Kim Jones – nhà thiết kế giúp Dior, Louis Vuitton luôn tăng doanh thu
Sau thành công khi làm việc tại Dior và Louis Vuitton, nhà thiết kế người Anh mới đây đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo cho Fendi.
Kim Jones từng được giám đốc điều hành Michael Burke của Louis Vuitton nhận định rằng làm việc cùng ông chính là đặc quyền với bất cứ ai. Bởi nhà thiết kế người Anh trước khi đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo cho Dior đã nhiều lần khiến doanh thu của Louis Vuitton tăng trưởng vượt trội.
Theo Fashionista, lợi nhuận của dòng thời trang nam năm 2017 của LVMH – công ty chủ quản Louis Vuitton – tăng 17% ở thị trường trẻ (độ tuổi thanh thiếu niên) nhờ vào tư duy khác biệt khi kết hợp giữa sự xa xỉ và tinh thần đường phố.
Kim Jones trong show diễn cuối cùng tại nhà Louis Vuitton. Ảnh: Hype Beast.
Kim Jones là ai?
Kim Jones sinh năm 1973 tại London, Anh. Ông tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang cho mảng đồ nam vào năm 2002 tại trường Central Saint Martins. Trước khi hợp tác cùng thương hiệu Dior, nhà thiết kế từng gắn bó suốt 7 năm với vị trí giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton.
Ngoài lĩnh vực thiết kế, Kim Jones còn cộng tác với các tạp chí Dazed & Confused, Arena Homme, Another Magazine, 10 Men… trong vai trò giám đốc nghệ thuật và người cố vấn phong cách. Tạp chí The Face cũng vinh danh ông là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến làng thời trang thế giới.
Năm 2018, The British Fashion Council (Hiệp hội thời trang Anh) có thêm giải thưởng “Trailblazer Award” nhằm vinh danh nhà thiết kế mang lại sự đổi mới và sáng tạo. Giải thưởng danh giá này trao tặng cho Kim Jones. Ông được các chuyên gia đánh giá là người tiên phong trong việc nhấn mạnh yếu tố thể thao và sự thoải mái vào trang phục nam giới thế kỷ 21.
Các thiết kế của Kim Jones không chỉ nhận được sự yêu thích từ khách hàng, mà còn gây chú ý với những vị lãnh đạo của tập đoàn LVMH – Bernard Arnault và Pietro Beccari.
“Kim Jones liên tục chứng minh khả năng đồng điệu với mật mã và di sản thương hiệu của LVMH, đồng thời tái hiện chúng theo phong cách hiện đại, táo bạo tuyệt vời”, chủ tịch tập đoàn chia sẻ trên Vogue.
Michael Burke cũng cho rằng Kim Jones là nhà thiết kế hiếm hoi có tài năng tạo ra xu hướng.
Chân dung nhà thiết kế Kim Jones. Ảnh: Corumeo.
Video đang HOT
Những dấu ấn mang tên Kim Jones
Kể từ khi bước chân vào Louis Vuitton để đảm nhận mảng trang phục nam giới năm 2011, Kim Jones nâng tầm thương hiệu lên đẳng cấp mới với hàng loạt hợp đồng cộng tác cùng các nghệ sĩ như Jake, Dinos Chapman hay nổi tiếng nhất là lần liên kết với thương hiệu đường phố Supreme.
Dưới thời của Kim Jones, những dấu ấn để lại cho Louis Vuitton là minh chứng rõ nét nhất ở sự dung hòa giữa thời trang cao cấp và phong cách đường phố. Ông đã góp phần đưa thời trang đến gần hơn với mọi người.
Bộ sưu tập đầu tiên của nhà thiết kế người Anh chính là sự tiếp nối di sản từ người tiền nhiệm Marc Jacobs. Những sáng tạo mùa Xuân – Hè 2012 đem đến cho Louis Vuitton sự nguyên bản với nguồn cảm hứng từ văn hóa châu Phi. Chiếc áo sắc vàng đi kèm trang phục xanh navy, áo khoác da cá sấu giúp người xem cảm nhận được “hơi thở” của sự lịch lãm, hoang dại đến từ tư duy sáng tạo của người đàn ông có tên Kim Jones.
Một dấu ấn đưa tên tuổi nhà thiết kế lên tầm cao mới là màn hợp tác lịch sử cùng thương hiệu Supreme. Tập đoàn LVMH đã gọi “cú bắt tay” này là điểm sáng trên con đường hồi phục doanh thu của hãng. Nửa năm 2017, công ty thu gần 23 tỷ USD nhờ vào bộ sưu tập Supreme x Louis Vuitton.
Màn hợp tác mở đường giúp nhà mốt dễ dàng kết nối với cộng đồng giới trẻ đam mê đồ hiệu xa xỉ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thế hệ trẻ trở thành thị trường tiềm năng, có sức ảnh hưởng với các nhà mốt lâu đời.
Nhà thiết kế 46 tuổi sáng tạo trang phục cho Louis Vuitton. Ảnh: Grailed.
Chia tay Louis Vuitton, Kim Jones bước tiếp quãng đường với thương hiệu Dior trong công cuộc định hướng hình ảnh cho quý ông hiện đại. Bộ sưu tập đầu tiên của ông trong mùa Xuân – Hè 2019 tạo sự chú ý với không gian trưng bày các tác phẩm điêu khắc khổng lồ hợp tác cùng nghệ sĩ KAWS.
Kim Jones thổi “làn gió” Haute Couture đặc trưng của Dior vào những thiết kế dành cho nam giới, biến phom dáng trang phục đậm chất đường phố trở nên thanh lịch và có sự tinh tế nhất định.
Ông thay đổi các chi tiết cổ điển trở nên hiện đại với họa tiết trang trí hình ong mà nhà sáng lập Christian Dior sử dụng lần đầu vào năm 1955. Họa tiết cannage đặc trưng của nhà mốt Pháp được khoác “chiếc áo” mới bằng kỹ thuật cắt laser cùng nghệ thuật thêu đính thủ công.
Túi yên ngựa đình đám thập niên 2000 do cựu giám đốc sáng tạo John Galliano thiết kế riêng cho phái đẹp cũng được Kim Jones làm mới như món phụ kiện không thể thiếu đối với quý ông hiện đại, tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới.
“Tôi cho rằng thiết kế của mình lãng mạn chứ không đơn thuần là sự nữ tính”, Kim Jones chia sẻ về tầm nhìn với dòng thời trang nam Dior.
Bộ sưu tập Dior Xuân – Hè 2019. Ảnh: GQ Italia.
Có đủ sức kế thừa di sản của Karl Lagerfeld?
Ngày 9/9, Fendi thông báo người thay thế Karl Lagerfeld nắm giữ vị trí giám đốc sáng tạo của thương hiệu sẽ là Kim Jones. Ông được toàn quyền quyết định tất cả hạng mục sản xuất từ Haute Couture, dòng đồ may sẵn cho đến mảng thời trang lông thú. Nhà thiết kế người Anh sẽ làm việc cùng Silvia Venturini Fendi – cháu gái nhà sáng lập.
Trong thời gian chuyển giao, Silvia là người đảm nhận tạm thời vai trò của Karl. Với sự có mặt của Kim Jones, bà được quay về tập trung cho các bộ sưu tập phụ kiện và quần áo nam.
Nhiều người nhận xét Kim Jones là cá thể khác biệt có nhiều điểm tương đồng với giám đốc sáng tạo quá cố. Bởi nhà thiết kế 46 tuổi là người có hình ảnh cá nhân rõ nét cùng độ phủ sóng trên thị trường và tầm nhìn sâu rộng về thời trang giúp mang lại doanh thu cho các thương hiệu xa xỉ.
Không chỉ thế, ông còn có thể tạo nên xu hướng với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ lan rộng trên thế giới như Karl Lagerfeld từng làm tại nhà mốt Chanel.
Số còn lại cho rằng có thể nhà thiết kế người Anh rất giỏi trong mảng thời trang nam, nhưng ở lĩnh vực sáng tạo cho nữ vẫn có sự hạn chế và khó tiếp nối hào quang của giám đốc sáng tạo quá cố. Thời gian chính là câu trả lời chính xác cho những hoài nghi về tài năng của Kim Jones khi đảm nhận vị trí thuyền trưởng dẫn dắt “đoàn tàu” mang tên Fendi.
Kim Jones chụp hình cùng Karl Lagerfeld. Ảnh: News Break.
Câu chuyện đằng sau những chiếc logo thương hiệu
Không sử dụng các ký tự trong tên thương hiệu, Maison Margiela mang đến dãy số độc đáo tương ứng các dòng sản phẩm của hãng.
Theo sự lý giải của nhà viết tiểu sử Justine Picardie trong cuốn sách Coco Chanel: The Legend and The Life, Coco Chanel đã thiết kế biểu tượng từ năm 1925, khi bà sinh sống trong trại trẻ mồ côi. Cảm hứng đến từ những chữ C lồng vào nhau trên cửa sổ của nhà nguyện Aubazine. Màu đen của logo mang tính cá nhân, thể hiện sự sang trọng và tinh tế. Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng biểu tượng này là chữ cái viết tắt tên người sáng lập thương hiệu hoặc là sự pha trộn của 2 chữ đầu tiên trong tên bà cùng người tình Arthur 'Boy' Capel. Ảnh: Chanel.
Louis Vuitton được biết đến là một hãng thời trang Pháp nổi tiếng thế giới thành lập năm 1854. Logo hình ký tự LV và họa tiết hoa 4 cánh monogram trở thành biểu tượng huyền thoại. Georges Vuitton, con trai của Louis Vuitton, sáng tạo ra logo này với mong muốn tạo ra bản sắc riêng cho thương hiệu bằng cách in chữ viết tắt tên cha trên vải. Ngoài ra, họa tiết monogram đã trở thành biểu tượng đại diện cho giá trị của thương hiệu, lấy cảm hứng theo hình tượng những cánh hoa ở đất nước Nhật Bản. Ảnh: Louis Vuitton.
Logo YSL bao gồm 2 gam màu chủ đạo trắng và đen. Sắc trắng tượng trưng cho sự quyến rũ và tinh khiết của thương hiệu, trong khi màu đen phản ánh vẻ tinh tế và sang trọng. Hiện nay, mẫu logo mới đã lược bỏ đi từ Yves và thêm chữ Paris bên dưới. Thiết kế bị chỉ trích bởi các chuyên gia, người hâm mộ vì đánh mất sự cổ điển, thanh lịch mang tên Yves Saint Laurent. Ảnh: Saint Laurent.
Logo của Gucci được thiết kế dưới bàn tay của Aldo Gucci là 2 chữ G lồng vào nhau một cách khéo léo. Ông lấy ý tưởng từ chữ viết tắt tên của cha - Guccio Gucci - để hình thành nên logo. Ngày nay, thiết kế cùng dải ruy băng 3 sọc xanh lá và đỏ trở thành đặc trưng của thương hiệu. Vào năm 2012, bản quyền logo thương hiệu của Gucci hết hạn tại Anh (dựa trên luật Sở hữu trí tuệ IPO), nhà mốt Italy thất bại trong việc gia hạn bản quyền. Sự việc này dẫn đến câu chuyện hãng bị tước mất quyền quản lí logo tại Anh và không thể kiện cáo khi những thương hiệu khác làm theo. Ảnh: Gucci.
Karl Lagerfeld đã tạo ra logo cho nhãn hiệu thời trang lớn của Italy. Logo có ký tự F đảo ngược giúp người xem hình dung ra nhiều ý nghĩa khác nhau, tạo điểm nhấn đặc biệt trên nhãn mác quần áo, khóa túi, thắt lưng... Thậm chí, thiết kế này còn đại diện cho tinh thần của Fendi lúc bấy giờ là "Fun and Fur" để cách tân trong việc sử dụng đồ lông thú. Ảnh: Fendi.
Năm 1970, nghệ sĩ Vicente Vela sử dụng phép đảo chữ cái tạo ra biểu tượng bao gồm bốn ký tự L gắn với nhau. Từ đó, logo được in tỉ mỉ trên các sản phẩm của Loewe như một dấu hiệu đảm bảo cho kỹ thuật may xuất sắc và chất lượng đẳng cấp. Ảnh: Loewe.
Thương hiệu Givenchy được thành lập với logo bao gồm chữ G với 4 chiều khác nhau, tạo thành một hình vuông lớn. G chính là viết tắt của chữ Givenchy - tên của người sáng lập thương hiệu. Ảnh: Givenchy.
Christian Dior SA được thành lập năm 1947. Logo của hãng được biết với 2 chữ D đảo ngược nhau, đơn giản nhưng mang tinh thần thanh lịch. Biểu tượng logo của nhà mốt Pháp tựa như một hình vòng tròn, mở ra một xu hướng, luôn cập nhật để làm mới mình. Chữ D trong ký hiệu được thiết kế với nét thẳng có chân như một cột trụ thể hiện cho sự vững chắc của thương hiệu. Ngoài ra, việc sử dụng 2 gam màu đen, trắng cũng thể hiện đẳng cấp và sự sang trọng của hãng. Ảnh: Dior.
Martin Margiela là cái tên không còn xa lạ với tín đồ thời trang thế giới cùng các thiết kế mang đậm màu sắc nghệ thuật Avant-Garde. Chiếc mác áo đầu tiên của nhà thiết kế người Bỉ là một mảnh vải trắng với 4 mũi khâu ở góc để khách hàng có thể dễ dàng gỡ bỏ nếu như không muốn. Đến năm 1997, ông quyết định thay định thay đổi khi đưa ra các con số từ 0 đến 23 màu đen được sắp xếp thành 3 hàng. Mỗi số tương ứng với một dòng sản phẩm của nhà mốt và được khoanh tròn vào con số khác nhau để chỉ ra bộ sưu tập nào mà sản phẩm đó thuộc về. Theo chia sẻ, dòng logo đã thể hiện chủ nghĩa tôn thờ sự ẩn danh của Margiela.
Thời trang xa xỉ Pháp 'ngấm đòn' COVID-19 Sau Ý, nhiều thương hiệu thời trang danh tiếng như Gucci, Fendi, Celine... tiếp tục đóng cửa các chuỗi cửa hàng tại Pháp. Mới đây, chính phủ Pháp ra lệnh đóng cửa tất cả nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim, các cửa hàng kinh doanh không cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới. Từ sáng...