Kim Jong Nam, người anh trai vừa bị sát hại của Kim Jong Un, là ai?
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày 14/2 đưa tin, người anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bị sát hại ở Malaysia hôm thứ Hai (13/2).
Tờ Guardian (Anh) đưa tin, ông Kim Jong Nam từng được coi là người kế thừa ở Triều Tiên, nhưng đánh mất sự ủng hộ của cha là lãnh đạo Kim Jong Il, sau vụ ông bị bắt giữ tại sân bay Narita ở Tokyo, Nhật Bản năm 2001 vì sử dụng hộ chiếu Cộng hòa Dominicana bất hợp pháp.
Chào đời tại Bình Nhưỡng, ông Kim Jong Nam có mẹ là cựu diễn viên Song Hye Rim, một diễn viên sinh ra ở Hàn Quốc. Mối quan hệ giữa cố lãnh đạo Triều Tiên và mẹ của Kim Jong Nam chưa bao giờ được thừa nhận, và bà Song qua đời năm 2002 khi sống lưu vong tại Moscow, Nga.
Khi còn nhỏ, Kim Jong Nam được coi là có nhiều nét tính cách giống cha: Nóng tính, nhạy cảm và yêu thích nghệ thuật. Do người Triều Tiên quan niệm con trai cả sẽ kế tục sự nghiệp gia đình, Kim Jong Nam từng được coi là nhà lãnh đạo kế tiếp tại Bình Nhưỡng, liên tục được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị từ 1998 đến 2001.
Vào tháng 1/2001, Kim Jong Nam tháp tùng cha đến Thượng Hải để thảo luận với quan chức chính quyền Trung Quốc về nền công nghiệp công nghệ thông tin. Thời gian này, ông còn đứng đầu một ủy ban chính phủ chịu trách nhiệm phát triển nền công nghiệp IT tại Triều Tiên.
Kim Jong Nam xuất hiện sau một buổi phỏng vấn . Ảnh: AFP/Getty
Video đang HOT
Số phận long đong
Theo một cựu quan chức tình báo Mỹ, tuy có tính cách giống cha nhưng Kim Jong Nam nổi tiếng là người rất ham mê uống rượu và thích tán tỉnh phụ nữ – điều này khiến cha ông lo lắng rằng các tướng lĩnh Triều Tiên sẽ không bao giờ chấp nhận người lãnh đạo như vậy.
Vào tháng 5/2001, Kim Jong Nam bị bắt giữ tại sân bay Narita, Nhật Bản cùng hai phụ nữ và một cậu bé 4 tuổi được cho là con trai ông. Ông đã làm giả hộ chiếu Cộng hòa Dominica với cái tên giả Pang Xiong để cố gắng nhập cảnh vào Nhật Bản và đi công viên trò chơi Disneyland tại Tokyo.
Sau nhiều ngày bị giam giữ tại sân bay, chính phủ Nhật Bản trục xuất Kim Jong Nam sang Trung Quốc. Scandal chấn động Triều Tiên này đã khiến Kim Jong Il vô cùng mất mặt với đồng minh lâu năm Bắc Kinh, và thổi bùng lên lời đồn thổi rằng Kim Jong Nam có vấn đề về tâm thần.
Ông Kim Jong Nam sau đó sống lưu vong tại trung tâm cờ bạc của Macau cùng gia đình suốt nhiều năm, trong khi người em trai Kim Jong Un dần thay thế vị trí của ông trong bộ máy lãnh đạo Triều Tiên. Thậm chí ông chỉ biết cha mình qua đời năm 2011 qua vài quan chức Trung Quốc, và đã bí mật đến Bình Nhưỡng vài ngày để chịu tang rồi lập tức quay lại Macau.
Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) năm 2012 đăng tin rằng Kim Jong Nam cùng gia đình đã rời Trung Quốc và đến Singapore vào đầu năm vì lo sợ cho tính mạng. Mặc dù vậy, tên tuổi ông vẫn thường xuất hiện trên báo do thói cờ bạc và tiêu xài hoang phí.
Một bức ảnh được cho là chụp ông Kim Jong Nam tại sân bay Bắc Kinh năm 2007. Ảnh: CNN
Quan điểm tự do
Theo lá thư do Kim Jong Nam gửi đến tờ Tokyo Shimbun (Nhật Bản), lý do ông bị thất sủng là vì ông công khai ủng hộ cải cách sau thời gian học tập tại Thụy Sĩ, khiến cha ông cho rằng ông đã biến thành “một kẻ theo tư bản”.
“Sau khi tôi học xong ở Thụy Sĩ và quay về Triều Tiên, tôi ngày càng xa cách cha mình vì tôi quyết liệt ủng hộ cải cách, mở cửa thị trường, và bắt đầu bị cha tôi nghi ngờ.
Cha tôi rất cô đơn sau khi gửi tôi đi du học. Rồi các em trai Jong Chul, Jong Un và em gái Yo Jong ra đời và cha chuyển sang yêu thương chúng. Và ngay khi ông cảm thấy tôi trở thành một kẻ tư bản sau khi sống nhiều năm ở nước ngoài, ông rút ngắn thời gian du học của các em trai và em gái tôi.”
Kim Jong Nam tỏ ra không mấy buồn phiền về việc bị thay thế, và nhiều lần khẳng định quan điểm không muốn kế nghiệp ông Kim Jong Il.
Theo một cuốn sách do tác giả người Nhật Yoji Gomi chấp bút – người đã trao đổi với ông suốt nhiều năm, Kim Jong Nam giải thích: “Vì tôi được hưởng nền giáo dục phương Tây, ngay từ nhỏ tôi đã tận hưởng sự tự do, và tôi vẫn yêu cảm giác tự do đó.”
Theo Soha News
Trung Quốc cảnh báo Mỹ và Nhật Bản sau tuyên bố của Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cảnh báo sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay cho hay Mỹ và Nhật Bản nên "coi chừng" về những gì mình nói và làm, yêu cầu Washington và Tokyo dừng việc "đưa ra những bình luận sai trái để tránh làm phức tạp vấn đề và ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định khu vực", Reuters đưa tin.
Ông Cảnh đề cập đến việc Tổng thống Mỹ Trump cam kết tiếp tục ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp nhóm đảo Senkaku khi thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 11/2.
Senkaku là khu vực tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý.
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh "thực sự quan ngại và kiên quyết phản đối" việc Mỹ và Nhật Bản thảo luận về Điếu Ngư/Senkaku. Ông Cảnh còn cho rằng nhóm đảo "thuộc về Trung Quốc, dù ai nói hay làm gì" và "không làm thay đổi quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia".
Khánh Lynh
Theo VNE
Nhóm đàn ông Nhật 'bị phụ nữ chê' biểu tình phản đối Valentine Một nhóm đàn ông Nhật Bản hôm qua biểu tình ở Tokyo nhằm phản đối việc thể hiện tình cảm nơi công cộng, khẳng định hành động này gây tổn thương cho họ. Các thành viên nhóm Kakuhido biểu tình ở Tokyo phản đối Ngày Valentine. Ảnh: AFP Các thành viên thuộc nhóm Kakuhido, Liên minh Cách mạng những người Đàn ông Phụ...