Kim Jong-un ‘thay da, đổi thịt’ Triều Tiên
Người dân Triều Tiên đang dần quen hơn với những chiếc bánh pizza, những đôi giầy cao gót hay những chiếc điện thoại di động, trong không khí đổi thay mà nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un mang lại.
Hình ảnh tranh cổ động thường thấy ở Triều Tiên lâu nay. Ảnh: AP
Không chỉ dừng lại tại đó, việc ông Kim xuất hiện trên truyền hình và giơ ngón tay cái tỏ ý hài lòng trước một ban nhạc nữ đang mặc váy ngắn, biểu diễn nghệ thuật trước ông và các quan chức cấp cao Triều Tiên, đã khiến nổ ra một cuộc tranh luận trong giới phân tích về quan điểm điều hành đất nước của ông.
Trong một hệ thống chính trị chặt chẽ, liệu sự xuất hiện của váy ngắn, giày cao gót và Chuột Mickey trong một buổi hòa nhạc, có thể minh chứng cho sự thay đổi về thái độ của Triều Tiên đối với các quốc gia phương Tây? Hay nỗ lực này chỉ nhằm thu hút sự ủng hộ của công chúng?
Trước những động thái này, Koh Yu-hwan, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dongguk, Seoul, bày tỏ sự hy vọng. Ông gọi những thay đổi gần đây ở Triều Tiên là “công khai hóa”, một sự thay đổi do thế hệ lãnh đạo mới, phần lớn là con em của những người sáng lập đất nước, khởi xướng. Và Kim Jong-un, người từng được hưởng sự giáo dục của phương Tây và đang dự định theo đuổi phương thức cải cách kinh tế của Trung Quốc, chính là lãnh đạo của thế hệ ấy.
Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến trái chiều xung quanh những thay đổi về chính sách của Bình Nhưỡng. Lee Sung-yoon, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trường Fletcher, Đại học Tufts, Boston, Mỹ, nói mọi hy vọng rằng đất nước Triều Tiên sẽ thay đổi dựa trên những gì Kim Jong-un đã học được tại Thụy Sĩ cũng giống như niềm tin của một đứa trẻ vào những câu chuyện cổ tích.
Thế giới từ trước tới nay vốn không biết nhiều về Kim Jong-un, bao gồm những thông tin cơ bản như độ tuổi chính xác hay tình trạng hôn nhân. Mọi chuyện chỉ bắt đầu được hé lộ khi những hình ảnh về một người phụ nữ bí ẩn thường xuất hiện bên ông được công bố trong thời gian gần đây. Vẫn chưa rõ người này là em gái, vợ hay người yêu của nhà lãnh đạo trẻ.
Cho tới nay, những mảnh ghép rời rạc đã phần nào cho thấy Kim Jong-un đang cố gắng xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo hoàn toàn khác với cha ông, Kim Jong-il. Jong-un trong mắt công chúng là một nhà lãnh đạo gần gũi với nhân dân hơn, khi ông sẵn sàng bắt tay các công nhân và binh sĩ; đồng thời sẵn sàng thừa nhận thất bại, khi ông mạnh dạn tuyên bố cuộc thử tên lửa gây tranh cãi hồi tháng 4 đã không thành công.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều bằng chứng cho thấy Kim Jong-un không có ý định đi ngược lại chính sách quản lý của hai vị cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il trong phần lớn các vấn đề, bao gồm việc duy trì quân sự mạnh mẽ và chương trình hạt nhân.
Video đang HOT
Nhiều người khẳng định Jong-un đã quyết định học theo phong cách lãnh đạo của ông nội, cố chủ tịch Kim Nhật Thành, thay vì người tiền nhiệm Kim Jong-il, từ cách vỗ tay, kiểu tóc, cho tới việc thực hiện những hoạt động vui chơi cho trẻ em.
Mặc dù vậy, thời gian qua, Kim Jong-un cũng đã bước đầu tạo dựng một đường lối lãnh đạo của riêng mình, tươi trẻ và thực tế hơn.
“Ông ấy sẵn sàng chấp nhận các thách thức, khó khăn và thậm chí là thất bại”, John Delury, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Yonsei, Seoul, nói. Theo ông, chiến lược của Kim là nhằm “biến những khuyết điểm về kinh nghiệm và tuổi đời thành năng lượng và động lực để thành công”.
Từ khi nhậm chức hồi tháng 12 năm ngoái, Kim Jong-un đã có ít nhất hai bài diễn văn trước công chúng, việc mà cha ông chưa từng làm. Ông thậm chí đã công bố những bức ảnh tới thăm một nhà hàng bán pizza, bánh mỳ kẹp thịt và khoai tây chiên, những món ăn phương Tây mới chỉ được chính thức đưa vào kinh doanh ở Triều Tiên trong thời gian gần đây.
Hai nhân viên người Triều Tiên đang làm bánh pizza trong một nhà hàng Italy ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA/Xinhua
Tiếp đó, trong một buổi hòa nhạc hồi đầu tháng này, lần đầu tiên công chúng được chứng kiến sự xuất hiện của Chuột Mickey, một biểu tượng văn hóa phương Tây, trên sân khấu. Sự kiện này là minh chứng cho một sự thay đổi đặc biệt trong gia đình họ Kim.
Tại buổi hòa nhạc đó, Kim Jong-un đã gần như đem cả Disneyland về Triều Tiên, giúp công chúng thấy ông thực sự muốn tiếp thu những yếu tố của văn hóa của nước ngoài, ngay cả từ Mỹ, nếu nó phù hợp với nhu cầu của người dân.
Không chỉ thế, những thay đổi này còn nhằm mục đích giảm thiểu sự tác động của nguồn thông tin giải trí nước ngoài đang lan tràn vào Triều Tiên thông qua con đường “không chính thức”: từ những kẻ buôn lậu điện thoại di động và các doanh nhân được phép qua lại Trung Quốc để buôn bán hàng hóa, trong đó có băng đĩa phim ảnh Hàn Quốc.
Rõ ràng, công chúng đang được chứng kiến rất nhiều sự thay đổi của đất nước Triều Tiên từ khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lên nắm quyền. “Dưới thời Kim Jong-un”, Dong Yong-seung, chuyên gia Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung, nói, “chúng ta sẽ thấy một sự đụng độ và thỏa hiệp giữa các lực lượng mới nổi và nỗ lực của những người lãnh đạo, nhằm tạo ra một Triều Tiên hoàn toàn mới”.
Theo VNExpress
Nhận tiền đền bù đất,chị em thi nhau phẫu thuật thẩm mỹ
Tại nhiều vùng quê đang "thay da đổi thịt", hàng ngày nhiều phụ nữ "chân đất" bước lên thành những quý bà, quý cô cũng muốn "đổi thịt thay da" cho chính mình.
Chuyện hành lang
Gần cuối giờ chiều nhưng không khí tại một trung tâm thẩm mỹ trên đường Giải Phóng vẫn còn khá nhộn nhịp. Cánh cửa phòng chờ khép mở, người căng thẳng đi vào, kẻ xuýt xoa bước ra.
Bước ra ngoài với gương mặt dày đặc những chấm đỏ li ti , chị Lê Thị Oanh (21 tuổi, Hà Nam) nhìn nhanh về phía ghế chờ thoáng chút ngượng ngùng rồi chạy vội về phía cô bạn đi cùng.
Giọng chị rít lên từng tiếng: "Phải điều trị kéo dài trong 6 tháng, tổng cộng hết 8 triệu. Hôm nay mình mang 2 triệu, nộp trước luôn để lần sau lên nộp tiếp cũng được...".
Không để Oanh nói hết lời, cô bạn vội vàng xua tay: "Chỉ nộp trước được 1 triệu rưỡi thôi, tiền tiêu từ sáng phải bớt lại để tiền xe đi về chiều nay nữa". Loay hoay mở túi rút tiền để vào quyển sổ khám theo dõi, Oanh vẫn không ngừng: "Mặt giờ cứ nóng ran, rát rát chắc tại lần đầu nó thế". Rồi chị vội vàng mở cửa bước vào trong.
Đang làm công nhân tại khu công nghiệp Đồng Văn (huyện Duy Tiên - Hà Nam), tranh thủ tuần này được nghỉ, Oanh rủ bạn lên Hà Nội để xóa mụn thịt .
Chị bảo: "Trước kia chỉ lốm đốm quanh mắt, nhưng không có tiền để đi làm. Bây giờ làm công nhân lương cũng chỉ hơn 2 triệu/tháng, nhưng mụn lan ra khắp mặt nên phải cố dành dụm chứ cứ để thế thì mất thẩm mỹ lắm, người ta... chê".
Lật đật chuẩn bị ra bến xe Giáp Bát cho sớm, chị cười: "Ở quê nhiều đứa cũng muốn đi làm thẩm mỹ cho đẹp nhưng còn sợ lắm. Mình đi thế này ở nhà đầy đứa ngóng xem thế nào, nếu hiệu quả là chúng nó rủ nhau đi làm hết".
Chỉ tay theo dáng hai mẹ con trong những bộ váy diêm dúa đang đủng đỉnh ra về, chị nhân viên thì thầm: "Cô này hơn 40 tuổi rồi đấy, là khách quen của trung tâm, thỉnh thoảng lại thuê taxi đến chăm sóc toàn diện. Còn lần này đến căng da mặt. Nhà ở Mỹ Đình đấy. Được đền bù đất có tiền người ta cũng sướng thật".
Đợi mẹ ở ngoài phòng khám, cô con gái lạnh lùng trả lời nhát ngừng: "Mẹ em bảo bây giờ có nhà cao xe đẹp rồi thì mình cũng phải đẹp cho nó xứng".
Lên đời, lên sắc?
Chuyện các cô, các chị ở nông thôn, vùng ngoại thành Hà Nội đi làm đẹp bây giờ không phải là hiếm. Chia sẻ về vấn đề này, Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Thành Hải (Phụ trách phẫu thuật thẩm mỹ - Thẩm mỹ viện Thanh Bình ) nhận định: "Phụ nữ ở các vùng quê, nhất là ở những vùng ngoại thành Hà Nội những năm gần đây được đền bù trong những dự án đất đai là rất lớn. Thậm chí có thể nói họ còn chi rất mạnh tay không thua kém những quý bà thành phố".
Anh Hải kể, một phụ nữ ở Thái Bình ngay khi nhận được tiền đền bù đất đã bay ngay vào TP.HCM để thực hiện nâng ngực. Nhưng mới đây lại gọi điện liên hệ với anh để xin được "tân trạng" lại bộ ngực đã qua phẫu thuật và đang có dấu hiệu "lão hóa".
Trò chuyện qua điện thoại, chị đặt niềm tin nơi bác sĩ: "Trước kia em đã phải bay vào tận TP.HCM vì nghe kỹ thuật trong ấy mới đảm bảo nên chi phí cũng không phải là vấn đề. Bác sĩ chỉ cần đảm bảo về mặt chất lượng, thẩm mỹ cho em là được".
Thậm chí có chị thành thật chia sẻ: "Có tiền rồi, cuộc sống dư giả chồng cũng thay đổi hay chơi bời, bài bạc nên cũng sợ chồng đổ đốn, mình mà không biết giữ thì cũng mất".
Còn chị Đinh Thị Kim Liên - Giám đốc thẩm mỹ viện Thanh Bình cũng cho biết: "Có lẽ cũng vì điều kiện khách quan nên phần lớn chị em phụ nữ vùng nông thôn tìm đến thẩm mỹ là để khắc phục những vấn đề về da. Nhưng nhiều khi họ chỉ nghĩ có tiền thẩm mỹ là có thể có được tất cả mà quên mất rằng làm đẹp cũng cần có thời gian và đặc biệt là chế độ chăm sóc. Có chị cố gắng tiết kiệm, sẵn sàng bỏ ra đến hơn chục triệu đồng để mua những bộ mỹ phẩm ngoại, nhưng lại không hiểu hết được công dụng thực sự".
Chuyện "thay da đổi thịt" trên mỗi vùng quê là những tín hiệu vui. Nhưng bên trong những niềm vui ấy cũng đang có những cơn sóng "thay thịt đổi da" trên chính những con người nơi đây. Và không biết trong đợt sóng "lên đời lên sắc" ấy của những quý bà quý cô chân chất, có phải là những tín hiệu vui?
Theo vietbao
Trang chủ Saga Việt Nam thay da đổi thịt Với "thâm niên" gần 4 tháng, trang chủ của webgame Saga Việt Nam đã thực hiện cuộc chuyển mình từ giao diện màu sẫm và u ám cũ sang một gương mặt mới, tươi sáng và rạng rỡ hơn xưa. Đây cũng là dấu hiệu mở đầu cho một thời kỳ mới của Saga Việt Nam, sau khi tổ chức thành công nhiều...