Kim cương Le Beau Sancy lập kỷ lục 9,7 triệu USD
Viên kim cương hình quả lê 34,98 carat từng gắn liền với nhiều hoàng gia ở châu Âu đã được bán với giá 9,7 triệu USD, trong khi giá kỳ vọng chỉ khoảng 4-5 triệu USD.
Le Beau Sancy không chỉ có vẻ đẹp mà còn gắn liền với 400 năm lịch sử – Ảnh: AP
AP đưa tin có 5 người tham gia đấu giá hôm 15-5 tại nhà đấu giá Sotheby tại Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, một người giấu tên trả giá qua điện thoại đã giành quyền sở hữu viên kim cương này với giá gần như gấp đôi giá dự kiến.
Viên kim cương trắng có hình dáng quả lê
Le Beau Sancy là viên kim cương trắng có dáng hình hoàn hảo với hành trình 400 năm chứng kiến những thăng trầm khi qua tay các hoàng gia châu Âu như Pháp, Anh, Hà Lan, Đức.
Viên kim cương khi được đưa về Pháp từ Ấn Độ nhờ đại sứ Nicolas de Harlay – chúa đất vùng Sancy – được đặt tên Le Beau Sancy.
Vật báu này từng được gắn lên vương miện hoàng hậu Marie de Médicis – vợ vua Pháp là Henri IV. Nhưng chỉ một ngày sau khi lên ngôi với chiếc vương miện đó, bà Médicis chứng kiến vua Henri bị sát hại, để lại sáu đứa con nhỏ chưa đầy 9 tuổi.
Đây là vật báu quý nhất trong 700 món đồ trang sức được nhà Sotheby đưa ra đấu giá hôm 15-5
Video đang HOT
Theo Tuổi Trẻ
Yên Bái: Về nơi người dân ngày đêm giã đá tìm ngọc
Từ hàng chục năm nay, người dân thị trấn Yên Thế - Lục Yên - Yên Bái mưu sinh bằng một nghề khá "độc": cho đá vào cối, dùng chày đập cho đá càng vỡ vụn càng tốt. Đó là nghề giã đá tìm ngọc.
Dạo qua một góc thị trấn Yên Thế, người viết không khỏi ngạc nhiên trước từng dãy hàng hóa được bày bán ở chợ, khác hoàn toàn với những khu chợ quê khác bởi các sản phẩm được bày bán ở đây chủ yếu là "đá quý". Đá được những "thạch phu" thồ ra chợ bằng xe máy, xe đạp và cả vác trên vai.
Ở chợ, đá được phân loại thành hai gian hàng rõ ràng, một bên là đá thô được những người dân khai thác từ trên núi mang ra chợ, đựng trong những chiếc túi, bao tải đầy đủ các loại đá màu. Còn đá thành phẩm là sản phẩm đã được mài, chế tác tạo thành những mặt dây chuyền, mặt nhẫn... Chợ đá thô tan trước 8 giờ, còn mặt hàng đá thành phẩm họp đến gần trưa.
Chợ đá quý Lục Yên sôi động từ sáng đến trưa với đủ các loại đá đủ màu sắc
Những người chở từng bao đá thô mang ra chợ để bán cho những cơ sở chế tác tranh đá quý, một sản phẩm mang tính nghệ thuật cao và có thương hiệu truyền thống nơi đây. Chị Trần Thị Dung, chủ một cơ sở làm tranh đá quý tại Lục Yên cho biết: Lục Yên là vùng có thương hiệu về đá quý, không chỉ người dân địa phương mà khách ở xa cũng đến đây để mua đá, khách hàng quen còn có cả người nước ngoài.
Nguồn nguyên liệu không phải kiếm tìm ở đâu xa, nó được đào từ chính trong lòng núi. Để lấy được "sản phẩm từ lòng đất" này, người dân phải lên núi từ chiều hôm trước để tìm những khối đá màu, khai thác đem đến chợ bán vào sáng hôm sau.
... thật khéo léo để ra những viên ngọc thành phẩm như thế này.
Đá ở đây được phân loại thành ba dòng khác nhau, trong đó dòng rubi là loại cao cấp nhất gồm các loại đá màu hồng và đỏ; thường dùng để chế tác đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, dây chuyền, nhẫn... Tùy độ vỡ - lành của đá mà có giá dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Sau rubi là dòng đá saphia cao cấp, gồm các loại đá màu xanh. Sahia cũng được chế tác ra đồ trang sức nhưng có giá trị thấp hơn. Cuối cùng, dòng đá canxit là các loại đá màu, khá lấp lánh nhưng có chất lượng và giá trị thấp.
Ở nơi này những tiếng "boong boong" vang lên đều đặn mỗi ngày. Du khách có thể nghe được âm thanh đặc biệt này từ cách đó vài trăm mét. La liệt ven hồ Yên Thế, hàng trăm người đang cầm chày sắt giã đá.
Tranh chế tác từ đá quý trong lòng núi Lục Yên đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng.
Chị Dung, chủ cơ sở sản xuất tranh đá quý cho biết: Nghề giã đá ở Lục Yên xuất hiện cách đây khoảng 20 năm về trước. Thời gian đó có rất nhiều người nước ngoài sang Lục Yên "săn" đá quý, trong đó có cả những người Thái Lan. Sang đây, họ mang theo những bức tranh đá cao cấp trông rất đẹp mắt. Người dân ở đây đã bắt chước họ; từ đó làm nên thương hiệu tranh đá quý nổi tiếng. Để làm ra bức tranh gắn đá quý, người ta cần đến rất nhiều mảnh đá vụn li ti, do đó phải có công đoạn giã đá.
Chị Nông Thị Tính, người dân xã Yên Thắng, đã gắn bó với nghề giã đá suốt bốn năm nay, cho biết mỗi ngày chị giã hơn 1kg đá, công việc khá vất vả và độc hại nhưng thu nhập không đáng kể.
Nói về nghề này ở địa phương, ông Đoàn Đức Trường - Phó phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Lục Yên - trao đổi: Nghề làm tranh đá quý ở thị trấn Yên Thế được hình thành từ khoảng năm 1990. Nhờ thương hiệu và sự phát triển của nghề này, nhân dân địa phương đã có việc làm, góp phần nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống.
Dưới đây là một số hình ảnh tại chợ đá quý Lục Yên:
Đá quý được phân ra nhiều loại khác nhau có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Việc giã đá đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo.
Từ những mảnh vụn đá quý, người thợ lắp ghép thành những bức tranh đá quý long lanh.
Bức tranh đá quý hoàn thiện quý phái.
Những sản phẩm đơn giản hơn từ đá quý Lục Yên.
Theo Dân Trí
Kho báu trong thang máy Vừa đi làm về, một phụ nữ ở thành phố Krasnoyarsk thuộc vùng Siberia (Nga) chợt phát hiện trong thang máy của tòa chung cư có một túi xách nhỏ. Ảnh: Reuters Tò mò, bà khui ra xem và tá hỏa khi thấy bên trong chứa đầy những viên "đá" lấp lánh. Bán tín bán nghi, bà xách cái túi tới tiệm đá...