Kim Jong-un muốn quay lại thời thân thiết với Trung Quốc
Lãnh đạo Triều Tiên bày tỏ mong muốn nối lại quan hệ với đồng minh Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh cùng tham gia duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Ri Su-yong, Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên thăm Trung Quốc. REUTERS
Tân Hoa xã ngày 2.6 đưa tin một đoàn quan chức cấp cao của Triều Tiên do ông Ri Su-yong dẫn đầu đang có chuyến công du Trung Quốc; và ngày 1.6, đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp đoàn này.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, ông Ri đã gửi lời nhắn của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng Bình Nhưỡng muốn nối lại quan hệ truyền thống với Bắc Kinh. Lãnh đạo Triều Tiên còn bày tỏ mong muốn Trung Quốc tham gia duy trì ổn định và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á.
Ông Ri, người đang giữ chức Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, nói với ông Tập rằng chiến lược phát triển song song hạt nhân và kinh tế của Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục được duy trì, theo KCNA.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên lâu nay bị gián đoạn kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên từ hồi năm 2012 và càng nguội lạnh hơn khi Bình Nhưỡng kiên quyết theo đuổi chương trình hạt nhân của nước này.
Cuộc gặp của ông Tập và các quan chức Triều Tiên diễn ra trong “không khí hữu nghị”, theo truyền thông Triều Tiên.
Video đang HOT
Ông Tập không đề cập đến chiến lược song song hạt nhân-kinh tế của Bình Nhưỡng, chỉ cho biết Bắc Kinh hoan nghênh chuyến thăm của giới lãnh đạo Triều Tiên và xem chuyến thăm này là “bằng chứng cho mối quan hệ truyền thống chiến lược giữa 2 đảng được lãnh đạo Kim Jong-un và đảng Lao động Triều Tiên xem trọng”, theo Tân Hoa xã.
Triều Tiên muốn nối lại quan hệ đồng minh thân thiết với Trung Quốc. AFP
Ông Tập cũng cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Bình Nhưỡng để bảo đảm an ninh trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế tránh gây căng thẳng ở khu vực này.
Giới phân tích xem chuyến thăm là động thái tích cực nhằm cải thiện mối quan hệ không mấy tốt đẹp của 2 đồng minh truyền thống này, và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị đối thoại với Washington về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, theo Reuters.
“Cuộc gặp gửi một tín hiệu tích cực rằng 2 nước đang muốn cải thiện mối quan hệ song phương”, ông Yu Shaohua, giám đốc Vụ hợp tác và an ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, phát biểu.
“Mặc dù chậm nhưng cả 2 đánh giá được tầm quan trọng trong mối quan hệ song phương, nhất là sau khi cả hai đã tiến hành xong đại hội đảng”, ông Yu nói tiếp. Tuy nhiên, theo ông này, cả hai bên phải mất nhiều thời gian để giải quyết những bất đồng về chương trình hạt nhân.
Ông Daniel Russel, quan chức ngoại giao phụ trách vấn đề Đông Á của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng cuộc đối thoại cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc vào tuần tới sẽ bàn những áp lực buộc Bình Nhưỡng phải ngồi vào bàn đàm phán hạt nhân hóa.
“Chúng tôi mong muốn có sự hợp tác đầy đủ từ phía Trung Quốc. Điều chúng tôi mong muốn đạt được là Triều Tiên đồng ý đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, ông Russel nói, theo AP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Quan chức Triều Tiên thăm Trung Quốc, tuyên bố không từ bỏ hạt nhân
Quan chức cấp cao Triều Tiên khi ở thăm Trung Quốc vẫn một mực tuyên bố không từ bỏ chương trình hạt nhân.
Triều Tiên không từ bỏ việc theo đuổi chương trình hạt nhân của mình. REUTERS
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1.6 đưa tin Phó Chủ tịch Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Triều Tiên, ông Ri Su-yong tuyên bố Bình Nhưỡng không có kế hoạch từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này, theo Kyodo News.
Tuyên bố cứng rắn trên được ông Ri Su-yong đưa ra khi ông đang ở thăm Trung Quốc. Cụ thể, tại cuộc hội đàm ngày 31.5 với Trưởng ban đối ngoại trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào, ông Ri Su-yong nói rằng nguyên tắc chỉ đạo của Triều Tiên là "thúc đẩy phát triển kinh tế đi liền với việc xây dựng tiềm lực hạt nhân".
Nguyên tắc trên vốn nằm trong chính sách được lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh trong đại hội lần thứ 7 của đảng Lao động Triều Tiên diễn ra hồi đầu tháng 5. Bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng thế giới, Bình Nhưỡng vẫn kiên quyết theo đuổi chương trình hạt nhân với những vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa.
Tin Triều Tiên phóng tên lửa được phát trên truyền hình tại Hàn Quốc. REUTERS
Nhiều nước hy vọng Bắc Kinh, với vị trí là đồng minh duy nhất của Triều Tiên, sẽ gây ảnh hưởng để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng sẽ chịu nhượng bộ.
Phía Trung Quốc cũng đưa tin về chuyến thăm của ông Ri So-yong nhưng chỉ nói rằng hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác chứ không đề cập đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Ri So-yong là cựu ngoại trưởng Triều Tiên, hiện giữ chức Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên kiêm đứng đầu Ban đối ngoại của đảng. Ông là quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên tới thăm Trung Quốc kể từ sau vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi tháng 1.2016.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc và Triều Tiên đồng ý thắt chặt quan hệ Trung Quốc và Triều Tiên đánh giá cao tình hữu nghị truyền thống và nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, nhân chuyến thăm của một đoàn quan chức Triều Tiên đến Trung Quốc ngày 31.5. Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, ông Ri Su-yong thăm Trung Quốc. REUTERS Phó Chủ tịch Ban Chấp...