Kim Jong Un lại thách thức Mỹ sau khi “mất tích”
Chính quyền của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ngay gần thủ đô Bình Nhưỡng. Thông tin này vừa được một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc tiết lộ ngày hôm qua (30/4).
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau 40 ngày vắng mặt.
Hành động thách thức trên được chính quyền Triều Tiên đưa ra ngày sau khi Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un vừa xuất hiện trở lại trước công chúng sau 40 ngày liền vắng mặt đầy bí ẩn.
Theo một nguồn tin giấu tên từ phía Hàn Quốc, Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc tập trận rầm rộ ở gần cảng phía tây Nampo và trong các bài diễn tập có thể có cả màn phóng tên lửa tầm ngắn.
Giới phân tích cho rằng, màn phô trương sức mạnh mới nhất của Triều Tiên diễn ra không đúng lúc khi mà phần lớn quân đội đang bận bịu với việc cày cấy cho vụ mùa xuân. Tuy nhiên, mục đích cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm này là để làm cho người dân Triều Tiên tin rằng, những động thái quân sự cứng rắn của chính quyền ông Kim Jong Un trong thời gian vừa qua đã khiến Mỹ, Hàn phải ngừng tập trận ở khu vực biên giới.
Bình Nhưỡng cho rằng, các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc gần đây cùng với việc Mỹ ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên là dấu hiệu cho thấy, người Mỹ sắp thực hiện một cuộc xâm lược vào nước họ.
Video đang HOT
Hồi tháng 3 vừa rồi, Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đã tuyên bố chiến tranh với nước láng giềng Hàn Quốc đồng thời đe dọa sẽ tấn công bằng tên lửa hạt nhân vào Mỹ và Nhật Bản.
Chính quyền Triều Tiên còn bắt giữ và đe dọa tử hình một người Mỹ 44 tuổi có tên là Kenneth Bae với cáo buộc ông này tìm cách “lật đổ” Nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Cho đến thời điểm này, Bình Nhưỡng vẫn phớt lờ những lời kêu gọi của Washington đòi thả ông Bae.
Trong khi chính phủ Mỹ đáp lại những hành động khiêu khích, thách thức của chính quyền Triều Tiên bằng cách tăng cường các hoạt động quân sự ở khu vực dọc biên giới liên Triều thì lập trường chính thức của nước này là chính quyền của ông Kim Jong Un chỉ đang tìm cách củng cố quyền lực trong nước và không có ý định tìm kiếm một cuộc xung đột thực sự.
Kim Jong Un xuất hiện trở lại
Triều Tiên đưa ra kế hoạch tập trận lớn ngay sau khi ông Kim Jong Un vừa xuất hiện trở lại sau 40 ngày vắng mặt đầy bí ẩn.
Sau khi gây sóng gió ở bán đảo Triều Tiên bằng một loạt những lời cảnh báo, đe dọa gây giật mình cùng những hành động quân sự đáng lo ngại, Nhà lãnh đạo Kim Jong Un bất ngờ biến mất trong một thời gian dài. Người ta không thấy ông này xuất hiện trước công chúng trong suốt 40 ngày liền. Nhiều tin đồn đã dấy lên xung quanh sự vắng mặt kéo dài này của Nhà lãnh đạo trẻ. Tuy nhiên, hôm 27/4, ông Kim Jong Un đã lần đầu xuất hiện trở lại bằng chuyến đi thăm một trung tâm thương mại ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên – KCNA đưa tin, cùng đi với ông Kim Jong Un đến trung tâm thương mại có vợ của ông là bà Ri Sol-ju. Vợ chồng Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tham dự lễ khánh thành trung tâm thương mại Haedanghwa.
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên cũng không xuất hiện trước công chúng kể từ hồi tháng 2 sau khi bà cùng chồng xem một trận bóng rổ với cựu huyền thoại bóng rổ Mỹ Dennis Rodman ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Theo KCNA, trung tâm thương mại 6 tầng mới khai trương ở thủ đô Bình Nhưỡng có một loạt cửa hàng, nhà hàng ăn uống, một bể bơi, một phòng tắm, tiệm cắt tóc và một trung tâm làm đẹp cùng khu chơi bóng bàn. Trung tâm thương mại Haedanghwa còn có một thư viện và một quán cà phê.
Tờ nhật báo Rodong Sinmun hôm 28/4 đã cho đăng tải một bức hình vợ chồng Nhà lãnh đạo Kim Jong Un thăm một nhà hàng trong trung tâm thương mại. Cùng đi với vợ chồng ông Kim Jong Un còn có một loạt các quan chức quân sự và dân sự cấp cao của Triều Tiên. Tất cả họ đều mặc thường phục.
Sau khi đi một vòng tham quan trung tâm thương mại, ông Kim đã có bài phát biểu thể hiện “quyết tâm vững chắc” của Đảng Lao động Triều Tiên trong việc không để người dân nước này bị đói đồng thời đảm bảo họ có thể “hưởng cuộc sống sung túc và hạnh phúc do chủ nghĩa xã hội đem lại”.
Một số nhà quan sát ở Hàn Quốc tin rằng, những phát biểu trên của ông Kim phát đi tín hiệu về một cuộc cải cách. “Có lẽ, đó là một sự biến chuyển trong chính sách”. Hoặc có thể, chính quyền đang cố thay đổi tâm trạng sau hai tháng tạo ra căng thẳng bằng những phát biểu đầy mạnh mẽ và cứng rắn, ông Chung Sung-jang – một chuyên gia thuộc Viện Sejong nhận định.
Tuy nhiên, những người khác lại tỏ ra hoài nghi. “Trước đây, ông Kim Jong Un đã từng thăm một số khu trung tâm giải trí vì mục đích tuyên truyền. Vì vậy, chuyến thăm lần này không thể được xem là một sự thay đổi trong chiến lược”, ông Kim Tae-woo – một nhà nghiên cứu từng làm việc ở Viện Thống nhất Quốc gia của Hàn Quốc, cho biết.
Theo vietbao
Vì sao Kim Jong-un thách thức siêu cường Mỹ?
Với việc "tung" ra liên tiếp những lời đe dọa và động thái làm thổi bùng ngọn lửa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un muốn thể hiện rằng, ông đang nắm chắc quyền kiểm soát đất nước Triều Tiên, có khả năng thách thức một cường quốc hùng mạnh như Mỹ và là một người kế nhiệm xứng đáng của gia đình họ Kim.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Khi Chủ tịch Kim Jong Un "khạc" ra lửa và có thể đang chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa tầm xa mới, lợi thế lớn của Nhà lãnh đạo này là không ai biết ông ấy thực sự là người như thế nào và ông ấy có thể gây ra điều gì.
Chúng ta biết ông Kim Jong Un đã đi học ở một trường nội trú của Thụy Sỹ dưới một cái tên giả và ông ấy thích ẩm thực, bóng rổ. Đó dường như là tất cả những gì người ta biết về Nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Bức chân dung mơ hồ về ông Kim Jong Un đối ngược lại hoàn toàn với những gì chúng ta biết về Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hay Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye - những người vừa có cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng Triều Tiên ở Seoul và cuộc sống của họ hoàn toàn công khai, thậm chí đến cả cái tên những con vật nuôi trong nhà của họ.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các nhà quan sát Triều Tiên thấy rằng, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un bắt đầu thể hiện mình. Ông muốn chứng tỏ cho thế giới thấy, ông đang hoàn toàn nắm chắc quyền kiếm soát đất nước và rằng ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, táo bạo và quyết đoán. Ông Kim Jong Un cũng muốn dùng sự mạnh mẽ của mình để thách thức cường quốc hùng mạnh Mỹ nhằm biến ông thành một nhân vật huyền thoại đối với người Triều Tiên, một người cũng mạnh mẽ và anh hùng như cha ông của ông này. Đó là những người mà tượng và ảnh lớn của họ có thể thấy ở khắp mọi ngõ ngách trên đất nước CHDCND Triều Tiên.
"Đây là cuộc khủng hoảng đầu tiên giữa Nhà lãnh đạo Kim Jong Un với thế giới", ông Alexandre Mansourov - một nhà quan sát Triều Tiên lâu năm của chính phủ Mỹ và từng học ở Bình Nhưỡng, cho biết. Theo vị chuyên gia này, "cuộc đối đầu trên không liên quan đến vấn đề vật chất hay khả năng quân sự. Nó là về danh tiếng của ông Kim Jong Un. Ông ấy đang muốn tạo dấu ấn cá nhân. Ông ấy sẽ không sống dưới cái bóng của cha và ông mình. Ông ấy muốn chứng tỏ mình là một người đàn ông và ông ấy đang kế nhiệm quyền lãnh đạo đất nước".
Kịch bản tích cực nhất là Nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên sẽ củng cố được vị thế của mình với tư cách là người đứng đầu đất nước. Ông này sẽ chứng tỏ mình bằng những thành tích đột phá như ký được một hiệp ước hòa bình nhằm kết thúc chính thức cuộc chiến tranh Triều Tiên cách đây hơn nửa thế kỷ - điều mà cha ông của ông đều không làm được. Ông Kim Jong Un cũng có thể ký được một hiệp ước chắc chắn với Mỹ về việc bảo đảm sẽ "không có sự thay đổi chính quyền" thông qua cưỡng ép ở Triều Tiên cũng như không có chiến dịch quân sự kiểu Iraq xảy ra ở nước này.
Kịch bản tồi tệ nhất là sự tính toán sai lầm dẫn đến leo thang và chiến tranh. Đây sẽ là một kịch bản "tự sát".
Thủ tên lửa, hạt nhân và sa thải tướng lĩnh
Có thể nói, danh tiếng của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã được đánh bóng bởi hai vụ phóng tên lửa và thủ hạt nhân liên tiếp: một là vụ phóng thử tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào vũ trụ hồi tháng 12 năm ngoái và vụ thử hạt nhân thứ ba mới nhất hồi tháng 2 vừa rồi.
Ông Kim cũng đã thể hiện được uy quyền và sức mạnh trong nội bộ cầm quyền ở thủ đô Bình Nhưỡng bằng việc sa thải thẳng tay các tướng lĩnh cấp cao, trong đó có 4 quan chức đỡ quan tài của cha ông - Chủ tịch Kim Jong Il trong lễ tang quốc gia cảm động hồi năm 2011.
Trong khi ông Kim Jong Il có 12 năm để theo gót người cha Kim Nhật Thành học hỏi kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo đất nước thì Nhà lãnh đạo tối cao hiện nay của Triều Tiên Kim Jong Un chỉ có 11 tháng.
"Kim Jong-un là người quảng giao hơn cha. Ông này giống người ông Kim Nhật Thành của mình nhiều hơn", một nhà phân tích người Mỹ cho biết. Trong khi người dân Triều Tiên chỉ được nghe thấy giọng của ông Kim Jong Il duy nhất một lần thì ông Kim Jong Un đã có những bài phát biểu hùng hồn trước người dân của đất nước. Ông Kim Jong-il sống có vẻ nội tâm, khép kín, ít xuất hiện trước công chúng thì con trai của ông lại liên tục xuất hiện, thể hiện quyền chỉ huy và hành động một cách mạnh mẽ.
"Ông ấy đang chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo, là người ra quyết định...., một nhà lãnh đạo có thực quyền, một nhà lãnh đạo rất táo bạo", một nhà phân tích người Mỹ có tên là DeTrani nhận định.
Thứ mà ông Kim Jong Un muốn là làm cho phần còn lại của thế giới sợ đến mức "tất cả chúng ta đều phải dịu lại" và chấp nhận thực tế Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân. "Theo quan điểm của tôi, Triều Tiên nghĩ rằng chúng ta sẽ nhắm mắt làm ngơ... và nếu họ đe dọa và dọa dẫm đủ, họ sẽ chiến thắng".
Theo vietbao
TP.HCM có thể phải di dân tránh ngập Tình trạng 'phố biến thành sông' xảy ra vào ngày 1/10 tại TP.HCM có thể sẽ còn tái diễn nếu mưa lớn xuất hiện trở lại kết hợp với áp thấp nhiệt đới và triều cường... Ngày 2/10, UBND TP.HCM đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động phòng, chống và ứng phó với ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới...