Kim Jong-un từng đặt chân đến những quốc gia nào?
Kim Jong-un được gửi ra nước ngoài ngay từ khi còn nhỏ và trở thành lãnh đạo tối cao Triều Tiên vào năm 2011, sau cái chết của người cha Kim Jong-il.
Bức ảnh hiếm hoi của Kim Jong-un thời thơ ấu và người cha Kim Jong-il.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là con trai thứ hai của cố lãnh đạo Kim Jong-il và người vợ thứ ba Ko Yong-hui. Ông Kim được cho là sinh năm 1982 hoặc 1983.
Không có nhiều thông tin về thời thơ ấu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhưng theo các nguồn tin không chính thức, ông Kim hoàn thành khóa học tiểu học ở quê nhà Triều Tiên.
Ông Kim lần đầu ra nước ngoài vào năm 1992, khi tháp tùng người mẹ đến Nhật Bản và Trung Quốc. Kim Jong-un sau đó được gửi sang theo học ở Thụy Sĩ, dưới cái tên Un Park và vỏ bọc là con trai của một nhà ngoại giao Triều Tiên.
Kim Jong-un khi còn theo học ở Thụy Sĩ.
Ở thời điểm quay trở về Triều Tiên vào năm 2000, ông Kim được cho là hoàn thành quá trình học cấp 2 và cấp 3, thông thạo tiếng Đức, Pháp và tiếng Anh. Trong quãng thời gian này, nhiều khả năng ông Kim được nhà trường gửi đến Pháp và Đức để trau đồi thêm kỹ năng về ngoại ngữ.
Theo BBC, ông Kim sau đó theo học trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng và bắt đầu tháp tùng người cha Kim Jong-il trong các chuyến đi thị sát trong nước vào năm 2007.
Theo nguồn tin không chính thức, ông Kim từng tháp tùng người cha Kim Jong-il đến Trung Quốc vào năm 2009 và 2010. Quan chức Trung Quốc bác bỏ điều này nhưng tình báo Hàn Quốc lại cho rằng đây là thông tin chính xác.
Đây cũng là quãng thời gian ghi nhận bước tiến vượt bậc của ông Kim, khi trở thành tướng quân đội Triều Tiên ở tuổi 27.
Video đang HOT
Kim Jong-un tháp tùng người cha Kim Jong-il trong một chuyến thị sát năm 2010.
Cái chết của cố lãnh đạo Kim Jong-il vào năm 2011 đưa Kim Jong-un trở thành lãnh đạo tối cao ở Triều Tiên. Kể từ đó, ông Kim tập trung giải quyết vấn đề trong nước và đặt mục tiêu theo đuổi chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Đây cũng là lý do ông Kim hủy bỏ chuyến thăm đến Iran năm 2012. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng được đồn đoán sẽ đến thăm Nga năm 2015. Nhưng chuyến thăm này đã bị hủy bỏ vào phút chót
Tờ Chosun IIbo của Hàn Quốc khi đó cho rằng ông Kim không xuất hiện bởi Bình Nhưỡng chưa sẵn sàng để mang hình ảnh Kim Jong-un ra thế giới. Phần tường thuật qua sóng truyền hình cũng có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh của ông.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên lần đầu có bài phát biểu công khai trước công chúng vào ngày 15.4.2012, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên sau khi người cha Kim Jong-il qua đời năm 2011.
Ông Kim khi đó phát biểu rằng sự vượt trội trong công nghệ quân sự sẽ không còn nằm trong tay Mỹ và phương Tây.
Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên đạt bước tiến lớn trong công nghệ hạt nhân và tên lửa tầm xa. Ngày 29.11, vụ phóng tên lửa Hwasong-15 thành công đưa Triều Tiên trở thành quốc gia làm chủ công nghệ tên lửa hiện đại, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, một khi Triều Tiên được cộng đồng quốc tế xác nhận là cường quốc hạt nhân và tình hình đất nước trở nên ổn định, ông Kim sẽ bắt đầu có chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên.
Điểm đến mà nhà lãnh đạo Triều Tiên lựa chọn nhiều khả năng sẽ là Trung Quốc và Nga.
Theo Danviet
Ông Kim Jong-un leo núi thiêng cao nhất Triều Tiên
Ông Kim Jong-un cùng các tướng lĩnh quân đội đã tới thăm ngọn núi Paektu cao nhất của Triều Tiên và là nơi linh thiêng gắn liền với sự nghiệp cách mạng của các nhà lãnh đạo nước này.
Theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đưa tin ngày 9/12, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới thăm ngọn núi Paektu cùng các quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên. Đứng trên đỉnh núi, ông Kim Jong-un đã nhắc lại "những ngày tràn đầy cảm xúc khi ông nhận ra sứ mệnh lịch sử vĩ đại của công cuộc xây dựng lực lượng hạt nhân quốc gia". (Ảnh: Reuters)
Paektu là ngọn núi cao nhất của Triều Tiên, giáp biên giới Trung Quốc và là một địa điểm linh thiêng đối với người dân Triều Tiên. Đây được xem là nơi cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội nhà lãnh đạo Kim Jong-un, sinh ra. KCNA cho biết núi Paektu gắn liền với sự nghiệp cách mạng của các nhà lãnh đạo vĩ đại của Triều Tiên và là chỗ dựa tinh thần của đất nước Triều Tiên. (Ảnh: Getty)
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho rằng một tượng đài núi Paektu và một cơ sở giáo dục tại đây cần được trang hoàng "để phù hợp với giá trị của ngọn núi cách mạng linh thiêng". Ngoài ra, ông cũng chỉ đạo trưng bày bút tích của cha ông, cố lãnh đạo Kim Jong-il, "trang trọng hơn" tại núi Paektu. (Ảnh: Reuters)
Tới thăm ngọn núi thiêng, ông Kim Jong-un cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng một khách sạn mới gần nhà ga Paektu cũng như các cơ sở tiện ích cho khách tham quan. (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ đạo người dân "thực hiện đầy đủ sứ mệnh và nghĩa vụ cao cả" để biến Paektu trở thành thành phố miền núi đẹp nhất trên thế giới. (Ảnh: Reuters)
Theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tới thăm một loạt cơ sở ở vùng Samjiyon gần núi Paektu thuộc tỉnh Ryanggang. (Ảnh: Reuters)
Ông Kim Jong-un đã viếng thăm tượng đài của cố lãnh đạo Kim Jong-il tại Samjiyon và thị sát nhiều công trình tại khu vực này. (Ảnh: Reuters)
Tháp tùng ông Kim Jong-un trong chuyến thăm tới núi Paektu lần này có Phó Chủ tịch Ủy ban các vấn đề nhà nước thuộc đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae - một trong số các phụ tá thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Chuyến thăm tới núi Paektu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un diễn ra sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mới với khả năng tấn công lục địa Mỹ vào tuần trước. (Ảnh: Reuters)
Thành Đạt
Theo Yonhap
Theo Dantri
Hé lộ sự thay đổi quyền lực ở Triều Tiên Truyền thông Triều Tiên hôm nay 9/10 vô tình xác nhận sự thay đổi quyền lực ở quốc gia này khi phát đi thông tin về vị trí chỗ ngồi của các quan chức cấp cao dự sự kiện cấp quốc gia, Yonhap cho biết. Ông Choe Ryong-hae (chính giữa, cạnh bục phát biểu) được coi là ngôi sao đang lên trên chính...