Kim Jong-un cử đội sát thủ tới Hàn Quốc truy lùng người đào tẩu
Báo Anh Express cho biết, các sát thủ do nhà lãnh đạo Kim Jong-un triển khai tới Hàn Quốc được giao nhiệm vụ truy lùng, thậm chí có thể giết chết những người Triều Tiên đã đào tẩu khỏi đất nước.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) được cho là đã cử một đội sát thủ tới Hàn Quốc truy lùng người đào tẩu.
Báo Anh dẫn lời cáo buộc của Ha Tae-keun, một người bất đồng chính kiến với chính quyền Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc cho biết, những sát thủ này có thể là người Triều Tiên hoặc được Bình Nhưỡng thuê từ một nước thứ 3 như Trung Quốc hoặc Đông Nam Á.
Ha Tae-keun tuyên bố, anh ta nắm được thông tin tình báo rằng, 2 điệp viên bí mật Triều Tiên hoạt động ở Hàn Quốc đang nhắm mục tiêu săn lùng những người đào tẩu khỏi đất nước.
Cáo buộc trên xuất hiện trong bối cảnh, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa bị giết hại tại sân bay quốc tế Kuala Lumpar, Malaysia, nghi là bị ám sát.
Cụ thể ông KIm Jong-nam bị giết hại ngày 13.2 tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia trong khi đang đợi để lên máy bay trở về Macao.
Hai phụ nữ châu Á, được cho là điệp viên Triều Tiên bị cáo buộc đã đầu độc người anh cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un bằng kim tiêm, một miếng vải hoặc bình xịt thuốc độc.
Giới chức cảnh sát Malaysia khẳng định rằng, ông Kim Jong-nam cảm thấy như có ai đó chạm vào mặt mình từ phía sau và sau đó thấy chóng mặt rồi chết trên đường tới bệnh viện.
Theo Reuters, cảnh sát Malaysia đã bắt một phụ nữ nghi liên quan đến cái chết của ông Kim Jong-nam nhưng chưa tiết lộ thông tin cụ thể.
Thi thể của ông Kim Jong-nam vẫn đang được khám nghiệm pháp y trong khi chính phủ Triều Tiên không đưa ra bình luận vào thời điểm này. Công tác khám nghiệm dự kiến kết thúc trong ngày 15.2. Cảnh sát Malaysia đang khẩn trương điều tra sự việc.
Theo Danviet
Thực hư cái chết của anh trai Kim Jong-un ở Malaysia
Kim Jong-nam không hề có xung đột với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un như đồn đại và ông Kim cũng không có lý do gì để ghét bỏ anh.
Video đang HOT
Kim Jong-nam (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo BBC, Kim Jong-nam sinh năm 1971, tại Bình Nhưỡng. Mẹ của ông là Song Hye-rim (Sung Hae-rim), một nữ diễn viên điện ảnh. Bà Song là con gái của một trí thức cộng sản Hàn Quốc, chuyển đến Triều Tiên trong giai đoạn chiến tranh.
Bà Song lớn hơn ông Kim Jong-il khoảng 4-5 tuổi và không được công nhận là vợ chính thức của cố lãnh đạo Triều Tiên. Trong nhiều năm, ông Kim Jong-il đã che giấu mối quan hệ này và con trai với người cha Kim Nhật Thành.
Ở thời điểm Kim Jong-nam chào đời, ông Kim Jong-il đang là ứng viên hàng đầu cho vị trí người kế tục cha mình. Mối quan hệ với bà Song nếu bại lộ, có thể ảnh hưởng đến sự thăng tiến của ông Kim Jong-il.
Vì sao chết đột ngột?
Người Hàn Quốc theo dõi thông tin về cái chết của Kim Jong-nam trên truyền hình.
Tuy là anh em, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thậm chí còn chưa từng gặp Kim Jong-nam. Hai người cũng không có "xung đột" như những tin đồn.
Chuyên gia Michael Madden đến từ trường Đại học Johns Hopkins (Mỹ) nhận định, Kim Jong-nam không phải là mối đe dọa đối với Kim Jong-un. Ông cũng không quan tâm đến việc trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Sống ở nước ngoài trong một thời gian dài, Kim Jong-nam không có cơ hội xây dựng tầm ảnh hưởng xung quanh giới tinh hoa Triều Tiên.
Kim Jong-nam có mối quan hệ gần gũi với quan chức Trung Quốc và được Bắc Kinh bảo vệ.
Giới quan chức Triều Tiên thân cận với nhà sáng lập đất nước, Kim Nhật Thành từng ca ngợi Kim Jong-nam. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ trở thành sự ủng hộ chính trị thực sự.
Nhưng có một điều rõ ràng rằng, Kim Jong-nam đã trở thành mục tiêu của những tin đồn sai lệch từ Hàn Quốc, trong gần 30 năm qua.
Cho đến khi Malaysia đưa ra kết luận về cái chết của anh trai Kim Jong-un, ông Madden đặt ra khả năng là Kim Jong-nam có thể đã lên cơn đau tim.
10 năm phiêu lưu ở nước ngoài
Cố lãnh đạo Kim Jong-il (phải) là cha của Kim Jong-nam và Kim Jong-un.
Khi Kim Jong-nam còn là trẻ sơ sinh, chị gái của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, bà Kim Kyong-hui muốn nhận làm con nuôi. Dù đề xuất này bị bác bỏ nhưng bà luôn giúp đỡ Kim Jong-nam. Chồng bà là Jang Sung-taek, người bị nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xử tử năm 2013.
Lớn lên trong bí mật nhưng Kim Jong-nam vẫn nhận được sự chăm sóc tận tình của cha. Cố lãnh đạo Triều Tiên ngủ cùng con trai, cùng ăn tối và gọi điện hỏi thăm mỗi khi vắng nhà.
Theo một số nguồn tin Hàn Quốc, Kim Jong-nam thậm chí còn gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Năm 1979, Kim Jong-nam bắt đầu hành trình 10 năm học tập và sinh sống ở nước ngoài.
Ông ở Nga, Thụy Sĩ trong giai đoạn này, thông thạo tiếng Pháp và tiếng Anh. Kim Jong-nam trở về Triều Tiên trong giai đoạn cuối những năm 1980 nhưng dường như không cảm thấy thoải mái.
Có thời điểm, cố lãnh đạo Kim Jong-il đã nổi giận đến mức đe dọa sẽ đưa Kim Jong-nam vào trại tập trung, làm việc ở mỏ than.
Theo người dì, lời đe dọa này lớn đến mức gia đình đã đi mua giày dép và quần áo cho Kim Jong-nam trong ngày hôm đó.
"Cậu bé ăn chơi"
Thay vì bị bỏ tù, Kim Jong-nam đã trải qua tuổi 20 với mong muốn không thực tế của cha mình. Ông không bao giờ trở thành ứng viên nổi trội nhất thay thế cha nhưng vẫn đảm nhận công việc của gia đình.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc thị sát.
Kim Jong-nam là cầu nối trong các hoạt động trao đổi ngoại tệ của Triều Tiên với nước ngoài.
Trong giai đoạn gian khổ những năm 1990, Kim Jong-nam tham gia vào các cuộc kiêm toán, giám sát hoạt động của nhà máy quốc doanh. Ông chứng kiến nhiều vụ xử tử các chủ nhà máy với cáo buộc tham ô.
Kim Jong-nam lập gia đình trong giai đoạn cuối những năm 1990 và có nhiều người con. Kể từ giai đoạn năm 2000 cho đến nay, ông Kim Jong-nam sống ở nước ngoài, trong căn nhà của gia tộc ở Macau và Bắc Kinh.
Ông thường xuất hiện tại các sòng bạc ở khắp châu Á và nổi tiếng với cách gọi "cậu bé ăn chơi".
Xung đột với gia đình
Quay trở lại năm 1979, khi Kim Jong-nam ra nước ngoài. Người cha Kim Jong-il tỏ ra khá buồn bã. Ông Kim Jong-il bắt đầu mối quan hệ với một vũ công trong đoàn nghệ thuật Mansudae, có tên Ko Yong-hui.
Bà Ko và cố lãnh đạo Kim Jong-il có với nhau 3 người con. Một trong số đó là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày nay.
Ông Kim Jong-nam có thể bị ám sát bởi một thế lực khác, không liên quan đến gia đình.
So với những người vợ khác, bà Ko rất quan tâm đến chính trị Triều Tiên và là người ông Kim Jong-il yêu quý nhất.
Bà Ko là người có tham vọng, kết thân với các tướng lĩnh và trợ lý thân cận, tạo thành mối liên hệ vững chắc với chồng.
Trong giai đoạn 1990-2000, bà Ko đóng vai trò sâu rộng, thường đi cùng chồng trong các cuộc thị sát hoạt động quân sự. Đây được coi là nền móng để nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lên nắm quyền.
Năm 2001, Kim Jong-nam bị bắt giữ ở Tokyo vì dùng hộ chiếu giả, khiến cho gia tộc Kim hết sức thất vọng. Vụ việc này là cơ hội để bà Ko thúc đẩy ông Kim Jong-il lựa chọn người kế tục là các con của bà.
Theo Danviet
Kim Jong Nam làm tổn hại danh tiếng gia đình Kim Jong Un thế nào? Kim Jong Nam giống cha ở tính cách nóng này, nhưng lại là người thích ăn chơi, nghiện rượu và hay tán tỉnh phụ nữ nên đã không thể trở thành người thừa kế cố lãnh đạo Kim Jong II. Vị trí quyền lực đó đã thuộc về người em là Kim Jong Un. Kim Jong Nam và cha lúc còn nhỏ. Tiến...