Kim Jong-un: Triều Tiên sẽ trở thành cường quốc vũ trụ
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa tuyên bố nước này sẽ phóng thêm nhiều “vệ tinh” để trở thành một cường quốc công nghệ vũ trụ, bất chấp sự phản đối của thế giới trong thời gian qua.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong bức ảnh được KCNA công bố ngày 26.4 – Ảnh: Reuters
AFP đưa tin Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm nay 3.5 cho biết ông Kim Jong-un đưa ra tuyên bố trên trong chuyến thăm một trung tâm chỉ huy vệ tinh mới được xây dựng.
Trung tâm này rộng 13.770 mét vuông, thuộc Cơ quan Phát triển Vũ trụ Quốc gia, và sẽ là “bàn đạp vững chắc để tiếp tục việc phóng vệ tinh cho các mục đích khác nhau”.
Ông Kim Jong-un nói: “Tư cách là một nước sản xuất và phóng vệ tinh của Triều Tiên vẫn không đổi mặc dù các thế lực thù địch phủ nhận, nỗ lực phát triển công nghệ vũ trụ của đất nước không bao giờ được từ bỏ cho dù bị bất cứ ai phản đối”.
Lãnh đạo Triều Tiên cũng hối thúc các nhà khoa học làm việc chăm chỉ hơn nhằm tiếp tục “đưa Triều Tiên thành một cường quốc về công nghệ vũ trụ”. Nhiều vệ tinh sẽ được phóng vào không gian vào thời điểm và địa điểm do Đảng Lao động đang cầm quyền quyết định.
Hồi tháng 12.2012, Triều Tiên phóng một vệ tinh vào quỹ đạo với mô tả đây là một dự án khoa học hòa bình.
Song Liên Hiệp Quốc chỉ trích động thái này, cho rằng đó là một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình vốn bị cấm theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009.
Video đang HOT
Bình Nhưỡng sau đó tiếp tục thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2.2013. AFP cho biết việc phóng vệ tinh vào năm 2012 được coi là một bước tiến quan trọng của chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, vì tên lửa đẩy tầm xa từ lâu được xem là điểm yếu của nước này.
Đến nay Triều Tiên vẫn chưa tiến hành thử nghiệm nào cho thấy nước này đã làm chủ được công nghệ cần thiết để tạo ra một tên lửa đạn đạo liên lục địa hiệu quả.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
25 năm kính viễn vọng Hubble và những hình ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ
Đúng ngày này 25 năm trước, kính viễn vọng không gian Hubble được đưa lên vũ trụ và trở thành một "con mắt" giúp thế giới khám phá những bí ẩn về vũ trụ bao la.
Kính viễn vọng không gian Hubble - Ảnh: Reuters
Ngày 24.4.1990, kính viễn vọng không gian Hubble trị giá 2.5 tỉ USD được NASA đưa lên vũ trụ. Hubble được đặt tên theo nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Edwin Hubble.
Kính viễn vọng Hubble bay trong quỹ đạo cách trái đất 547 km và có thể thu được hình ảnh của những vật thể cách trái đất 12 tỉ năm ánh sáng. Trong 25 năm hoạt động trên vũ trụ, kính viễn vọng không gian Hubble giúp con người biết về sự hiện diện của những hố đen vũ trụ, mang về hình ảnh chi tiết của nhiều tinh vân cũng như sự va chạm của các thiên hà.
Hubble cũng giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu sự thay đổi thời tiết trên các hành tinh khác, và phát hiện cả những nguyên tố như Natri trong vùng không gian bao quanh các hành tinh đó, theo hãng tin Aljazeera.
Bên cạnh đó, những dữ liệu mà kính viễn vọng không gian Hubble mang về cũng giúp các nhà khoa học tính toán khoảng cách giữa các vật thể trong không gian.
Suốt 25 năm qua, Hubble đã trở thành "con mắt" hữu dụng của khoa học thiên văn. Reuters dẫn lời ông Charlie Bolden, giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định: "Hubble đã thay đổi cơ bản những hiểu biết của con người về vũ trụ".
NASA hy vọng kính viễn vọng không gian Hubble sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2020 để cùng với "hậu bối" của nó là kính viễn vọng không gian James Webb, dự kiến được đưa lên vào tháng 10.2018, mang về thêm những thông tin quý giá về vũ trụ.
Dưới đây là những hình ảnh tuyệt đẹp được chụp từ kính viễn vọng không gian Hubble:
Những hình ảnh về vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng không gian Hubble - Ảnh: Reuters
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nga-Triều Tiên hợp tác chương trình không gian Theo trang tin IBTimes, Triều Tiên và Nga đã chuẩn bị hợp tác trong một chương trình thăm dò không gian ngoài vũ trụ, giao thông và nhều dự án thương mại khác.Phó Trưởng ban Công nghệ Vũ trụ Triều Tiên Pak Hyon Su nói với hãng thông tấn Nga rằng hai nước hi vọng sẽ bắt đầu chương trình nghiên cứu vũ...