Kìm giá mua điện trong 20 năm ?
Dự thảo mới của Bộ Công thương khiến nhiều thủy điện nhỏ đứng trước nguy cơ phải ngưng hoạt động.
Khống chế giá mua điện 20 năm, nhiều thủy điện nhỏ có thể phá sản – Ảnh: TTXVN
Một số chủ đầu tư các dự án nhà máy thủy điện nhỏ đã gửi đơn lên Văn phòng Chính phủ và Bộ Công thương kiến nghị về dự thảo quy định khống chế giá mua điện trong 20 năm của các tổng công ty điện lực thuộc Tập đoàn điện lực VN ( EVN). Cụ thể, trong dự thảo thông tư trên, theo bản hợp đồng mẫu, điều 6 có quy định: “Hợp đồng này có hiệu lực thực hiện sau khi ký kết và chấm dứt sau hai mươi năm kể từ ngày vận hành thương mại…”.
Không đúng cơ chế thị trường
Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta sẽ huy động được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác đầu tư vào ngành điện, giảm sự lệ thuộc vào việc mua điện từ Trung Quốc như ở các tỉnh phía bắc
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư năng lượng VN
Điều này đang gây bức xúc cho chủ đầu tư các nhà máy thủy điện nhỏ (có công suất dưới 30 MW), đối tượng điều chỉnh chính của dự thảo, khi giá mua điện của các tổng công ty điện thuộc EVN sẽ không thay đổi trong 20 năm. Ông Lê Trường Thủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Mai Châu (Hòa Bình), cho biết ông không ký đơn trên nhưng một bản hợp đồng quy định như vậy là khá cứng nhắc và bất lợi cho các nhà máy thủy điện nhỏ. Ông Thủy đề nghị phía EVN giữ nguyên, thực hiện đúng thời hạn trong bản hợp đồng mà công ty của ông đã ký.
Video đang HOT
Tỏ thái độ bức xúc hơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thủy điện Tam Long (Đắk Lắk) Bùi Văn Hùng cho rằng: “Nếu quy định trên được áp dụng, các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa sẽ lâm cảnh khốn khó, nguy cơ đóng cửa là rất lớn”. Theo ông này, trong 4 năm (2009 đến 2013), giá bán điện lẻ của EVN cho người dân đã tăng 59%, từ 948 đồng lên hơn 1.508 đồng mỗi kWh nhưng biểu giá chi phí tránh được của các nhà máy thủy điện nhỏ trong thời gian đó chỉ tăng 24% (từ 760 đồng lên 983 đồng/kWh). Riêng năm 2014, các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa không được tăng giá.
Ông Huỳnh Kim Lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Tân – chủ đầu tư dự án Thủy điện Hà Nang (công suất 11 MW) ở Quảng Ngãi, nhận xét bản hợp đồng áp đặt một mức giá trong 20 năm như vậy là quá bất lợi cho nhà đầu tư. “Cứ tính trượt giá trung bình 6 – 7%/năm trong khi giá bán điện giữ nguyên thì doanh nghiệp (DN) bán điện thiệt hại biết bao nhiêu? Nó không công bằng và không đúng với cơ chế thị trường”, ông Lập nói. Cũng theo ông Lập, nhiều nhà máy thủy điện tư nhân đã rất khốn khổ vì chịu lãi suất cao, nay lại không lường trước được những cái khó do ngành điện áp đặt.
“Sẽ do đàm phán giữa hai bên”
Giám đốc Nhà máy thủy điện Sông Bung 6 (29 MW) Nguyễn Văn Khánh thông tin giá bán điện ở nhà máy của ông chỉ 550 đồng/kWh và năm 2013, công ty đã lỗ 4 tỉ đồng. Nếu dự thảo trên được thông qua thì nhà máy của ông khó tồn tại được.
Trong bản kiến nghị gửi tới Văn phòng Chính phủ, chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương không thông qua dự thảo thông tư và cần có chính sách mua giá điện theo cơ chế thị trường: tăng khi giá bán điện tăng và giảm cũng giảm theo mức giảm chung phù hợp. Ông Huỳnh Kim Lập thì đề nghị hai bên vẫn ký hợp đồng nhưng giá mua bán điện sẽ thay đổi theo phụ lục hợp đồng, tùy theo diễn biến, thay đổi chi phí đầu vào sản xuất để đảm bảo cho các nhà máy điện hoạt động được, có lợi nhuận hợp lý.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư năng lượng VN, cũng nhận xét ngành điện nên có cơ chế mua điện của các dự án thủy điện nhỏ ở mức hợp lý để khuyến khích đầu tư, phát triển các dự án thủy điện theo quy hoạch, đóng góp vào sự phát triển nguồn điện. “Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta sẽ huy động được sự tham gia của nhiều DN khác đầu tư vào ngành điện, giảm sự lệ thuộc vào việc mua điện từ Trung Quốc như ở các tỉnh phía bắc”, ông nói.
Ông Phạm Quang Huy, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương)cũng cho rằng: “Hợp đồng mua bán, thời hạn cụ thể thế nào sẽ do đàm phán giữa hai bên. Theo từng nhà máy, có hợp đồng 15 – 20 năm, có bản hợp đồng 30 năm chứ không cố định”.
Nên có hệ số cộng thêm Dễ hiểu tại sao Bộ Công thương đưa ra một mẫu hợp đồng có thời hạn lâu như vậy với các nhà máy thủy điện. Bởi vì, nói chung là các nhà máy thủy điện thì chi phí đầu vào không biến động nhiều, mạnh như các nhà máy nhiệt điện, điện chạy than hay khí… Tuy nhiên, theo tôi thì thời gian duy trì mức giá như vậy cũng là khá dài. Nếu giữ thời gian hợp đồng như vậy thì cũng nên có một hệ số nào đó để cộng thêm những biến động về chi phí giá nguyên vật liệu, trượt giá tác động đến tiền lương nhân công… để giảm bớt rủi ro cho nhà sản xuất. GS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực VN.
Theo TNO
Ghi hóa đơn điện sai: EVN đình chỉ công tác 2 cán bộ
Lãnh đạo EVN Hà Nội cho biết, đã đình chỉ công tác hai cán bộ ghi hóa đơn điện sai và hứa sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng.
Tại cuộc họp giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 15/7, ông Nguyễn Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) thông tin về sự việc cán bộ của EVN Hà Nội ghi sai hóa đơn điện của người dân.
Cụ thể, ông Trung cho biết, ở huyện Sóc Sơn có hai công nhân viên thuộc đội quản lý 1, thiếu trách nhiệm đã ghi sai chỉ số công tơ của nhiều hộ dân tại thôn Thống Nhất, xã Trung Giã gây nên bức xúc trong nhân dân.
Lãnh đạo EVN Hà Nội cho biết, đã đình chỉ công tác hai cán bộ ghi hóa đơn điện sai
Công ty điện lực Sóc Sơn đã hủy hóa đơn sai, lập lại hóa đơn mới, xin lỗi hộ dân ở xã Trung Giã.
Công ty cũng đã họp kỷ luật, quyết định đình chỉ 90 ngày đối với hai công nhân trên và sẽ có các hình thức kỷ luật thích đáng. Ngoài ra, các cán bộ công nhân viên có liên quan cũng bị xử lý kỷ luật.
Giám đốc, Phó giám đốc công ty điện lực Sóc Sơn bị phê bình. Đội trưởng, đội phó của công ty cũng chịu hình thức kỷ luật khiển trách.
Phó tổng giám đốc Tổng công ty điện lực Hà Nội nói: "Đây là sự việc ngoài mong muốn, Tổng công ty xin lỗi khách hàng".
Cũng tại buổi họp chiều 15/7, ông Nguyễn Quang Trung cũng phân trần về nguyên nhân dẫn đến hóa đơn tiền điện của một số hộ dân tăng đột biến thời gian qua.
Phó tổng giám đốc EVN Hà Nội dẫn lý do nhiều đợt nắng nóng kéo dài từ đầu tháng 5/2014 đến đầu tháng 6/2014 nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
Theo thông tin từ ông Trung cung cấp, có những khu sản lượng điện sinh hoạt tiêu dùng của tháng 6/2014 tăng từ 40% đến hơn 60% so với tháng 5/2014. Đơn cử như ở quận Hoàng Mai mức tăng sản lượng điện sinh hoạt tháng 6 so với tháng 5 là 57%, quận Đống Đa mức tăng là 55%.
Sản lượng điện 6 tháng đầu năm 2014 tăng đột biến, trung bình ngày là 32,5 triệu kWh, tăng 8,13% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Một lý do nữa được lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Hà Nội đưa ra là do các cháu học sinh nghỉ hè nên đa phần thời gian sử dụng điều hòa và thiết bị làm mát trong gia đình tăng.
Bên cạnh đó, chu kỳ làm hóa đơn tiền điện tháng 6/2014 trùng với đợt nắng nóng, do vậy, hóa đơn tiền điện ở thời gian này hội tụ các yếu tố đột biến làm sản lượng điện tiêu thụ của các hộ gia đình tăng cao.
Giá điện tăng, EVN đạt lợi nhuận "khủng" Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo giám sát năm 2013 gửi Bộ Công Thương về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mẹ. Ảnh minh họa Theo đó, doanh thu hợp nhất năm 2013 là 177.850 tỉ đồng, lợi nhuận hợp nhất toàn tập đoàn đạt 9.197 tỉ đồng, riêng công ty mẹ đạt lợi nhuận...