Hình dáng của HyperX Predator khá "hoành", điểm nhấn là chữ X cách điệu màu đen to đùng trên nền xanh quen thuộc của dòng HyperX.
Tản nhiệt có phần đầu như răng lược, xẻ rãnh để tăng diện tích tiếp xúc với không khí. Cầm trên tay cảm giác rất đầm và chắc tay.
Tản nhiệt của Predator thấp hơn T1 một chút nhưng vẫn rất cao và chắc chắn sẽ bị cấn tản nhiệt CPU và phải "hi sinh" 1 khe RAM trong cùng. Đây là điều khó tránh đối với các kit RAM cao cấp.
Kit nhớ được trang bị 2 profile XMP, có thể gọi ra chỉ với 1 cái click chuột trong Bios:
- Profile 1: 2400 MHz, timing 11-13-13-30
- Profile 2: 2133 MHz, timing 11-12-11-30
Cấu hình thử nghiệm
Bo mạch chủ: MSI Z77 MPOWER
Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4,5GHz
Tản nhiệt: NZXT Havik 140
Card đồ họa: Galaxy GTX 660
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
Nguồn: Seasonic X660
Bộ nhớ trong: 2x 4GB Kingston HyperX T1 1866 9-11-9-27 (KHX1866C9D3T1BK2/8GX)
2x 4GB Kingston Predator 2400 11-13-13-30 (KHX24C11T2K2/8X)
Kit nhớ HyperX Predator sẽ được thử nghiệm ở 2 thiết lập thông số là 2400 MHZ, timing 11-13-13-30 và 2133 MHz, timing 11-12-11-30. Kit HyperX T1 được benchmark ở 3 thông số 1333 MHz, timing 9-9-9-24 1600 MHz, timing 9-9-9-27 và 1866 MHz, timing 9-11-9-27.
Các phần mềm thừ nghiệm:
- AIDA64 Extreme Edition: Cache And Memory Benchmark.
- MaxxMEM2.
- 3DMark 11: Physics Score.
- Sisoft Sandra 2012.
- Cinebench 11.5: CPU Rendering.
- Excel 2010: file benchmark dựng sẵn, đếm thời gian vẽ xong biểu đồ hàng nghìn số liệu.
- Dirt 3 (DX 11): Highest Quality, 4xMSAA, 1920 x 1080.
- Sniper Elite V2 (DX 11): Highest Quality, Super Sampling Off, 1920 x 1080.
Benchmark
AIDA64 Extreme Edition
Qua phần mềm AIDA64, có thể thấy tốc độ đọc, ghi và sao chép có sự chênh lệch đáng kể giữa KHX24C11T2K2/8X và các mức xung nhịp của các kit RAM thông thường. Cả độ trễ (latency) cũng giảm đi đáng kể.
MaxxMEM2
MaxxMEM2 ghi nhận kết quả tương tự AIDA64.
Sisoft Sandra 2012
Sisoft Sandra ghi nhận sự chênh lệch rất lớn về băng thông bộ nhớ với sự vượt trội của HyperX Predator.
3DMark 11
3DMark 11 đánh giá khả năng xử lý vật lý của hệ thống có tăng lên khi trang bị KHX24C11T2K2/8X.
Cinebench 11.5
Excel 2010
Phép thử này tôi sử dụng file benchmark, tính thời gian vẽ biểu đồ hàng nghìn số liệu. Nếu tính về tỉ lệ tương đối, KHX24C11T2K2/8X không tăng được bao nhiêu hiệu năng so với các mức xung nhịp thấp hơn trong Excel 2010.
Dirt 3 (DX 11)
Khung hình chỉ tăng chút ít, không đáng kể.
Sniper Elite V2 (DX 11)
Ép xung
Đáng tiếc khả năng OC của KHX24C11T2K2/8X lại là con số 0 tròn trĩnh. Tôi không thể nào chỉnh cho kit nhớ chạy ở bộ chia cao hơn (2600 MHz), dù cho có tăng timing đi chăng nữa. Nếu cảm thấy hứng thú với KHX24C11T2K2/8X, bạn sẽ không có nhiều thứ để vọc vạch.
Kết luận
Kit nhớ 8 GB HyperX Predator 2400 MHz thể hiện hiệu năng vượt trội trong tất cả các phép thử, đặc biệt là các phần mềm đánh giá băng thông. Đáng tiếc tốc độ trong các ứng dụng thực tế lại không tăng nhiều được như vậy. Nguyên nhân do hệ thống không đòi hỏi băng thông bộ nhớ quá lớn trong tác vụ thường ngày, thay vào đó CPU và VGA mới là yếu tố giữ vai trò quyết định. Nhiều site review phần cứng khi đánh giá các kit RAM khủng họ thường giảm setting game để FPS cao đến vài trăm mới thấy rõ được chênh lệch, nhưng như thế lại chẳng có tí thực tế nào.
Tạm gác lại khía cạnh hiệu năng, theo đánh giá của tôi HyperX Predator thực sự là một món đồ chơi đáng giá đối với dân ham mê phần cứng. Tản nhiệt rất dày và cứng cáp, hình thức ngon lành hầm hố, thông số siêu khủng - đó là tất cả yếu tố mà những người coi phần cứng PC như một món ăn tinh thần cần. Không cần phải có nhiều kinh nghiệm OC, chỉ cần vài cú click chuột trong bios bạn đã có thể thiết lập kit nhớ hoạt động ở xung nhịp cao ngất ngay lập tức.
Đặc biệt giá của KHX24C11T2K2/8X có thể nói là khá mềm cho một kit RAM cao cấp: 70 USD (tham khảo newegg), chỉ hơn 25 - 30 USD so với các kit 8 GB 1600 MHz thông dụng.
Theo Genk
Kingston giới thiệu thẻ SDXC Class 10 dành cho khách hàng sành điệu Kingston, hãng sản xuất bộ nhớ độc lập lớn nhất toàn cầu hôm nay chính thức ra mắt sản phẩm Thẻ nhớ SDXC Class 10 với giá cả lý tưởng dành cho khách hàng. Với thẻ nhớ này, khách hàng có thể quay video full HD và chụp hình chất lượng cao với mức chi phí hoàn toàn hợp lý so với ngân...