Kim Jong-un ca ngợi thử tên lửa là sự kiện lịch sử
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ca ngợi cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hồi đầu tháng là “sự kiện lịch sử”, một bước nhảy thần kỳ hướng về phía trước.
Kim Jong-un cười sau cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hồi đầu tháng. Ảnh: KCNA.
Ông Kim tổ chức gặp mặt các nhà khoa học và kỹ thuật tham gia cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) hồi đầu tháng, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin.
Ông chúc mừng họ vì đã tạo ra “điều kỳ diệu”, “sự kiện lịch sử” giúp đất nước có một vũ khí hạt nhân chiến lược uy lực.
SLBM bản phát triển đầy đủ sẽ nâng mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên lên mức độ mới, cho phép nước này điều động tên lửa vượt xa khỏi bán đảo Triều Tiên và đáp trả trong trường hợp xảy ra tấn công hạt nhân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới chuyên gia nước ngoài nghi ngờ tính xác thực của cuộc thử nghiệm, được cho là diễn ra hôm 8/5. Họ cho rằng những bức ảnh đã bị chỉnh sửa và tên lửa dường như phóng từ bệ phóng chìm dưới nước, không phải tàu ngầm. Theo họ, Triều Tiên rõ ràng đang nỗ lực phát triển SLBM nhưng phải nhiều năm nữa mới làm được như vậy.
Hàn Quốc hôm nay tuyên bố nước này đã đề nghị Liên Hợp Quốc mở cuộc điều tra xem cuộc thử nghiệm của Triều Tiên có vi phạm lệnh trừng phạt hay không. Nghị quyết Liên Hợp Quốc cấm Bình Nhưỡng phát triển hoặc sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
“Chúng tôi đã gửi thư lên Ủy ban Trừng phạt Liên Hợp Quốc”, Noh Kwang-il, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, phát biểu trước báo giới.
Triều Tiên tuần trước còn tuyên bố đã có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa. Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình Triều Tiên hôm qua cảnh báo Hàn Quốc nên “ngừng hành động thiếu thận trọng” và đe dọa bằng “những hậu quả thảm khốc” nếu Seoul tiếp tục tranh cãi về vấn đề vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Như Tâm
Theo VNE
Nga trừng phạt các nước phục hồi chủ nghĩa phát xít?
Nga có thể áp đặt lệnh trừng phạt các quốc gia phục hồi chủ nghĩa phát xít và công khai ca ngợi những kẻ từng làm tay sai cho Đức Quốc xã.
Nga có thể áp đặt lệnh trừng phạt các quốc gia phục hồi chủ nghĩa phát xít và công khai ca ngợi những kẻ từng làm tay sai cho Đức Quốc xã.
Nếu lệnh trừng phạt này được áp dụng, thì Ukraine sẽ là nước bị trừng phạt đầu tiên.
Thủ lĩnh của một tổ chức phát xít mới ở Urraine chào theo kiểu Hitler.
RIA Novosti đưa tin Hội đồng Liên bang kêu gọi Bộ Ngoại giao Nga đề ra gói các biện pháp thiết thực trừng phạt những quốc gia đang thực hiện chính sách phục hồi chủ nghĩa phát xít và tán dương ca ngợi những kẻ đồng lõa với những tên tội phạm Đức Quốc xã.
Kiến nghị từ những phiên điều trần của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) hội sẽ được Thượng viện Nga xem xét trong cuộc họp ngày 20/5/2015. Như đã nêu trong tài liệu, các biện pháp trừng phạt "cần bao gồm cả những biện pháp trừng phạt cá nhân lẫn trừng phạt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại đối với những quốc gia này và những đối tượng cụ thể".
Chính quyền Kiev bật đèn xanh cho những kẻ giật đổ tượng Lenin và tôn vinh những kẻ làm tay sai cho phát xít Đức như Stepan Bandera (giữa).
Các khuyến nghị cũng nhấn mạnh rằng những mưu toan đổ hết cho Nga tội lỗi đã bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ II là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Liên bang Nga, đến hợp tác Châu Âu và ổn định quốc tế.
Minh Châu (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Top công trình bất hủ thời Liên Xô Với thiết kế kỳ vĩ, ấn tượng, gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng, đây là những công trình bất hủ thời Liên Xô. Đài tưởng niệm ở Croatia (sau này là Nam Tư). Trong Chiến tranh thế giới 2, đây là nơi diễn ra một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của phát xít Đức. Đây là...