Kim Jong-un kêu gọi ‘ngăn chặn tấn công tư tưởng’
Ngày 1/5, Chủ tịch Kim Jong-un ra chỉ thị lực lượng an ninh thuộc Bộ an ninh nhân dân Triều Tiên phải “ngăn chặn các cuộc tấn công tư tưởng và tiêu diệt triệt để thành phần đối địch”.
Tờ Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên đưa tin, ngày 1/5 vừa qua, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đi thị sát Bộ an ninh nhân dân Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm Bộ an ninh nhân dân Triều Tiên hôm 1/5
Tại đây, ông Kim Jong-un đã trực tiếp chỉ thị cho lực lượng an ninh quốc gia Triều Tiên phải “ngăn chặn các cuộc tấn công tư tưởng và tiêu diệt triệt để các thành phần đối địch”, tiếp đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chụp ảnh lưu niệm cùng các binh sĩ an ninh thuộc Bộ an ninh nhân dân Triều Tiên.
Sau đó, ông Kim tới thăm đơn vị 2219 thuộc Bộ an ninh nhân dân phụ trách thi công và quản lý các công trình kiến trúc trọng yếu của nước này.
Cùng ngày, ông Kim cũng tới viếng thăm tượng đài hai cố lãnh đạo Triều Tiên là Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.
Cùng ngày, hãng Yonhap Hàn Quốc đăng bài bình luận nói nhân dân Triều Tiên coi cuộc tập trận chung kéo dài hai tháng qua mang tên Foal Eagle của Hàn – Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nước này.
Video đang HOT
Đường vào khu công nghiệp Kaesong
Bài bình luận viết: “Triều Tiên coi cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ là cái cớ để tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân. Nếu Mỹ tiếp tục chính sách thù địch với Triều Tiên thì nước này chỉ còn cách dùng chiến tranh hạt nhân đáp trả”.
“Triều Tiên không mong muốn chiến tranh hạt nhân nhưng cũng không sợ chiến tranh”, bài bình luận viết.
Trước đó, ngày 1/5, Bộ Thống nhất Hàn Quốc một lần nữa đề nghị Triều Tiên nối lại hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong, đồng thời cho rằng Triều Tiên có trách nhiệm trong việc nhiều nhà máy ở Kaesong tạm ngừng hoạt động.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh Seoul để ngỏ cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng và hối thúc nước này đưa ra một sự lựa chọn thỏa đáng nhằm làm giảm căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố trên được đưa ra vài ngày sau khi Triều Tiên 2 lần từ chối đề nghị đối thoại của Seoul, đồng thời cảnh báo sẽ “sử dụng các biện pháp cứng rắn” với Hàn Quốc khi cần.
Theo vietbao
Mỹ làm gì để thuyết phục Trung Quốc ép Triều Tiên?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (13/4) đã đến Trung Quốc với mục đích cao nhất là nhằm thuyết phục nước này dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép với Triều Tiên. Tuy nhiên, để đạt được mục đích, Mỹ đã phải đánh đổi một thứ rất quan trọng trong chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á của mình, đó là hệ thống phòng thủ tên lửa.
Ngoại trưởng Kerry (bên trái) trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Đây là lần đầu tiên ông Kerry đến Trung Quốc kể từ khi ông tiếp nhận chức Ngoại trưởng Mỹ. Chuyến thăm này là một phần trong chuyến công du Châu Á 3 ngày đầy bận rộn của ông Kerry nhằm tháo ngòi căng thẳng đang bùng phát dữ dội trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đang có nguy cơ vượt ra khỏi tầm kiểm soát và khiến các nhà lãnh đạo thế giới hết sức lo lắng.
Trong một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua, Ngoại trưởng Kerry đã gợi ý, Mỹ có thể dỡ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa mới được nâng cấp của mình nếu Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Động thái này sẽ giúp giải quyết nỗi quan ngại của Bắc Kinh về những hành động triển khai vũ khí mới nhất của Mỹ trong khu vực.
Sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Kerry với các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, hai nước thông báo, họ đã nhất trí về nguyên tắc việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh không cho biết công khai việc nước này sẽ áp dụng những bước đi như thế nào để đạt được mục đích trên sau nhiều năm nước này chần chừ không muốn gây sức ép với đồng minh của mình.
"Chúng tôi cùng thống nhất kêu gọi Triều Tiên kiềm chế, không gây ra thêm các hành động khiêu khích và tuân theo các nghĩa vụ quốc tế", Ngoại trưởng Kerry cho biết.
Sự lo ngại bắt đầu tăng lên nhanh chóng từ tuần trước khi các quan chức Mỹ và Hàn Quốc dự đoán, Triều Tiên có thể phóng một tên lửa mới bất kỳ lúc nào trong nay mai và sau khi một cơ quan tình báo Mỹ tung ra một thông tin đáng sợ về việc Bình Nhưỡng đã có trong tay tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhan.
Lời đề nghị dỡ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa vừa được dựng lên của Mỹ dường như là một phần trong chiến lược ngoại giao mới của chính quyền Tổng thống Obama nhằm thuyết phục Trung Quốc gây sức ép đủ lớn để buộc đồng minh Triều Tiên của họ từ bỏ chương trình hạt nhân ngày càng tinh vi của nước này. Bắc Kinh đến giờ vẫn được xem là lực lượng duy nhất có ảnh hưởng thực sự đối với Bình Nhưỡng.
Sự đánh đổi của Mỹ liệu có đem lại kết quả mong muốn?
Trong những tuần gần đây, chính quyền Mỹ đã phái hai tàu chiến được trang bị những hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Aegis tới khu vực và tăng cường củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa ở Guam để bảo vệ các đồng minh trước một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Triều Tiên. Hành động này được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng đe dọa sẽ trút "cơn mưa" tên lửa xuống các binh lính Mỹ ở Guam và xuống nước láng giềng Hàn Quốc.
Mặc dù các bước đi của Mỹ được tuyên bố là để đối phó với Triều Tiên nhưng nhiều người Trung Quốc tin rằng, những hệ thống vũ khí đó cũng là một phần của chiến lược kiềm chế nhằm vào nước họ trong bối cảnh Mỹ đang tích cực triển khai chiến lược "hướng trọng tâm" vào Châu Á.
Trong quá khứ, Bắc Kinh từng có một mối lo ngại khác, đó là bất kỳ động thái nào gây bất ổn ở Triều Tiên đều có thể dẫn đến một sự sụp đổ của chính quyền này và biến toàn bộ bán đảo Triều Tiên thành khu vực ảnh hưởng của Mỹ, dẫn đến việc quân Mỹ ở Hàn Quốc áp sát biên giới của Trung Quốc.
Sự hợp tác của Trung Quốc là rất quan trọng đối với chiến lược của Tổng thống Obama trong việc giữ một lập trường cứng rắn đối với Bình Nhưỡng nhằm đạt được một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên mà các đời Tổng thống Mỹ trước đều chưa thể giải quyết được. Các chính quyền tiền nhiệm của ông Obama thường đáp trả những hành động khiêu khích của Triều Tiên bằng việc cung cấp viện trợ để làm dịu căng thẳng. Tuy nhiên, họ luôn phải đón nhận kết quả là lời cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân "bay hơi" nhanh chóng sau khi khoản viện trợ được cung cấp cho Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Kerry cho biết, ông đã giải thích với Trung Quốc lý do tại sao Mỹ cảm thấy cần phải thiết lập thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực. Sau đó, ông Kerry đã gợi ý tháo dỡ những hệ thống này.
"Rõ ràng, nếu mối đe dọa biến mất - ví dụ như Triều Tiên phi hạt nhân hóa, thì biện pháp đối phó không cần phải tồn tại", ông Kerry nói.
Trong khi những phát biểu của Ngoại trưởng Kerry có thể trấn an được Trung Quốc thì nó lại làm khuấy lên nỗi quan ngại của những người Mỹ ủng hộ mạnh mẽ cho kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở Mỹ. Những người này tin rằng, các hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ cũng là một phương tiện để đáp trả lại sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong khi đó, người ta cũng lo ngại, thậm chí kể cả khi Trung Quốc áp dụng lập trường cứng rắn với đồng minh lâu năm của mình thì khả năng Bình Nhưỡng chịu nghe theo Bắc Kinh là khó. Dưới thời của Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, Bình Nhưỡng đã nhiều lần khiến Bắc Kinh phải bẽ mặt, trong đó có việc nước này phũ phàng từ chối lời kêu gọi khẩn thiết của Trung Quốc về việc hủy bỏ một vụ thử hạt nhân gần đây.
Theo vietbao
Những khác biệt giữa Triều Tiên và Hàn Quốc Sau khi chia tách vào cuối Thế chiến II, CHDCND Triều Tiên và Cộng hòa Hàn Quốc đã đi theo hai con đường vô cùng khác biệt. Dưới sự lãnh đạo của các chính phủ thân Mỹ kế tiếp nhau, Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế, một thành viên của G-20 - nhóm các nền kinh tế lớn của...