Kim Jong-un không muốn đánh nhau với Mỹ, chỉ cần điều này
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ muốn duy trì chế độ Bình Nhưỡng và giữ vững quyền lực của mình chứ không muốn xung đột quân sự với Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng các quan chức quân sự chỉ đạo một cuộc tập trận
Những lời đe dọa như khiến Triều Tiên chìm trong “biển lửa và sự cuồng nộ” của Mỹ hay lời đáp trả tấn công tên lửa, nghiền nát Guam của Bình Nhưỡng đang làm dấy lên nỗi sợ hãi về một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc. Căng thẳng dường như đã leo thang lên tới đỉnh điểm khiến thùng thuốc súng trên bán đảo Triều Tiên được cho là có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Nhưng theo các chuyên gia, mục đích cuối cùng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là duy trì chế độ Bình Nhưỡng và giữ vững quyền lực của mình. Ông Kim làm tất cả bao gồm phát triển vũ khí hạt nhân đơn giản là để ngăn chặn Mỹ can thiệp vào Triều Tiên và lật đổ chế độ.
“Những gì Kim Jong-un thực sự muốn đó là cải thiện tên lửa và vũ khí hạt nhân nhằm đảm bảo đất nước dưới sự lãnh đạo của mình”, Michael Madden, người điều hành trang web North Korea Leadership Watch (Giám sát giới lãnh đạo Triều Tiên) bình luận.
Rõ ràng, một cuộc chiến tranh đều không mang lại lợi ích cho bất cứ ai – đặc biệt là 25 triệu dân Hàn Quốc đang sống trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, sự kết hợp của 2 nhà lãnh đạo hùng biện nắm trong tay vũ khí hạt nhân đã khiến bầu không khí trên bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng khiến chỉ một tính toán sai lầm cũng có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc.
Video đang HOT
“Nguy cơ ở Đông Á bắt nguồn từ cả Trump và Kim Jong-un. Trong khi Kim Jong-un đẩy căng thẳng đến mức tối đa thì Trump không loại trừ khả năng chiến tranh”, ông Koo Hae-woo, một cựu quan chức hàng đầu tại cơ quan tình báo Hàn Quốc, hiện điều hành Viện Chiến lược tương lai Hàn Quốc bình luận.
Ông Kim Jong-un khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang khi đẩy mạnh chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân kể từ khi nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên cuối năm 2011. Ông đã ra lệnh tiến hành 3 vụ thử hạt nhân và giúp Triều Tiên đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc trong công nghệ tên lửa.
Tháng trước, Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được cho là có khả năng vươn đến Mỹ. Ngay sau đó, đầu tháng này, các quan chức tình báo Mỹ kết luận rằng, Bình Nhưỡng đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn lên tên lửa đạn đạo, vượt qua ngưỡng then chốt trên con đường trở thành “cường quốc hạt nhân hoàn chỉnh”.
Theo các chuyên gia, mặc dù kiên quyết không từ bỏ việc phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên thừa hiểu, việc sử dụng chúng chính là hành động tự sát vì Bình Nhưỡng chắc chắn phải đối diện với nguy cơ bị Mỹ trã đũa thảm khốc hơn.
“Kim Jong-un không cố gắng để đánh nhau,” ông Madden nói và nhấn mạnh thêm Bình Nhưỡng biết rõ Trump có thói quen tuyên bố “đao to búa lớn”: “Người Triều Tiên không coi trọng những lời đó. Họ cho rằng Trump chỉ tuyên bố như vậy vì ông ta vẫn chưa củng cố được quyền lực của mình”.
Đồng tình, Cheong Seong-chang, chuyên gia Triều Tiên ở Viện Sejong cũng cho rằng ông Kim Jong-un không muốn xung đột quân sự với Mỹ.
“Triều Tiên phát triển ICBM không phải để bắt đầu một cuộc chiến tranh với Mỹ. Tất cả chỉ nhằm ngăn chặn Mỹ can thiệp vào bất cứ cuộc xung đột nào trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng muốn ảnh hưởng đến các quyết sách của Mỹ vì biết Washington không muốn bị chỉ trích là mạo hiểm cuộc sống của người dân Mỹ đê rbaro vệ các đồng minh”, ông Cheong nhấn mạnh.
Theo Danviet
Mỹ nhờ Anh do thám các căn cứ hạt nhân Triều Tiên
Anh đang cân nhắc việc triển khai các máy bay tới gián điệp các căn cứ hạt nhân Triều Tiên sau khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ từ Mỹ.
Trinh sát cơ Rivet Joint. Ảnh Daily Mail
Theo đó, giới lãnh đạo quân đội Mỹ đã kêu gọi Không quân Hoàng gia Anh trợ giúp một hoạt động gián điệp quốc tế và triển khai các máy bay do thám của Anh tới bán đảo Triều Tiên làm nhiệm vụ. Giới chức Anh đang cân nhắc việc có nên để bị lôi kéo vào căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên đang ngày càng leo thang hay không, một nguồn tin tiết lộ
Quyết định can thiệp sẽ đòi hỏi phải có sự ủng hộ từ các nghị sĩ trước khi Không quân Hoàng gia Anh có quyền triển khai ít nhất một trong 3 trinh sát cơ Rivet Joint tới căn cứ quân sự tại Nhật Bản để hỗ trợ Mỹ.
Từ đó, trinh sát cơ giá 800 triệu bảng sẽ làm nhiệm vụ đánh chặn thông tin tình báo của Triều Tiên để lần ra vị trí của các căn cứ quân sự nước này.
"Mặc dù một cuộc chiến giữa Triều Tiên và Mỹ là điều khó có thể xảy ra nhưng tất cả mọi thứ đang được chuẩn bị trong trường hợp viễn cảnh đó xảy ra. Các nhà hoạch định chính sách phương Tây muốn giảm thiểu thương vong và điều đó có nghĩa là việc thu thập thông tin tình báo về Triều Tiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng", một nguồn tin tiết lộ với Express.
Là một thành viên của NATO, Anh có nghĩa vụ phải xem xét yêu cầu của chính quyền Trump trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên ngấp nghé bên bờ vực chiến tranh.
"NATO phải đứng sau Mỹ vì tình huống này ảnh hưởng tới tất cả các thành viên", nguồn tin nói thêm.
Triều Tiên đã đe dọa sẽ bắn bốn tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 để hủy diệt lãnh thổ Guam của Mỹ.
Đe dọa trên được đưa ra sau khi ông Trump cảnh báo sẽ khiến Bình Nhưỡng "chìm trong biển lửa và sự cuồng nộ mà thế giới chưa từng thấy" nếu nước này không ngừng khiêu khích Mỹ.
Theo Danviet
Lộ xác xe tăng, máy bay Mỹ từng bị Triều Tiên bắn cháy đen Triều Tiên lưu giữ xác các xe tăng, máy bay Mỹ từng bị nước này bắn hỏng, cháy đen, trơ khung trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) nhằm chứng minh sức mạnh quân sự của mình, theo Express. Các bức ảnh lan truyền trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên ngấp nghé bờ vực chiến tranh Căng thẳng Triều Tiên đang leo thang...