Kim Jong-un nắm chặt tay mừng thử tên lửa bay qua Nhật
Triều Tiên công bố hình ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản hôm 15/9.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay công bố hình ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo bay qua bầu trời Nhật Bản trước khi rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Tên lửa được phóng vào 6h57 sáng 15/9, bay xa 3.700 km và đạt độ cao tối đa 770 km, cao hơn và xa hơn so với các lần thử trước đó.
KCNA tuyên bố đây là tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 có tầm bắn khoảng 4.500 km, có thể mang theo đầu đạn nặng 500 – 650 kg, đủ sức vươn tới đảo Guam của Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đích thân chỉ đạo vụ phóng. Ông nắm chặt tay, tỏ thái độ vui mừng khi tên lửa được phóng thành công.
Ông Kim Jong-un theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa Hwasong-12 qua màn hình.
Video đang HOT
Sau vụ phóng, lãnh đạo Triều Tiên khẳng định “tính hiệu quả và độ tin cậy trong tác chiến của Hwasong-12 đã được chứng thực một cách toàn diện”.
Ông nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng của Triều Tiên là “thiết lập thế cân bằng lực lượng thực sự với Mỹ”, khiến Washington “không dám nói về lựa chọn quân sự” với Bình Nhưỡng.
Nguyễn Hoàng
Nguồn: AP
Theo VNE
Lựa chọn của Mỹ nếu Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa
Mỹ có thể tấn công phủ đầu, đánh chặn tên lửa Triều Tiên hoặc tiếp tục không can thiệp và lặng lẽ sử dụng các cuộc tấn công mạng.
Binh sĩ Triều Tiên tham gia sự kiện tôn vinh các nhà khoa học chế tạo bom nhiệt hạch. Ảnh: AFP.
Tình báo Hàn Quốc nói rằng trong vài ngày tới, Bình Nhưỡng có thể phóng thêm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhiều khả năng vào ngày 9/9, khi Triều Tiên kỷ niệm ngày thành lập đất nước.
Tại Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và ở Thái Bình Dương, các quan chức Mỹ đang cố gắng quyết định xem Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, đặc biệt nếu Triều Tiên thể hiện rõ ràng rằng họ có thể đánh vào đảo Guam của Mỹ hay thậm chí vươn đến Bờ Tây nước Mỹ. Theo NY Times, Mỹ có 4 cách phản ứng.
Tấn công phủ đầu
Tổng thống Mỹ Trump nói với bạn bè rằng ông tự hào về quyết định hồi tháng 4, khi ông ra lệnh không kích căn cứ Syria sau khi chính quyền Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học. Vụ không kích diễn ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm Mỹ, ngầm gửi đi một thông điệp về chuyện sẽ xảy ra với Triều Tiên nếu nước này đi quá giới hạn.
Về mặt công nghệ, Mỹ không gặp nhiều khó khăn để phá hủy tên lửa Triều Tiên. Tàu chiến Mỹ ngoài khơi bờ biển bán đảo Triều Tiên có thể dễ dàng đánh trúng địa điểm phóng tên lửa của Triều Tiên ở gần biển Nhật Bản. Họ thậm chí có thể phát cảnh báo trước để người Triều Tiên sơ tán khỏi căn cứ.
Nhưng khác với Syria, Triều Tiên có thể trả đũa bằng cách tấn công vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc hoặc căn cứ Mỹ ở Nhật Bản. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết ông có quyền phản đối nếu Mỹ định tấn công vào Triều Tiên và hứa sẽ "không có chiến tranh" trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, người Mỹ có quan điểm khác, họ nói rằng trong vấn đề liên quan đến việc bảo vệ lãnh thổ Mỹ thì không một nước nào khác có quyền ngăn cản.
Tuy nhiên, việc phá hủy một tên lửa sẽ không có tác dụng gì nhiều vì Triều Tiên còn nhiều quả khác. Ngoài ra, Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn khi phải chứng minh rằng tên lửa Triều Tiên thật sự đe doạ họ nếu không có bằng chứng về nơi nó nhắm vào.
Các quan chức Mỹ có thể giải thích rằng ông Kim đã phát đi tín hiệu đe dọa Mỹ khi Triều Tiên đăng ảnh ông xem bản đồ các mục tiêu ở Guam, trong đó có một căn cứ không quân Mỹ chứa các máy bay ném bom từng xuất kích đến bán đảo Triều Tiên.
Bắn hạ trên Thái Bình Dương
Đây là giai đoạn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhận được nhiều sự chú ý nhất, nhưng họ cũng rất miễn cưỡng sử dụng chúng.
Lầu Năm Góc đã nói với quốc hội Mỹ trong nhiều thập kỷ rằng đầu đạn tên lửa đối phương có thể được theo dõi và phá hủy khi đang bay hoặc gần chạm tới đích (gọi là giai đoạn cuối). Mỹ thường diễn tập đánh chặn nhưng kết quả không ổn định.
Nếu mục tiêu của tên lửa Triều Tiên là Guam hoặc vùng biển gần đó, Mỹ có thể đánh chặn bằng cách sử dụng tàu khu trục Aegis trang bị tên lửa Standard, hệ thống phòng thủ tên lửa thành công nhất trong kho vũ khí Mỹ. Nhưng để đạt được hiệu quả, các tàu khu trục sẽ phải ở đúng nơi, một cựu quan chức cấp cao nói. Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), giống như hệ thống Mỹ đặt ở Hàn Quốc, cũng có thể được sử dụng.
Nếu tên lửa hướng tới lục địa Mỹ, nó có thể bị đánh chặn bởi một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa ở Alaska và California. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công trong các cuộc thử nghiệm chỉ ở khoảng 50 - 60%.
"Tôi sẽ chọn cách tiếp cận đó", cựu bộ trưởng Quốc phòng William J. Perry nói. "10 năm trước, tôi sẽ ủng hộ việc phá hủy nó trên bệ phóng, nhưng hiện giờ việc đó quá mạo hiểm. Đánh chặn sẽ giống như biện pháp phòng thủ thuần túy".
Nhưng các quan chức Mỹ bị ám ảnh bởi một câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu họ đánh chặn trượt? Ông Trump sẽ bẽ bàng và nghi ngờ về tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đã chi 300 tỷ USD để phát triển.
Không can thiệp
Đây là cách tiếp cận mà Mỹ đang áp dụng: Theo dõi tên lửa, xác định nhanh chóng liệu đó có phải là mối đe dọa đối với khu vực dân cư hay không và để nó rơi xuống biển. Đó là cách phản ứng thận trọng nhất và ông Trump có thể dựa vào việc này để thúc giục Trung Quốc và Nga từ bỏ việc phản đối các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, phương án này không phải không có rủi ro vì Triều Tiên đang ngày càng hoàn thiện công nghệ. Với việc đe dọa rằng bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ sẽ phải đối diện với "lửa và thịnh nộ", Trump nhận thức sâu sắc rằng nếu Mỹ cứ tiếp tục không có phản ứng mạnh mẽ thì ông có thể bị coi là nhu nhược, tự lờ đi "lằn ranh đỏ" của mình - điều mà ông từng chỉ trích cựu tổng thống Barack Obama trong khủng hoảng Syria.
Lựa chọn khác
Trong thời đại công nghệ thông tin, có lẽ giải pháp hấp dẫn nhất cho tổng thống là sử dụng vũ khí âm thầm nhất của Mỹ. Đó là những gì Obama đã làm trong năm 2014, ông ra lệnh tăng tốc các cuộc tấn công mạng nhằm ngăn chặn các vụ phóng tên lửa.
Tuy nhiên, có ít bằng chứng rõ ràng rằng giải pháp này có hiệu quả khi Triều Tiên vẫn tiếp tục phóng tên lửa. Một nhà điều hành mạng cao cấp nói rằng Mỹ có thể đang chờ đợi thời điểm thích hợp để hành động, nhưng ông nhấn mạnh không có mục tiêu nào "khó nhằn" hơn Triều Tiên.
Và Triều Tiên biết điều đó.
Phương Vũ
Theo VNE
Triều Tiên lần đầu xác nhận phóng tên lửa qua Nhật Bản Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản để đáp trả tập trận Mỹ - Hàn và họ gọi đây là bước khởi đầu nhằm kiềm chế đảo Guam. Triều Tiên ngày 30/8 công bố ảnh thử tên lửa. Ảnh: KCNA. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 29/8 chỉ đạo vụ phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12, trong một cuộc diễn...