Kim Jong-un chưa thâu tóm hết quyền lực?
Các chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phải mất vài năm nữa mới thâu tóm hết quyền lực của mình.
Ngày 26/9, một chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA) cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa hoàn toàn nắm được quyền lực đầy đủ và ông này phải mất 1 hoặc 2 năm nữa mới củng cố vững chắc được quyền lực của mình.
Nhận định này được chuyên gia Ken Gause đưa ra trong Hội nghị Asan về Triều Tiên tổ chức tại Seoul trong bối cảnh ông Kim Jong-un có vẻ như đã gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp nhận quyền lực từ người cha của mình sau khi ông Kim Jong-il đột ngột qua đời vào tháng 12/2011.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Chuyên gia này cho rằng ông Kim Jong-un đã kế thừa quyền lực một cách hợp pháp và đã thành công trong việc tiếp nhận tất cả những chức vụ cần thiết để đứng ở vị trí người lãnh đạo Triều Tiên, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc ông đã thâu tóm được toàn bộ đất nước này.
Mặc dù mới chỉ trên dưới 30 tuổi nhưng Kim Jong-un đã trở thành Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Triều Tiên, Bí thư thứ nhất đảng Lao động Triều Tiên và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên.
Mặc dù vậy, chuyên gia Gause nhận định: “Ông ta vẫn cần phải phát triển những vị trí đang nắm giữ và học cách phát huy hiệu quả quyền lực của mình”, và điều này đòi hỏi ông Kim phải thể hiện được khả năng lãnh đạo cũng như các kỹ năng xây dựng quan hệ của mình.
Video đang HOT
Chuyên gia này cho hay ông Kim hiện đang thực hiện tiến trình ba bước nhằm củng cố quyền lực của mình.
Bước thứ nhất là việc ông Kim được chỉ định làm người kế nhiệm của cha mình vào năm 2010, bước tiếp theo là việc nhà lãnh đạo này thiết lập cơ sở quyền lực vững chắc và tạo ra hệ thống bảo trợ của riêng mình bắt đầu từ đầu năm nay, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào các vị cố vấn thân cận. Trong bước thứ 3 có thể bắt đầu vào khoảng năm 2015, Kim Jong-un có thể sẽ đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm của vị Tổng thư lệnh tối cao và thiết lập quy trình ra quyết định của riêng mình.
Ông Gause nói rằng nếu nhà lãnh đạo Triều Tiên này có thể trụ vững trong giai đoạn thứ ba, sự ổn định của Triều Tiên sẽ được được đảm bảo trong tương lai trước mắt. Tuy nhiên ông cũng cảnh báolà vẫn có nguy cơ quyền lực của ông bị người khác thâu tóm. Trong trường hợp này, sự ổn định của chế độ ở Triều Tiên sẽ là một câu hỏi lớn.
Các chuyên gia khác tham dự hội nghị do Viện Nghiên cứu Chính sách Asan Hàn Quốc tổ chức này dự đoán rằng sự ổn định của chế độ Triều Tiên sẽ không bị thách thức trong ngắn hạn, tuy nhiên sẽ không có gì đảm bảo cho sự trường tồn của quốc gia này.
Nhà nghiên cứu Triều Tiên Andrei Lankov đang giảng dạy tại đại học Kookmin chỉ ra rằng Triều Tiên sẽ vẫn giữ được ổn định trong ngắn và trung hạn. Tuy nhiên về dài hạn, chế độ này có thể sẽ gặp nhiều bất ổn.
Ông Lankov cho biết quan điểm của ông dựa trên thực tế nền kinh tế kế hoạch tập trung kiểu bao cấp đã lỗi thời của Triều Tiên không thể nào thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, thế hệ trẻ ở Triều Tiên dường như càng ngày ít cảm thấy sợ chính phủ và hiểu biết về thế giới bên ngoài hơn, điều này có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn chính trị ngay từ bên trong Triều Tiên.
Theo khampha
Xã hội Triều Tiên giữa lòng Nhật Bản
Ít ai biết rằng giữa thủ đô Tokyo của Nhật Bản tồn tại một cộng đồng Triều Tiên khép kín với những ngôi trường nơi gần 10.000 học sinh được dạy trung thành với lãnh đạo Triều Tiên.
Bên cạnh Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên (trên thế giới có 165 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên). Trong những dịp hiếm hoi gặp nhau, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Triều Tiên thường chỉ bàn về một vấn đề gai góc duy nhất, đó chính là những người Nhật Bản được cho là đã bị Triều Tiên bắt cóc cách đây hơn 30 năm.
Người Nhật coi Triều Tiên là quốc gia đánh chê trách nhất trên thế giới: trong một khảo sát do tổ chức GlobeScan thực hiện hồi tháng trước, không một người Nhật nào coi ảnh hưởng của Triều Tiên là tích cực.
Rất ít người Nhật coi ảnh hưởng của Triều Tiên là tích cực (Ảnh minh họa)
Thế nhưng hiện có gần 10.000 học sinh trong các trường học ở Nhật Bản lại đang được dạy về lòng trung thành với nhà Lãnh đạo Kính yêu Kim Chính Nhật và Kim Nhật Thành. Tại sao vậy?
Trong giai đoạn từ năm 1905 đến 1945 khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, người Triều Tiên được coi là các công dân Nhật. Sau khi Nhật Bản mất quyền kiểm soát bán đảo này sau Thế chiến 2, những người Triều Tiên muốn ở lại Nhật Bản (còn được gọi là người Triều Tiên Zainichi) được đăng ký là công dân của Joseon, tên nước Triều Tiên chưa bị phân chia từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19.
Tuy nhiên, khi Triều Tiên và Hàn Quốc tuyên bố độc lập vào năm 1948, thuật ngữ "Joseon" không còn thể hiện một quốc gia cụ thể nữa. Thế nên từ năm 1965, người Triều Tiên Zainichi có thể được đăng ký là người Hàn Quốc. Còn những người vẫn giữ quốc tịch Joseon mà không chịu đăng ký là người Hàn Quốc hay Nhật Bản sẽ trở thành công dân thực tế của Triều Tiên.
Một lớp học Triều Tiên giữa thủ đô Nhật Bản
Thế nên nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của những ngôi trường Triều Tiên trong lòng Nhật Bản là một tai nạn của lịch sử. Khoảng một phần tư trong số 600.000 người Triều Tiên Zainichi là thành viên của Chongryon, một tổ chức ủng hộ Triều Tiên ở Nhật Bản điều hành một mạng lưới ngân hàng, trường học và một trường đại học ở Tokyo (tuy nhiên ngành kinh doanh chính của tổ chức này là pachinko, hay còn gọi là sòng bạc).
Tuy nhiên Chongryon còn là đại sứ quán thực tế của Triều Tiên ở Nhật Bản. Tổ chức này nghiêm cấm việc kết hôn với công dân Nhật Bản và không khuyến khích việc nhập tịch Nhật Bản.
Cảnh sát Nhật Bản bên ngoài trụ sở Chongryon ở Tokyo
Những ngôi trường Joseon này là di sản để lại của lịch sử thuộc địa của Triều Tiên hơn là những môi trường giáo dục thực sự. Nhiều thập kỷ qua, các ngân hàng của Triều Tiên vẫn chu cấp tiền cho các ngôi trường này. Chương trình học của trường nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Nhật Bản, và đích đến trong các cuộc tham quan của trường thường là thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Có thông tin cho rằng nhiều thành viên của Chongryon hiện đang có hộ chiếu của Hàn Quốc, trong đó có cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất Triều Tiên là Jong Tae-se, người từng theo học tại một trường joseon và có thể có hộ chiếu của cả hai miền Triều Tiên. Điều này được chấp nhận ở Hàn Quốc vì họ luôn coi mọi người dân Triều Tiên đều là công dân của mình.
Theo 24h
Thách thức chờ đợi lãnh đạo mới của Trung Quốc Trung Quốc đã hoàn thành cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử 10 năm mới diễn ra một lần giữa 2 nhiệm kỳ của các nhà lãnh đạo. Cuộc chuyển giao quyền lực này diễn ra khá suôn sẻ trong sự quan tâm rất lớn của dư luận thế giới. Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa...