Kim Jong-un lệnh sẵn sàng bất cứ khi nào Mỹ “dội bão lửa”
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng ra lệnh cho quân đội tăng cường phòng thủ, đề phòng các đợt tấn công bằng tên lửa Tomahawk từ hải quân Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều TIên KIm Jong-un từng rất lo ngại khả năng Mỹ oanh tạc nước này.
Theo Daily Star, ông Kim đã ra lệnh cho quân đội sửa chữa lại các bức tường phòng vệ, tại những địa điểm chủ chốt mà Mỹ có thể bất ngờ “dội bão lửa”.
Quân đội Triều Tiên cũng được đặt trong trạng sẵn sàng, đề phòng Mỹ tấn công bất cứ lúc nào.
Quyết định này được cho là do ông Kim Jong-un đưa ra vào giữa tháng 4, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ Syria.
Ông Trump khi đó nói vụ phóng tên lửa là nhằm đáp trả việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.
Video đang HOT
Tờ Asia Press đưa tin, Triều Tiên cũng lo ngại khả năng nước này chịu chung số phận với Syria nên phải gia cố lại căn cứ không quân và những cứ điểm quan trọng.
Ông Kim được cho là đã chỉ đạo quân đội tăng cường phòng vệ chống tên lửa hành trình.
“Triều Tiên dường như rất lo lắng sau khi Mỹ tấn công Syria”, Jiro Ishimaru, chuyên gia về Triều Tiên nhận định.
Ông Ishimaru dẫn nguồn tin từ Triều Tiên nói, Bình Nhưỡng đã lên kế hoạch đặc biệt nhằm nâng cao khả năng “chống tên lửa hành trình”.
Thông tin này được đưa ra sau khi quân đội Mỹ tập trận rầm rộ cùng đồng minh Hàn Quốc. Cuộc tập trận tập trung vào nhiệm vụ phá hủy kho vũ khí hủy diệt của Triều Tiên.
Cuộc tập trận có tên “Warrior Strike 7″ diễn ra tại trại Stanley ở TP Euijeongbu, phía bắc Seoul và tại khu căn cứ tập trận bắn đạn thật Rodriguez gần biên giới hai miền Triều Tiên.
Các binh sĩ Mỹ, Hàn Quốc sử dụng trực thăng để xâm nhập vào cơ sở giả định của kẻ thù, nhằm phá hủy kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của đối phương ngay từ bên trong.
Theo Danviet
Triều Tiên tuyên bố vụ phóng thử tên lửa là hợp pháp
Triều Tiên hôm nay 16/5 tuyên bố vụ phóng thử tên lửa gần đây của nước này là hành động tự vệ hợp pháp theo quy định của luật pháp quốc tế, bất chấp mọi lời chỉ trích của các nước.
Tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa Hwasong-12 của Triều Tiên trong một vụ phóng (Ảnh: Reuters)
Phát biểu tại Hội nghị giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc hôm nay 16/5, nhà ngoại giao Triều Tiên Ju Yong Choi tuyên bố vụ phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng vào cuối tuần qua là hành động tự vệ hợp pháp theo luật quốc tế. Cũng theo ông Choi, việc Mỹ chỉ trích Triều Tiên là "hành động vi phạm vô cớ chủ quyền và danh dự" của Bình Nhưỡng.
"Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng cường năng lực tự vệ chừng nào Mỹ còn tiếp tục các chính sách thù địch với Triều Tiên, cũng như đưa ra những lời đe dọa hạt nhân và hăm dọa tống tiền", Reuters dẫn lời nhà ngoại giao Ju Yong Choi cho biết.
Trước đó, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đưa tin nước này đã phóng thử thành công một loại tên lửa đất đối đất tầm trung mới có tên gọi Hwasong-12 và tên lửa này có thể gắn "đầu đạn hạt nhân cỡ lớn". Tên lửa Hwasong bay được 787 km và đạt độ cao 2.111,5 km trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản. Vụ phóng thử lần này được giới chuyên gia nhận định là bước tiến lớn của Triều Tiên trong việc phát triển chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo hôm nay cho biết radar của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc đã phát hiện tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên phóng thử ngày 14/5 vừa qua. Tuyên bố trên của Bộ trưởng Han được đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Hàn Quốc, đồng thời cho biết Mỹ cũng đã xác nhận thông tin này.
Cũng theo Bộ trưởng Han, quân đội Hàn Quốc đã tự phát hiện vụ phóng tên lửa của Triều Tiên bằng chính các thiết bị tình báo của mình. Qua đó cho thấy, quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã phối hợp rất chặt chẽ trong việc chia sẻ các thông tin về hoạt động của hệ thống THAAD mà Washington triển khai trên bán đảo Triều Tiên.
THAAD mới được lắp đặt tại Hàn Quốc và bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu tháng 5. Mục đích của hệ thống tối tân này là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn của Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng ngày càng đạt được nhiều tiến bộ trong chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Thành Đạt
Theo Dantri
Thành công của Nga thách thức sự thống trị của Mỹ? Tờ báo The National Interest cho rằng, kế hoạch và chiến lược phát triển sức mạnh quân sự của Nga thách thức sự thống trị về quân sự của Mỹ. Liên bang Nga có đủ khả năng có thể đáp trả "Chiến lược mũi nhọn thứ 3" của Mỹ về các cuộc đối đầu với Nga và Trung Quốc. Thông tin này được...