Kim Jong-un nói ICBM là ‘món quà’ cho ngày quốc khánh Mỹ
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho rằng vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là một món quà dành cho người Mỹ vào Ngày Độc lập 4/7.
Tên lửa Hwasong-14 Triều Tiên trước khi rời bệ phóng. Ảnh: Reuters.
“Những người Mỹ đáng ghét sẽ không vui với món quà được gửi tới vào dịp kỷ niệm 4/7 này”, KCNA hôm nay dẫn lời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau khi đích thân giám sát vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng.
4/7 là ngày quốc khánh của Mỹ. Theo KCNA, ông Kim Jong-un cũng mỉa mai rằng Triều Tiên nên thường xuyên gửi cho Mỹ những “món quà” nhằm giúp nước này xua tan sự buồn chán.
Triều Tiên hôm qua tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 “có thể bắn tới bất cứ nơi nào trên thế giới”.
Tên lửa Hwasong-14 đạt độ cao 2.802 km, bắn trúng mục tiêu trên biển Nhật Bản sau khi bay 39 phút. Các quan chức Lầu Năm Góc cho rằng tên lửa có thiết kế hai tầng chưa từng được thấy trước đây, với tầm bắn lớn hơn 5.471 km, đủ để được xếp vào loại ICBM.
Video đang HOT
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên gây nghi ngờ của Nhật
Nhật Bản sở hữu lá chắn tên lửa PAC-3 và SM-3, vốn có thành tích không ấn tượng, khó có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa Triều Tiên.
Triều Tiên ngày 4/7 tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 với khả năng "vươn tới bất cứ nơi nào trên thế giới". Tên lửa đạt độ cao 2.802 km và tầm xa 933 km, bắn trúng mục tiêu ở vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản sau khi bay 39 phút, Yonhap đưa tin.
Chuyên gia quân sự Sebastien Roblin cho rằng vụ phóng thử này khiến Nhật Bản lại rơi vào tầm đe dọa của tên lửa Triều Tiên. Trên thực tế, Nhật Bản không chỉ nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Triều Tiên, mà còn trở thành mục tiêu cho nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) và tầm xa (IRBM). Chúng có thể đánh trúng mục tiêu trên đất Nhật chỉ trong vòng 10 phút sau khi rời bệ phóng.
Tokyo đối phó với mối đe dọa này bằng việc trang bị 6 tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 Patriot và 4 tàu khu trục mang lá chắn tên lửa RIM-161 SM-3. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đang đặt nghi vấn về tính hiệu quả của các hệ thống này khi đánh chặn IRBM có tốc độ và độ cao bay tương đối lớn. Phiên bản PAC-3 có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo trong tầm 30 km, khiến nó chỉ có tác dụng phòng thủ điểm, thay vì tạo lá chắn hiệu quả cho một khu vực lớn.
Tên lửa SM-3 được tập đoàn Mitsubishi và Raytheon hợp tác sản xuất nhằm giải quyết vấn đề này, với khả năng đánh chặn IRBM từ giai đoạn phóng lên không gian và bay tới mục tiêu. Nhưng loại vũ khí này đã gặp thất bại ngay trong lần thử nghiệm bắn đạn thật thứ hai, cho thấy lá chắn tên lửa đạn đạo vẫn chỉ là khí tài đang trong quá trình phát triển.
Tàu JDS Kirishima (DDG-174) phóng thử tên lửa SM-3. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
RIM-161 SM-3 cho phép tàu chiến Mỹ và Nhật cùng đóng góp vào nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Chúng được coi là bệ phóng di động trang bị hệ thống tác chiến Aegis, cho phép kết nối với mạng lưới radar tầm xa và máy tính điều khiển hỏa lực tiên tiến. Bệ phóng thẳng đứng (VLS) cũng cho phép mỗi tàu mang tới hàng chục tên lửa phòng không tầm xa.
Những vũ khí như SM-3 có thể là lớp tự vệ hiệu quả nhất cho chiến hạm Mỹ và Nhật Bản, bên cạnh nhiệm vụ chính là bảo vệ lãnh thổ trước MRBM và IRBM của đối phương.
Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đang vận hành 4 tàu khu trục lớp Kongo với hệ thống Aegis và tên lửa SM-3 Block I, đồng thời nâng cấp hai tàu thuộc lớp Atago tối tân để cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo cho chúng. Tuy nhiên, 6 tàu này không đủ bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản. Một số chuyên gia còn cho rằng tên lửa SM-3 Block I không có đủ động năng để phá hủy đầu đạn MRBM/IRBM một cách triệt để và đáng tin cậy.
Điều đó buộc Tokyo và Washington ký thỏa thuận hợp tác để phát triển phiên bản SM-3 Block IIA, với tầm bắn, đầu đạn và tốc độ lớn hơn. Mỗi nước đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD cho dự án này, với mức giá 20 triệu USD/quả đạn. Tầm bắn lý thuyết của Block IIA là hơn 2.000 km, giúp các tàu khu trục lớp Kongo và Atago bảo vệ được nhiều phần lãnh thổ Nhật Bản hơn.
Trong hai lần bắn thử, SM-3 Block IIA chỉ thành công một lần ở điều kiện lý tưởng, khác xa tình huống chiến đấu thực tế. Điều này cho thấy sự khó khăn trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Mỗi quả SM-3 Block IIA có giá tới 20 triệu USD. Ảnh: Raytheon.
Tokyo từng có ý định theo đuổi dự án Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) với tầm bắn gần 200 km, cho phép nước này có thêm lá chắn thứ ba bên cạnh PAC-3 và SM-3. Tuy nhiên, sau vụ Triều Tiên thử tên lửa Hwasong-12 hôm 14/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada cho biết phiên bản Aegis và tên lửa SM-3 trên mặt đất (Aegis Ashore) sẽ được lựa chọn thay cho dự án THAAD. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng hai hệ thống này là đủ để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ với mức đầu tư rẻ hơn nhiều so với THAAD.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tokyo đang sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống Aegis Ashore, giữa lúc căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên. Nếu Nhật sở hữu lượng lớn đầu đạn đánh chặn, nước này có thể bảo đảm khả năng phòng thủ trước mối đe dọa từ Triều Tiên.
Tuy nhiên, điều này vẫn còn là nghi vấn lớn, khi Mỹ cũng không đủ nguồn lực để trang bị đạn SM-3 Block I cũ kỹ cho các tàu Aegis, chưa nói tới việc lắp đặt biến thế Block IIA đắt đỏ hơn nhiều. Tất cả những yếu tố này khiến Tokyo không thể tự tin về khả năng tự vệ trước tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng nếu nổ ra chiến tranh, chuyên gia Roblin kết luận.
Hòa Việt
Theo VNE
Triều Tiên tuyên bố tên lửa vừa thử mang được đầu đạn hạt nhân Triều Tiên hôm nay cho rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa nước này mới phát triển có thể mang đầu đạn hạt nhân hạng nặng. Tên lửa Hwasong-14 được Triều Tiên phóng hôm qua. Ảnh: Reuters. Hãng thông tấn nhà nước KCNA sáng nay thông báo Triều Tiên đã hoàn thiện công nghệ tái nhập khí quyển cho các tên lửa...