Kim Kardashian kêu gọi Trump can thiệp xung đột Armenia-Azerbaijan
Kim “Siêu vòng ba” kêu gọi Trump hành động nhiều hơn để hỗ trợ Armenia trong bối cảnh chiến sự ác liệt bùng nổ với nước láng giềng Azerbaijan.
Sao truyền hình thực tế Kim Kardashian West, người Mỹ gốc Armenia, hôm nay phát trực tiếp trên tài khoản mạng xã hội có hàng trăm triệu người theo dõi để yêu cầu quốc hội Mỹ và chính quyền Tổng thống Donald Trump lên án Azerbaijan là “bên châm ngòi” cho cuộc giao tranh gần đây với quốc gia láng giềng Armenia.
Cộng đồng người Mỹ gốc Armenia, với số lượng khoảng 1,5 triệu người, đã phát động một chiến dịch gây áp lực để thúc đẩy quốc hội Mỹ ủng hộ Armenia khi đối mặt với “cuộc tấn công hiếu chiến từ chính phủ Azerbaijan được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn”.
Sao truyền hình thực tế Mỹ Kim Kardashian West. Ảnh: Reuters.
Một bài đăng trên mạng xã hội, người mẫu có biệt danh “Kim Siêu vòng ba” này đã kêu gọi công chúng thúc giục quốc hội và Nhà Trắng gây áp lực buộc Azerbaijan ngừng các hành động thù địch, cắt tất cả viện trợ quân sự của Mỹ cho Azerbaijan và cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ ngừng gửi vũ khí, máy bay chiến đấu tới Azerbaijan.
Kardashian West là người có thể gọi trực tiếp cho Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn cấp cao của Trump, và được cho là có thể gây sức ép đáng kể để chính quyền Trump hành động. Cô từng đến Nhà Trắng để thuyết phục thành công Tổng thống Trump ân xá cho một số tù nhân và thực hiện các cải cách tư pháp.
Tuy nhiên, các chuyên gia khu vực lo ngại sự can thiệp của Kardashian có thể ảnh hưởng tới vai trò trung lập của Mỹ trong cuộc xung đột. Trong 30 năm qua, Mỹ cùng với Nga và Pháp tham gia nhóm Minsk theo sáng kiến của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu nhằm tìm giải pháp hòa giải cho cuộc xung đột Armenia -Azerbaijan.
Không rõ liệu Kardashian gần đây có liên hệ trực tiếp với Nhà Trắng về vấn đề Armenia – Azerbaijan hay không. Nhà Trắng từ chối bình luận về sự việc, trong khi đại diện của Kardashian cho biết cô sẽ tiếp tục đăng bình luận và thông điệp về tình hình Armenia trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Tổng thống Trump và các quan chức chính quyền nhiều lần kêu gọi Armenia – Azerbaijan ngừng bắn ngay lập tức và các quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao đã trao đổi với người đồng cấp của họ ở Yerevan và Baku. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế phần lớn coi Mỹ không nỗ lực làm dịu căng thẳng trong khu vực. Giám đốc chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng “người Mỹ đang rút lui và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có lập trường mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn”.
Kardashian từ lâu công khai ủng hộ mối quan hệ tích cực với Armenia, nêu bật di sản của cô trên chương trình thực tế và ghi lại các chuyến thăm đất nước này, bao gồm cuộc gặp với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tháng 10/2019.
Armenia – Azerbaijan đang chứng kiến đợt giao tranh dữ dội nhất trong nhiều năm trở lại đây tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Giới chuyên gia lo ngại nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện, khi các bên tham chiến đều tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Nagorno-Karabakh là tỉnh ở phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Chiến sự giữa hai nước bùng phát từ hôm 27/9 và đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi hai bên triển khai nhiều khí tài hạng nặng tới tham chiến và không chấp nhận các phương án ngừng bắn.
Cuộc chiến Armenia - Azerbaijan có thể làm rung chuyển thị trường dầu khí
Xung đột vũ trang ở khu vực Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia về cơ bản không tác động tiêu cực đến thị trường dầu khí toàn cầu.
Giới thị trường không thực sự quan tâm đến những mối đe dọa đối với nguồn cung dầu và khí đốt từ Azerbaijan do thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn "lịch sử" khi nhu cầu tiêu thụ thấp và dư cung tăng cao tại nhiều quốc gia.
Tuy nhiên nếu xung đột tại đây leo thang và trở thành cuộc chiến toàn diện giữa một bên là Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và một bên là Armenia và các nước ủng hộ, có thể gây phá hủy các đường ống dẫn dầu chính và gián đoạn nguồn cung dầu thô, khí đốt từ Azerbaijan, gây hậu quả nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng.
Đường ống xuất khẩu dầu của Azerbaijan
Hầu hết dầu thô khai thác tại thềm lục địa biển Caspi của Azerbaijan được xuất khẩu thông qua đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi (Gruzia) - Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ) (BTC). Đường ống BTC xuất khẩu chủ yếu dầu từ nhóm mỏ Azeri-Chirag-Gunashli (ACG) và condensate từ mỏ Shah Deniz. Cả ACG và Shah Deniz có vị trị tại thềm lục địa Biển Caspi và được phát triển bởi hai liên doanh do tập đoàn BP đứng đầu. BTC được xây dựng để xuất khẩu dầu Azerbaijan ra thị trường quốc tế mà không đi quan lãnh thổ Nga. Đường ống này có công suất lắp đặt 1,2 triệu thùng/ngày, song thực tế chỉ đạt khoảng 50% công suất. Ngoài dầu thô Azeri, BTC còn xuất khẩu một lượng dầu của Turkmenistan và Kazakhstan. Điểm cuối của BTC là cảng xuất khẩu dầu nằm sâu trong Địa Trung Hải gần thành phố Ceyhan.
Dầu của Azerbaijan cũng được xuất khẩu thông qua đường ống Baku - Tbilisi - Suspa (BTS) ra Biển Đen. BTS có công suất lắp đặt 140.000 thùng/ngày và đi vào hoạt động từ năm 1999. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Azerbaijan, sản lượng dầu thô Azerbaijan đến cảng Suspa để xuất khẩu năm 2019 đạt 3,75 triệu tấn (72.000 thùng/ngày).
Mặc dù xây dựng cơ sở hạ tầng xuất khẩu dầu thô thay thế cho việc trung chuyển dầu qua lãnh thổ Nga, song chính quyền Azerbaijan đã thận trọng khi không từ bỏ sử dụng đường ống dẫn dầu Baku - Novorossiysk (tuyến đường chính xuất khẩu dầu Azerbaijan trong thời kỳ Liên Xô và những năm 90 của thế kỷ XX). Tuy nhiên, nguồn cung qua đường ống này đã giảm đáng kể và chỉ đạt 879,3 nghìn tấn trong năm 2019.
Xuất khẩu dầu khí vẫn là nguồn thu chính cho ngân sách của Azerbaijan bất chấp sự sụt giảm sản lượng khai thác sau năm 2010. Năm 2019 ghi nhận sản lượng khai thác dầu thô đạt 37,45 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức 50,8 triệu tấn vào năm 2010. Từ thời điểm giành độc lập cho đến tháng 9/2020, Azerbaijan đã xuất khẩu 579 triệu tấn dầu, trong đó 417 triệu tấn được vận chuyển qua đường ống BTC, 162 triệu tấn qua đường ống BTS, phần còn lại qua đường ống Baku-Novorossiysk và đường sắt. Năm 2019, nguồn thu xuất khẩu dầu mỏ của Azerbaijan đạt 14,4 tỷ USD. Theo dự đoán của giới thương mại, sản xuất dầu thô trong năm 2020 của nước này sẽ không vượt quá 35 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 29 triệu tấn. Giá dầu thấp sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu dầu giảm ít nhất 1/3 so với năm 2019.
Sản xuất khí đốt sẽ thay thế dầu thô
Trong khi sản lượng khai thác dầu tại Azerbaijan sụt giảm thì sản lượng khí đốt thiên nhiên có xu hướng tăng. Nhờ sự phát triển của mỏ khí và condensate Shah Denis, sản lượng khí đốt ra thị trường năm 2019 đã tăng 27,8% so với năm 2018, đạt 19,93 tỷ m3. Trong đó, Azerbaijan xuất khẩu 12,2 tỷ m3, thu về 2,5 tỷ USD. Khí đốt thiên nhiên được xuất khẩu qua đường ống dẫn khí Nam Kavkaz tới Gruzia và đích đến là Thổ Nhĩ Kỳ. Xa hơn nữa, tiếp nối đường ống dẫn khí Nam Kavkaz là TANAP (Trans Anatolian Pipeline) từ Erzurum đến biên giới với Hy Lạp. Hai đường ống nói trên cộng với đường ống TAP (xuyên biển Adriatic từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp đến Italia tạo thành Hành lang khí đốt phía Nam (SGC) với tổng chi phí xây dựng hơn 45 tỷ USD. Azerbaijan có kế hoạch xuất khẩu 16 tỷ m3 khí đốt mỗi năm thông qua SGC, trong đó 6 tỷ m3 đến Thổ Nhĩ Kỳ và 10 tỷ m3 đến thị trường Nam châu Âu. Việc cung cấp khí đốt qua SGC đến Nam Âu sẽ bắt đầu trước khi kết thúc năm 2020. Mặc dù thực tế SGC chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 3% nhu cầu nhập khẩu khí đốt của EU nhưng dự án này nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn của EU và Mỹ vì đây được coi là một giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt của Nga.
Cơ sở hạ tầng dầu khí nằm gần khu vực chiến sự
Các đường ống dẫn dầu và khí đốt quốc tế của Azerbaijan (ngoại trừ Baku-Novorossiysk) đều có vị trí gần biên giới phía bắc của Armenia với khoảng cách 20 km. Khoảng cách quá gần có thể gây ra nguy hiểm cho hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Azerbaijan. Mối đe dọa đã được nhắc tới khi cuộc đụng độ quân sự giữa Azerbaijan và Armenia vào mùa hè năm 2019 lại không nằm dọc theo khu vực Nagorno-Karabakh mà ở biên giới hai nước, nơi có vị trí rất gần các hệ thống đường ống xuất khẩu dầu khí của Azerbaijan.
Giới chính trị phương Tây đã bày tỏ sự tự tin rằng, phía Armenia sẽ "không dám" tấn công vào các đường ống xuất khẩu của Azerbaijan vì nếu chúng bị phá hủy sẽ gây thiệt hại rất nghiêm trọng và chính quyền Armenia sẽ bị quy trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, yếu tố kỹ thuật cũng gây khó khăn cho việc tấn công vì các đường ống nằm sâu dưới đất ít nhất 2 mét. Tuy nhiên, những logic trên chiến trường khác với nhận định của phương Tây. Trong cuộc chiến tranh Nga - Gruzia 2008, chính quyền Gruzia đã cáo buộc vô căn cứ quân đội Nga có ý định phá hủy đường ống dẫn dầu BTC. Cuối cùng, không phải quân đội Nga mà chính Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) đã tấn công BTC ở tỉnh Rifah, Thổ Nhĩ Kỳ. Bất chấp hệ thống an ninh "siêu tin cậy", một đoạn đường ống đã bị nổ, gây gián đoạn vận chuyển dầu trong 2 tháng.
Trong trường hợp BTC hoặc BTS bị phá hủy, Azerbaijan có thể tăng cường xuất khẩu qua lãnh thổ Nga theo đường ống Baku-Novorossiysk. Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu dầu của nước này sẽ giảm đáng kể khi công suất của đường ống này chỉ đạt 5 triệu tấn/năm. Đối với khí đốt, không có phương án thay thế. Nếu đường ống dẫn khí Nam Kavkaz bị tấn công, xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan sẽ phải dừng hoàn toàn.
Tác động đối với thị trường
Giới chuyên gia dầu khí phương Tây cho rằng, việc gián đoạn nguồn cung dầu và khí đốt từ Azerbaijan sẽ không ảnh hưởng đến thị trường thế giới, song hậu quả đối với một số quốc gia láng giềng có thể rất lớn.
Đầu tiên là Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia tiêu thụ khí đốt chính của Azerbaijan. Trong 8 tháng đầu năm 2020, nước này đã tăng 25% sản lượng nhập khẩu khí từ Azerbaijan so với cùng kỳ năm 2019, đạt 7,2 tỷ m3. Ngoài ra, phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận được khoản thanh toán cho việc trung chuyển dầu qua BTC. Tiếp đến là Gruzia khi nước này dự kiến mua 2,37 tỷ m3 khí đốt của Azerbaijan và chỉ 200 triệu m3 từ Nga. Tính đến hết tháng 8/2020, Gruzia đã nhập khẩu 1,5 tỷ m3 khí của Azerbaijan. Trong trường hợp nguồn cung khí bị ngừng hoàn toàn trong mùa đông tới, Gruzia có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng có quy mô tương đương vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Ngoài ra, Gruzia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp các sản phẩm dầu từ Azerbaijan, chủ yếu là nhiên liệu động cơ.
Quốc gia tiếp theo là Ukraine khi công ty dầu khí SOCAR là nhà cung cấp dầu chính cho nước này. Trong năm 2019, nhà máy lọc dầu duy nhất đang hoạt động ở Ukraine Kremenchug đã mua 790.600 tấn dầu, trong đó 3/4 nguồn cung do SOCAR cung cấp. Dầu thô Azeri được vận chuyển đến Supsa và được vận chuyển bằng tàu chở dầu đến nhà ga Yuzhny của Ukraine, gần cảng Odessa, trước khi được vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy Kremenchug. Trong 8 tháng đầu năm 2020, Ukraine đã tăng gần gấp đôi sản lượng nhập khẩu dầu thô Azeri so với cùng kỳ 2019, lên 901.500 tấn.
Bên cạnh đó, trong xung đột giữa Nga và Belarus về vấn đề giá năng lượng trong nửa đầu năm 2020, SOCAR đã cung cấp dầu cho Belarus thông qua Ukraine. Tính đến cuối tháng 9/2020, SOCAR đã cung cấp 650.000 tấn dầu cho Belarus và dự kiến đạt 1 triệu tấn trong năm nay.
Armenia cách chức Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Theo hãng tin Interfax, Armenia ngày 8/10 đã cách chức ông Argishti Kyaramyan - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia của nước này. Những tòa nhà bị phá hủy trong xung đột giữa lực lượng Armenia và binh sĩ Azerbaijan tại thành phố Stepanakert, thủ phủ khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh ngày 5/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Quyết định trên được đưa ra...