Kim Jong-un lệnh quân đội siết kỷ luật
Lãnh đạo Triều Tiên Km Jong-un kêu gọi quân đội cần kiểm soát chặt chẽ và siết kỷ luật trong cuộc họp với quân ủy trung ương.
Chủ trì cuộc họp với quân ủy trung ương tại thủ đô Bình Nhưỡng hôm 24/2, lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh việc thiết lập kỷ luật cách mạng sẽ quyết định sự sống còn của quân đội, cũng như thành bại của các hoạt động trong quân đội.
Lãnh đạo Triều Tiên chủ trì cuộc họp hôm 24/2. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Ông thảo luận hàng loạt vấn đề về các hoạt động chính trị và kỷ luật giữa các quan chức quân đội, kêu gọi cần đề ra quy định cứng rắn hơn để kiểm soát những vấn đề này.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo Triều Tiên đang thúc đẩy đảng Lao động thực thi các mục tiêu chính sách mới trong 5 năm tới, bao gồm tăng cường sức mạnh quân sự và mở rộng răn đe chiến tranh hạt nhân.
Ngoại trưởng Indonesia sắp thăm Myanmar
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi dự kiến đến Myanmar vào ngày 25/2 trong chuyến thăm đầu tiên của một quan chức nước ngoài kể từ sau đảo chính.
Theo văn bản từ Bộ Giao thông Indonesia do Reuters thu thập và xác minh, Ngoại trưởng Marsudi sẽ đến thủ đô Naypyidaw của Myanmar trong sáng 25/2 rồi rời đi vài giờ sau đó.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết bà đang ở Thái Lan và có thể tới thăm những nước khác trong khu vực, nhưng không xác nhận điều gì. Trước đó, người phát ngôn này cho hay một cuộc bầu cử mới tại Myanmar không phải quan điểm của Indonesia.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Jakarta hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters .
Ngoại trưởng Retno hôm qua bày tỏ quan ngại về tình hình Myanmar sau vụ quân đội bắt cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi hồi đầu tháng, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế tối đa nhằm "tránh đổ máu". "Quá trình chuyển đổi dân chủ cần được tiến hành theo ý nguyện của người dân Myanmar", bà nói.
Các nguồn tin cho hay Indonesia đã đề xuất kế hoạch cử quan sát viên ASEAN đến Myanmar, nhằm bảo đảm chính quyền quân sự tổ chức một cuộc bầu cử mới công bằng và toàn diện. Thông tin này khiến một số người biểu tình tại Myanmar tức giận, bởi họ đang yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Suu Kyi và công nhận kết quả cuộc bầu cử tháng 11/2020 mà đảng của bà đã chiến thắng, bất chấp cáo buộc gian lận từ phía quân đội.
Một số người cũng bày tỏ hoài nghi về chuyến thăm Myanmar của Retno. Liên minh Quốc gia Tương lai, một nhóm các nhà hoạt động tại Myanmar, đánh giá động thái này từ phía Ngoại trưởng Indonesia "sẽ đồng nghĩa với việc công nhận chính quyền quân sự". "Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Indonesia vì cử một phái viên chính phủ đến Myanmar gặp gỡ những kẻ đảo chính", tuyên bố của nhóm này có đoạn.
Trong khi đó, quân đội Myanmar tuyên bố hành động của họ không phải đảo chính, bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được chính phủ giải quyết, đồng thời cam kết trao lại quyền lực cho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức.
Thống tướng Min Aung Hlaing, người đang nắm quyền tại Myanmar, hôm qua còn kêu gọi nỗ lực vực dậy nền kinh tế ốm yếu giữa lúc phương Tây gia tăng biện pháp trừng phạt lên Myanmar, sau khi quân đội sử dụng nhiều biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát làn sóng biểu tình ủng hộ bà Suu Kyi.
Quân đội đã cáo buộc người biểu tình kích động bạo lực, nhưng báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc Tom Andrews cho hay việc hàng triệu người xuống đường biểu tình hôm 22/2 cho thấy họ đã sẵn sàng đương đầu với các mối đe dọa.
Luật sư của Suu Kyi quyết 'bảo vệ dân chủ' Khin Maung Zaw, luật sư bào chữa của Suu Kyi, cho rằng ông phải thắng trong phiên tòa xét xử bà để "bảo vệ nền dân chủ". "Myanmar đang trong thời khắc quan trọng của lịch sử. Nếu thất bại, chúng tôi sẽ trở thành nô lệ của chính quyền quân sự trong 40 hoặc 50 năm. Chúng tôi phải thắng trận chiến...