Kim Jong-un tươi cười ăn mừng phóng tên lửa “hạt nhân”
Triều Tiên mới đây đã công bố hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un trực tiếp thị sát vụ phóng tên lửa và ăn mừng cùng các binh sĩ, tướng lĩnh dưới quyền.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trực tiếp thị sát vụ phóng tên lửa.
Theo Daily Star, những hình ảnh về vụ phóng tên lửa mới nhất được Rodong Sinmun, tờ báo của Đảng Lao động Triều Tiên công bố.
Trong đêm trước ngày phóng tên lửa, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trực tiếp kiểm tra tổ hợp gắn trên bệ phóng di động. Ông Kim cũng xuất hiện tại địa điểm tầm cao để tận mắt quan sát vụ phóng.
Các binh sĩ vây quanh ông Kim sau vụ phóng tên lửa thành công.
Triều Tiên nói loại tên lửa mà nước này phóng thử là Hwasong-12, mẫu tên lửa tầm trung hoặc tầm xa mới nhất của Triều Tiên. Bình Nhưỡng tuyên bố loại tên lửa này mang được đầu đạn hạt nhân.
Theo bản tin trên KCNA, tên lửa bay xa 787km, đạt độ cao hơn 2.000km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.
Video đang HOT
Quả tên lửa Triều Tiên phóng đi bay cao 2.000km, xa gần 800km.
Trong một bức hình, người ta có thể nhận thấy ông Kim Jong-un đứng cạnh màn hình thông báo đường bay và tầm cao của tên lửa. Ông Kim tươi cười ăn mừng cùng các tướng lĩnh sau khi tên lửa được phóng đi thành công.
Các binh sĩ sau đó cũng lao tới chúc mừng nhà lãnh đạo Triều Tiên trong khi hai cận vệ cố gắng ngăn đám đông tiến gần ông Kim Jong-un.
Ông Kim trực tiếp giám sát quá trình chuẩn bị phóng tên lửa.
Hãng thông tấn Triều Tiên phát đi thông điệp ca ngợi vụ phóng tên lửa thành công của ông Kim Jong-un là minh chứng cho việc đưa nước này trở thành cường quốc hạt nhân.
Triều Tiên cũng đe dọa khiến Mỹ đối mặt với thảm họa tàn khốc nhất. “Nếu Mỹ tiếp cận Triều Tiên bằng hành động gây hấn, Washington sẽ phải hứng chịu thảm họa tàn khốc nhất và căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương nằm trong tầm bắn tên lửa Triều Tiên”.
Truyền thông Triều Tiên nói đây là loại tên lửa đạn đạo hoàn toàn mới, mang được đầu đạn hạt nhân.
“Ông Kim Jong-un cảnh báo Mỹ không nên có những đánh giá sai lầm vì thực tế các vũ khí mạnh mẽ nhất đều nằm trong tay Triều Tiên”, KCNA viết.
Giới chức an ninh Mỹ nói họ đã theo dõi kỹ lưỡng vụ phóng tên lửa và quả tên lửa này hiện không tạo ra mối đe dọa với Mỹ.
Tên lửa Triều Tiên nổ trên không: Đó mới là điều đáng sợ?
Tên lửa Triều Tiên nổ tung trên không đã đạt đến độ cao cần thiết để Bình Nhưỡng kích hoạt một loại siêu vũ khí hủy diệt, báo Nhật Bản nhận định.
Triều Tiên thử nghiệm siêu vũ khí hủy diệt trong lần phóng thử tên lửa mới nhất?
Theo Nikkei Asian Review, Triều Tiên tháng trước đã phóng thử tên lửa đạn đạo, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Tên lửa nổ tung trên không khiến cho nhiều chuyên gia nhận định, đây là một vụ phóng thử thất bại nữa của Bình Nhưỡng.
Báo Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên đã kích hoạt chế độ tự hủy vì phóng nhầm tên lửa hướng sang Nga.
Nhưng theo tạp chí Nhật Bản, việc tên lửa nổ tung ở độ cao 71km chính là thông điệp cảnh báo mà Triều Tiên gửi đến thế giới. Đó là khả năng kích hoạt vũ khí xung điện từ (EMP), đủ sức làm sập mạng điện, vô hiệu hóa các thiết bị điện tử và phương tiện chiến đấu của đối phương.
Đòn tấn công bằng EMP dựa trên khám phá khoa học của Mỹ và Liên Xô, khi theo dõi bầu khí quyển trong một đợt thử vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Để tăng sức công phá của xung điện từ, bom hạt nhân phải kích nổ ở độ cao đáng kể, nơi không khí loãng. Xung điện từ sẽ tạo ra một luồng điện có công suất cực lớn, tác động đến các hệ thống ăng ten và cáp điện dưới mặt đất, khiến toàn bộ mạng lưới điện trong khu vực ngừng hoạt động hoàn toàn.
Theo quân đội Hàn Quốc, tên lửa Triều Tiên phóng thử nghiệm ngày 29.4 đã phát nổ ở tầng điện ly của khí quyển trái đất. Mặc dù các khí tài quân sự của Mỹ có thể được bảo vệ nhờ lá chắn xung điện từ, song mạng lưới điện và các hệ thống điện tử dân sự thì không được bảo vệ kỹ lưỡng như vậy.
Vụ nổ kích hoạt xung điện từ sẽ gây ra thảm họa trên diện rộng.
Một cuộc tấn công xung điện từ sẽ gây ra khủng hoảng đối với xã hội Nhật Bản, Hàn Quốc, miền Bắc Trung Quốc và cả vùng Viễn Đông Nga. Mạng lưới điện và hệ thống máy tính sẽ ngừng hoạt động.
Việc không có điện trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nước và khí đốt, cũng như các thiết bị liên lạc và truyền tín hiệu. Nói cách khác, vụ nổ tạo ra xung điện từ đủ mạnh sẽ làm tê liệt cả một quốc gia.
Một cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân tầm cao ngoài khơi Thái Bình Dương của Mỹ vào năm 1962 đã tạo ra xung điện từ mạnh đến mức toàn bộ quần đảo Hawaii bị mất điện. Hiện tại, các chuyên gia quân sự vẫn chưa thể đánh giá chính xác những thiệt hại từ một đòn tấn công bằng EMP.
Tạp chí Nikkei Asian Review đánh giá, những đợt phóng tên lửa của Triều Tiên trước đây đều tiềm ẩn thông điệp quân sự. Khi nước này phóng 7 quả tên lửa đạn đạo xuống Biển Nhật Bản vào năm 2006, Bình Nhưỡng muốn nói rằng họ có khả năng tiêu diệt một tàu sân bay cùng các tàu chiến Mỹ.
Tháng 3 năm nay, Triều Tiên cũng đã phóng thử 4 tên lửa đạn đạo. Đây được coi là động thái ám chỉ rằng họ có đủ năng lực tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.
Do đó, trong đợt phóng tên lửa mới nhất, Triều Tiên có thể ngầm gửi thông điệp rằng nước này sẵn sàng tung đòn tấn công EMP, gây thảm họa trên diện rộng.
Theo Danviet
Chuyên gia "mổ xẻ" vụ thử tên lửa của Triều Tiên Giới phân tích cho rằng, vụ thử tên lửa hôm qua của Triều Tiên là thành công nhất từ trước đến nay và đánh dấu bước tiến đáng kể của Bình Nhưỡng trong phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa Triều Tiên được phóng thử hôm qua 14/5. (Ảnh: Reuters) Vụ...