Kim Kyong Hui- người đàn bà quyền lực bất hạnh
Bà Kim Kyong Hui, cô ruột của nhà lãnh đạo Triêu Tiên, sẽ phải trải qua những ngày day dứt khi chính mình là người tiếp tay vào việc bắt giữ người chồng từng đầu ấp tay gối một thời để rồi đẩy ông vào cái chết tức tưởi.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Cái chết đột ngột vào năm 2006 của cô con gái duy nhất Jang Kum-song khi đi du học ở Paris đã khiến người đàn bà quyền lực suy sụp. Bà dần ít xuất hiện trước công chúng từ đó vì có nhiều thông tin bà mắc bệnh trầm cảm. Mãi cho đến năm 2009, bà bắt đầu cùng với anh trai thực hiện nhiều chuyến công tác trên đất nước.
Chuyến thăm cùng anh trai ở nông trường Migok ở tỉnh Hwanghae vào năm 2009
Rồi sự ra đi cũng đầy bất ngờ của người anh trai Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, vào năm 2011 sau một cơn đột quỵ khiến bà Kim Kyong Hui một lần nữa bị tác động lớn và mắc bệnh nặng phải thường xuyên ra nước ngoài điều trị. Lần cuối cùng bà Kim Kyong-hui xuất hiện trước truyền thông Triều Tiên là ngày 10.9 năm nay khi đang theo dõi một chương trình cùng Kim Jong-un và các quan chức khác.
Kim Kyong Hui tham dự buổi hòa nhạc cùng vợ chồng Kim Jong Un vào ngày 26.7.2012
Có thể chính thời gian bà đi trị bệnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho ông Jang Song-thaek có nhiều mối quan hệ ngoài luồng, sống phóng đãng từ đó và cuối cùng sa đọa vào con đường tội lỗi. Bà Kim Kyong-hui chắc chắn đã khuyên nhủ người chồng nhưng bất lực vì ông Jang đã dấn quá sâu không thể rút chân ra được nữa.
Bà Kim Kyong-hui được cho là đã công khai thể hiện quan điểm trước Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên về mối nguy hiểm đặt ra cho chính quyền từ chính chồng bà và cũng đã đưa ra một lựa chọn rõ ràng sẵn sàng loại bỏ chồng mình.
Kim Kyong Hui tại cuộc họp Đảng vào ngày 30. 9.2010
Có lẽ bà đã phải đắn đo rất nhiều để đi đến quyết định cuối cùng đưa người chồng tội lỗi này biến mất vĩnh viễn khỏi trái đất này để trừ mối họa về sau và giúp cháu trai giữ vững sợi dây cương quyền lực.
Nhiều người đã tự hỏi số phận người cô ruột 67 tuổi của Kim Jong-un sẽ ra sao sau sau khi tướng Jang Song-Thaek bị tử hình vào ngày 12.12. Nhưng theo tiết lộ của cơ quan thông tấn Triều Tiên bà Kim Kyong-hui vẫn bình yên và là một thành viên đầy quyền lực trong bộ máy cầm quyền Triều Tiên.
Kim Kyong Hui trong lễ sinh nhật anh trai Kim Jong-il vào tháng 2.2012
Bà Kim Kyong-hui gặp Jang Song-Thaek vào năm 1966 tại trường đại học ở thủ đô Bình Nhưỡng. Bà theo ông Jang tới Moscow vào năm 1968 để du học và cả hai kết hôn vào năm 1972, bất chấp sự phản đối của chủ tịch Kim Nhật Thành. Họ có với nhau một cô con gái là Jang Kum-song.
Video đang HOT
Kim Kyong-hui năm 1966 khi đang hẹn hò cùng Jang Song Thaek.
Sự nghiệp chính trị Kim Kyong-hui bắt đầu vào năm 1971 với chức vụ trong Hội những phụ nữ Dân chủ Triều Tiên. Đến năm 1975, bà được bổ nhiệm chức phó giám đốc Ban liên lạc quốc tế của Đảng Lao động Triều Tiên, được thăng lên chức phó giám đốc thứ nhất vào năm 1976.
Năm 1988, bà được thăng lên vị trí ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động, giám đốc của Ban Công nghiệp nhẹ. Năm 1990, bà được bầu làm Phó hội nhân dân tối cao lần đầu tiên. Vai trò của bà là đặc biệt quan trọng là lãnh đạo Ban Chính sách kiểm tra kinh tế, sau đó một lần nữa Bộ Công nghiệp nhẹ trong thời kì “hành quân khổ nạn” sau cái chết của Kim Nhật Thành.
Năm 2010, bà được phong tướng cùng với cháu trai Kim Jong-un. Một ngày sau đó, bà trở thành thành viên của Bộ Chính trị.
Hôm 9.12, đài truyền hình nhà nước Triều Tiên đã công khai phát đi những hình ảnh gây rúng động về việc người chú quyền lực của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un – ông Jang Song-thaek bị bắt ngay giữa một cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên trước sự chứng kiến đầy đủ của các quan chức cấp cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1970 Bình Nhưỡng cho công bố hình ảnh về vụ bắt giữ công khai một quan chức cấp cao hàng đầu của nước này.
Ông Jang đã bị kết tội phản đảng, phản cách mạng, tham nhũng, đồi trụy, sử dụng ma túy, có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ và tham gia đánh bạc tại nước ngoài.
Kim Kyong Hui xuất hiện trong cảnh được cho là quay khi Kim Jong-Un thăm Cung điện Mặt trời Kumsusan hồi tháng 12/2012, nơi an nghỉ của ông nội Kim Nhật Thành, người sáng lập nước Triều Tiên.
Ông Jang từng là nhân vật quyền lực số 2 ở Triều Tiên chỉ sau Chủ tịch Kim Jong Un. Ông này cũng được cho là người đã giúp bảo đảm một sự chuyển giao quyền lực êm ái và suôn sẻ từ cố Chủ tịch Kim Jong Il sang cho người con trai út khi chưa đầy 30 tuổi hồi năm 2011.
Vụ xử tử người chú dượng đánh dấu sự sụp đổ bẽ bàng của một trong những nhân vật quyền lực nhất Triều Tiên. Vụ việc này cũng là một biến động chính trị nghiêm trọng nhất ở đất nước Triều Tiên trong nhiều thập kỷ qua.
Theo Một thế giới
Jang Song-thaek: Hành trình từ người chú quyền lực tới "kẻ cặn bã"
Jang Song Thaek là chú dượng của đương kim lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, em rể cố Chủ tịch Kim Jong-il và con rể lãnh tụ Kim Nhật Thành. Từng ở đỉnh cao quyền lực, ông này đã "xuống dốc không phanh" với cái kết là vụ xử tử ngày 13/12.
Tình yêu với con gái lãnh tụ
Ông Jang Song-thaek là chồng bà Kim Kyong Hui, con gái lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Các nguồn tin khác nhau cho biết ông Jang Song-thaek sinh năm 1946.
Ông Jang là con út trong gia đình có 5 người con, theo trang Giám sát ban lãnh đạo Triều Tiên, một blog chuyên theo dõi các quan chức cấp cao của Triều Tiên. Ông Jang từng học tại Đại học Kim Nhật Thành, nơi ông gặp bà Kim Kyong Hui, con gái người sáng lập ngôi trường và cũng là người sáng lập Triều Tiên.
Có thông tin nói rằng lãnh tụ Kim Nhật Thành ban đầu không ủng hộ cặp đôi và ông Jang khi đó đã bị điều tới Mátxcơva để học cao hơn. Nhưng mối quan hệ giữa ông Jang và bà Kim Kyong Hui vẫn tiếp diễn.
Sau khi từ Liên Xô trở về Triều Tiên, ông Jang và bà Kim kết hôn vào năm 1971 hoặc 1972.
Thăng trầm với cố Chủ tịch Kim Jong-il
Sau đám cưới, ông Jang và vợ đã dần dần thăng tiến trên chính trường Triều Tiên, công tác ở các vị trí khác nhau. Nhưng chỉ tới khi ông Kim Nhật Thành qua đời và Chủ tịch Kim Jong-il kế nhiệm cha năm 1994, ông Jang mới nhận được sự chú ý của những người quan sát Triều Tiên.
Mối quan hệ giữa ông Jang và anh vợ có vẻ thuận lợi trong những ngày đầu ông Kim Jong-il nắm quyền. Một số bức ảnh chụp cố Chủ tịch cho thấy ông Jang đứng bên cạnh, ngay gần chiếc ghế quyền lực tối cao của Triều Tiên.
Nhưng từ năm 2003-2006, ông Jang biến mất một cách bí ẩn và không xuất hiện trước công chúng, làm nảy sinh những câu hỏi về việc liệu ông Jang có làm phật lòng cố Chủ tịch Kim Jong-il hay không.
Theo trang web GlobalSecurity.org tại Mỹ, sự mất tích 3 năm của ông Jang là do các đồn đoán rằng ông này âm mưu tăng cường quyền lực.
Tạo dựng nền tảng cho cuộc tranh giành quyền lực
Nhưng ông Jang lại xuất hiện trước công chúng một cách bí ẩn y như khi ông biến mất vậy.
Vào năm 2007, ông Jang đã được bổ nhiệm làm Giám đốc cơ quan an ninh công cộng của đảng Lao động cầm quyền, theo tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc.
Từ năm 2007 cho tới khi ông Kim Jong-il qua đời năm 2011, ông Jang là một nhân vật cấp cao. Năm 2009, ông được bổ nhiệm vào Ủy ban quốc phòng quốc gia (NDC), cơ quan quân sự tối cao của Triều Tiên, và sau đó là phó chủ tịch NDC vào năm 2010.
Trong thời gian ông Kim Jong-il bị ốm và không xuất hiện trước công chúng, nhiều nhà phân tích tin rằng ông Jang đã tạm thời nắm quyền, một tình thế mà có thể đưa ông Jang vào một cuộc tranh giành quyền lực với người cháu Kim Jong-un trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm.
Ông Jang từng thường xuyên xuất hiện trước công chúng cùng người cháu Kim Jong-un.
Khi Kim Jong-un, vào năm khoảng 28 tuổi, được bổ nhiệm làm lãnh đạo tối cao của Triều Tiên vào năm 2011, một số nhà phân tích đã cảnh báo về khả năng có một cuộc tranh giành quyền lực.
"Có nguy cơ căng thẳng giữa Kim Jong-un và Jang Song-thaek, vốn có thể dẫn tới việc một hoặc 2 người gây ra khủng hoảng để chứng minh quyền lực của chính phủ mới với các lãnh đạo cấp cao khác", Brittany Damora, một nhà phân tích tại hãng tư vấn rủi ro AKE tại London, nhận định hồi tháng 12/2011.
Bất đồng về tương lai của Triều Tiên
Mặc dù trong 2 năm qua căng thẳng đã gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng một số nhà phân tích cho rằng các bất đồng giữa Kim Jong-un và người chú Jang Song-thaek có thể bắt nguồn từ các quan điểm khác nhau về tương lai của Triều Tiên.
Là một người hoạt bát và tinh tế, chuyên phụ trách mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh, ông Jang đã có chuyến thăm cấp cao tới Trung Quốc vào tháng 8/2012, khi ông gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Hai nước sau đó đã ký kết một loạt các thỏa thuận kinh tế, trong đó có việc phát triển 2 đặc khu kinh tế: Rason, ở bờ biển phía đông Triều Tiên, và Hwanggumphyong, trên biên giới với Trung Quốc.
Một số nhà phân tích tin rằng ông Jang ấn tượng với mô hình kinh tế của Trung Quốc và muốn áp dụng các biện pháp cải cách kinh tế vốn giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
"Kẻ cặn bã hèn hạ xấu xa hơn một con chó"
Ông Jang bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa quân sự hôm 12/12. Đây là hình ảnh cuối cùng của ông trước khi bị tử hình.
Về mặt chính thức, truyền thông Triều Tiên chưa từng đề cập tới những bất đồng giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và người chú dượng.
Nhưng đầu tháng 12, tình báo Hàn Quốc cho biết rằng ông Jang đã bị sa thải khỏi Ủy ban quốc phòng quốc gia quyền lực và 2 trong số các cố vấn của ông này đã bị xử tử.
Vài ngày sau, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, ông Jang đã bị buộc tội tham nhũng, quan hệ bất chính với các phụ nữ, đánh bạc và sử dụng ma túy. Vì các tội danh này, ông Jang đã bị sa thải khỏi mọi chức vụ.
Sau đó, trong một tuyên bố đưa ra ngày 13/12, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo rằng ông Jang đã bị xử tử vì "các hàn động phản quốc". KCNA thậm chí còn gọi ông Jang là "kẻ cặn bã hèn hạ xấu xa hơn một con chó".
Việc bổ sung những lời buộc tội chống lại ông Jang từ các tội danh tương đối nhỏ là đánh bạc và quan hệ với các phụ nữ tới tội phản quốc và nổi dậy diễn ra chỉ trong vòng vài ngày và thông báo về vụ tử hình công khai đã khiến các nhà phân tích ngạc nhiên.
Các bức ảnh chính thức cho thấy ông Jang mặc bộ đồng phục nghiêm trang cúi đầu khi đang bị các binh sĩ giải đi để đối mặt với phiên tòa quân sự.
Sự đối lập giữa một người đàn ông lịch lãm thường xuất hiện bên cạnh người cháu và một nhân vật khúm núm đối mặt với án tử hình đã khiến các nhà quan sát Triều Tiên bị sốc, làm bùng phát tranh luận về việc điều gì đã dẫn tới sự sụp đổ của ông Jang.
Từ một nhân vật nội bộ quyền lực, người từng được xem là "quan nhiếp chính" của nhà lãnh đạo hiện thời, tới "kẻ cặn bã", vụ phế truất của ông Jang Song-thaek diễn ra nhanh chóng và quyết liệt.
Câu chuyện thực sự của nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng của ông Jang nhiều khả năng sẽ chỉ được hé lộ dần dần. Trước mắt, các nhà phân tích sẽ tập trung vào việc liệu vụ phế truất ông Jang có ảnh hưởng gì tới an ninh tại một khu vực bất ổn hay không. Và trên hết, giới phân tích sẽ theo dõi xem ai sẽ là người đảm nhận vị trí của ông Jang nhằm cố vấn cho các lãnh đạo Triều Tiên.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Cô của Kim Jong Un góp công lớn bắt chồng Những chi tiết được công bố sau này về vụ bắt giữ và xử tử người chú rể quyền lực của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho thấy, chính người vợ của ông này cũng là cô của ông Kim Jong Un đã trực tiếp góp phần vào việc bắt giữ chồng mình. Ông Jang Song-thaek Hôm 9/12, đài truyền hình nhà...