Kim ngạch buôn bán vũ khí trên thế giới tăng 5% trong 2018
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm, doanh thu của 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất đã lên đến 420 tỷ USD, do thị phần lớn của thị trường Mỹ.
Súng được trưng bày tại Hội chợ quốc phòng và an ninh quốc tế ở Rio de Janeiro của Brazil, ngày 2/4 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
AFP đưa tin, theo một báo cáo do Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) công bố ngày 9/12, thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu đã tăng gần 5% trong năm ngoái, trong đó Mỹ đóng vai trò chủ đạo.
Báo cáo cho biết, doanh thu của 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất đã lên đến 420 tỷ USD, do thị phần lớn của thị trường Mỹ.
Riêng các nhà chế tạo Mỹ đã chiếm tới 59% thị trường, với tổng doanh số lên đến 246 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm trước.
Giám đốc SIPRI phụ trách chương trình chuyển giao vũ khí và chi tiêu quốc phòng Aude Fleurant nêu rõ: “Sự gia tăng đáng kể trong hơn 1 năm qua là tính đến mức độ cao của tổng thương vụ bán vũ khí của Mỹ.”
Video đang HOT
Các doanh nghiệp Mỹ đã và đang được hưởng lợi từ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang nhằm củng cố vị trí của nước này trước Trung Quốc và Nga.
Nga là nước đúng thứ 2 về sản xuất vũ khí, với 8,6% thị trường, xếp trên Vương quốc Anh (với 8,4%) và Pháp (5,5%).
Nghiên cứu trên không bao gồm Trung Quốc, vốn không có đủ dữ liệu, nhưng SIPRI ước tính có từ 3 đến 7 doanh nghiệp của nước này lọt vào top 100 nhà chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới.
Theo vietnamplus.vn
Phát hiện gây "sốc"': Tại sao phiến quân Syria lại có trong tay hàng tá vũ khí Nga?
Nga phát hiện điều "bất ngờ", Thổ Nhĩ Kỳ và một "con ma" trong Chính phủ Syria đã chuyển vũ khí đạn dược Nga sản xuất cho phiến quân chống lại Quân đội Nga ở Syria.
Theo Sohu ngày 6/12, gần đây Không quân Nga đã tiến hành 12 đợt không kích vào các phần tử vũ trang của lực lượng đối lập ở Syria. Sau khi kết thúc các cuộc không kích, lực lượng đặc nhiệm Nga đã nhanh chóng tiến hành "thu dọn chiến trường" và phát hiện một điều "bất ngờ", nhiều vũ khí đạn dược của Nga sản xuất xuất hiện trong các kho vũ khí của lực lượng phiến quân.
Các loại vũ khí này thường được các phần tử vũ trang dùng để đối phó với liên quân Nga - Syria, đặc biệt là tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không vác vai, trong đó lực lượng phiến quân hay sử dụng nhất là tổ hợp tên lửa chống tăng 9M133 Kornet và 9K115-2 Metis-M.
Nga phát hiện nhiều vũ khí đạn dược do mình sản xuất trong kho vũ khí của phiến quân Syria. Nguồn: Sohu.
Qua theo dõi vũ khí trong tay các phần tử vũ trang ở tỉnh Idlib phát hiện, lực lượng này sử dụng vũ khí đạn dược do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, từ số hiệu trên đạn dược cho thấy, các loại vũ khí đạn dược này được Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu từ Nga. Đây là đòn "gậy ông đập lưng ông" của Thổ Nhĩ Kỳ khi mua vũ khí của Nga sản xuất, sau đó cung cấp cho lực lượng phiến quân ở Idlib để đối phó với chính Quân đội Nga và quân Chính phủ Syria. Giới quan sát cho rằng, bên mua là Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, bên bán là Tập đoàn Công nghệ Nhà nước Nga (Rostec).
Đây không phải là lần đầu tiên tìm thấy vũ khí do Nga sản xuất trong tay phiến quân ở tỉnh Idlib, trước đó, Nga cũng đã phát hiện ra hàng tá súng trường tấn công AK74M do Nga sản xuất và được lắp đặt ống ngắm laser cũng do Nga chế tạo. Phía Nga cho rằng đã xuất hiện "một con ma" trong Chính phủ Syria bán vũ khí đạn dược Nga cho lực lượng phiến quân. Đây dường như đã trở thành hoạt động hàng ngày và Nga đang "bất lực" trước hoạt động này. Ngoài AK74M thì một bộ phận lực lượng tinh nhuệ của phiến quân Syria còn sử dụng súng phóng lựu, mũ bảo hiểm và áo giáp của Nga.
Số hiệu trên đạn dược cho thấy, các loại vũ khí đạn dược này được Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu từ Nga. Nguồn: Sohu.
Mối quan hệ quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga chỉ phát triển trong những năm gần đây, ngay từ khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400, đã có một số phương tiện truyền thông báo cáo rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng quan tâm đến nhiều loại vũ khí do Nga sản xuất, bao gồm cả thiết bị chống bạo động, xe bọc thép và vũ khí hạng nhẹ.
Ngay sau khi liên minh Nga-Syria phát động chiến dịch Tây Bắc Syria, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã trao một số lượng lớn vũ khí và đạn dược cho lực lượng phiến quân và Lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) sử dụng để tấn công máy bay Nga. Trước đây nhiều thông tin cho rằng, máy bay Nga bị bắn hạ ở Idlib có thể là do tên lửa Stinger của Mỹ sản xuất, nhưng giờ đây, dường như có khả năng là tên lửa do Nga sản xuất đã bắn hạ chính máy bay Nga.
Súng trường tấn công AK74M do Nga sản xuất cũng được "con ma" trong Chính phủ Syria bán cho phiến quân. Nguồn: Sohu.
Tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) 9M133 Kornet của Nga là một loại vũ khí hạng nặng. Theo tài liệu công khai, Nga đã bán cho Thổ Nhĩ Kỳ ít nhất 150 cơ cấu phóng và thêm 800 quả tên lửa. 9M133 được thiết kế để tiêu diệt các thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ hiện nay và tương lai và cũng có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp và chậm như trực thăng.
Tên lửa mang tên định danh GRAU là 9M133 và tên ký hiệu NATO là AT-14 Spriggan. Đạn tên lửa 9M133 có tốc độ siêu âm và tầm bắn từ 100 đến 5.500 m (3.500 m nếu bắn trong đêm), các loại đạn tên lửa cải tiến có thể đạt tầm bắn tới 8.000-10.000 m, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly khá xa.
Còn đối với tổ hợp 9K115-2 Metis-M, đây là tổ hợp được Nga bán cho Syria từ trước năm 2010, mặc dù cũng có thông tin Thổ Nhĩ Kỳ đã mua nhiều tổ hợp này từ Nga nhưng đây là thông tin chưa được kiểm chứng, cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều phủ nhận hợp đồng này. Tổ hợp Metis-M là tổ hợp được tăng cường chất lượng của thiết bị phóng với các cải tiến khác nhau để tăng độ chính xác và mức độ sát thương.
Do tên lửa có đường kính và trọng lượng nhỏ nên dễ dàng mang vác lắp đặt. Một tổ chiến đấu 3 người ngoài vũ khí cá nhân mang theo, thiết bị phóng tên lửa còn có thể mang theo 5 đạn tên lửa. Tổ hợp có trọng lượng khoảng 14 kg, dài 980 mm, đường kính 130 mm, sử dụng đầu đạn liều kép HEAT, xuyên giáp sau ERA 900 mm. Có cả đầu đạn nhiệt áp chống bộ binh/chống vật cản. Phạm vi tấn công của tổ hợp này từ 800 - 20.000 m.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
MiG-29M rơi khi Ai Cập bay huấn luyện Truyền thông khu vực cho biết, một trong những máy bay chiến đấu MiG-29M cuối cùng được giao cho Ai Cập vừa bị rơi do trục trặc kỹ thuật. Theo thông báo thì phi công đã kích hoạt ghế phóng, tuy nhiên không có thông tin nào được đưa ra về tình trạng hiện tại cũng như bình luận chính thức từ Bộ...