Kim Bôi đang trở thành điểm đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giàu sức hút
Với nguồn nước khoáng thiên nhiên quý giá, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giao thông thuận tiện, huyện Kim Bôi, Hòa Bình đang trở thành điểm đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giàu sức hút.
Năm 2022, với sự phục hồi mạnh mẽ sau ảnh hưởng đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch của huyện Kim Bôi đạt được những kết quả ấn tượng. Các khu du lịch (KDL) nghỉ dưỡng nổi tiếng như: Serena Resort Kim Bôi – xã Sào Báy, An Lạc Eco Farm and Hot Springs – xã Vĩnh Đồng, V’Resort – xã Vĩnh Tiến thu hút đông đảo khách đến trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Đây cũng là các điểm đến góp phần tăng doanh thu đáng kể cho hoạt động du lịch trên địa bàn. Toàn huyện đón 450.700 lượt khách, trong đó có 1.100 khách quốc tế. Tổng thu từ hoạt động kinh doanh du lịch đạt 390 tỷ đồng, thực hiện 180% kế hoạch năm.
Kim Bôi phong cảnh hữu tình
Bên cạnh đó, trào lưu cắm trại – xu hướng du lịch mới phát triển góp phần không nhỏ trong việc gia tăng lượng khách đến thăm quan, trải nghiệm tại địa phương. Với không gian sơn thuỷ hữu tình, khu vực xóm Nà Bờ, xã Sào Báy là địa điểm “hot”. Nơi đây được nhiều du khách lựa chọn nhờ có sông, núi hiền hoà, bờ bãi rộng, lý tưởng để cắm trại, tổ chức các hoạt động dã ngoại của các gia đình, bạn trẻ vào dịp nghỉ hoặc ngày cuối tuần. Các địa điểm tại đây rất đẹp và tạo cho du khách tham quan trải nghiệm rất thú vị, vì vậy Kim Bôi – Hòa Bình luôn đón nhiều lượt khách mỗi năm.
Video đang HOT
Trong thời điểm cận Tết cổ truyền dân tộc, du khách đến thăm quan, trải nghiệm tại các điểm đến du lịch trên địa bàn huyện càng đông hơn. Các KDL chất lượng cao, tích hợp nhiều tiện ích, có trải nghiệm tắm khoáng nóng được du khách ưa chuộng.
Bước sang năm 2023, huyện căn cứ vào chỉ tiêu tỉnh giao để xây dựng kế hoạch thực hiện công tác du lịch. Theo phòng VH-TT huyện Kim Bôi, bên cạnh các điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động, dự kiến trên địa bàn sẽ có thêm 1 điểm đến mới là tổ hợp nghỉ dưỡng trị liệu sức khoẻ, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn quy mô hiện đại bậc nhất do Tập đoàn APEC đầu tư tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo khánh thành, đi vào vận hành khai thác.
Thực hiện Đề án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư; tuyên truyền, quảng bá nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, góp phần phát triển du lịch. Trong đó có chương trình hội thảo xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch; xây dựng các video quảng bá trên trang thông tin điện tử của địa phương; hướng dẫn các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch thực hiện công tác chuyển đổi số. Với những cách làm hay để thu hút khách du lịch,tin rằng Kim Bôi – Hòa Bình sẽ ngày càng đón nhiều du khách hơn nữa đến tham quan, trải nghiệm.
Nghỉ dưỡng, chữa lành - xu hướng du lịch trong năm 2024
Trong vài năm trở lại đây, cụm từ du lịch 'nghỉ dưỡng, chữa lành' được đề cập thường xuyên và thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Bởi lẽ, cuộc sống hiện đại ngày càng có nhiều áp lực, du lịch nghỉ dưỡng, chữa lành sẽ giúp mỗi người có thêm năng lượng, lấy lại cân bằng về thể chất lẫn tinh thần sau mỗi chuyến đi.
Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) - điểm đến cho kỳ nghỉ dưỡng, chữa lành trở nên ý nghĩa.
Du lịch nghỉ dưỡng, chữa lành hiểu một cách đơn giản là chuyến đi khám phá, trải nghiệm ở một điểm đến nhằm nâng cao sức khỏe, giúp thư giãn tâm trí, tinh thần. Hình thức này thường được tích hợp trong các mô hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái kết hợp với các hoạt động chăm sóc sức khỏe như đi bộ khám phá, thiền, yoga, thưởng thức ẩm thực thực dưỡng... Qua đó, những chuyến du lịch nghỉ dưỡng, chữa lành không chỉ nhằm thụ hưởng, nghỉ ngơi, mà còn là cơ hội khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của điểm đến như một cách để tăng cường cảm nhận về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống.
Mới đây, chúng tôi có dịp gặp chị Phan Thị Hồng Tiến (36 tuổi) đến từ Hà Nội cùng nhóm bạn đang có kỳ nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước). Chị Tiến cho biết: "Nhóm chúng tôi gồm có 6 thành viên, chủ yếu là chị em làm trong ngành y tế. Mọi người duy trì việc luyện tập yoga được 2 năm nay, song chủ yếu là tranh thủ dậy sớm, tập luyện trên nhóm online. Với các thành viên trong nhóm, đây là chuyến đi đầu tiên đến một khu nghỉ dưỡng để trải nghiệm không gian mới. Được hòa mình giữa thiên nhiên trong lành, yên tĩnh kết hợp với các động tác thư giãn chúng tôi cảm thấy cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, lãng mạn. Đặc biệt, chúng tôi còn được trải nghiệm ngâm chân, gội đầu bằng thảo dược và thưởng thức đặc sản trà quýt hoi. Cùng với đó, mọi người dành thời gian khám phá bản làng, ẩm thực của đồng bào Thái nơi đây. Chuyến đi đối với chúng tôi thật sự rất ý nghĩa và mang đến cho mọi người nguồn năng lượng tích cực".
Cũng theo chị Tiến, chuyến đi của nhóm lần này còn đến tham quan, vãn cảnh tại một số điểm đến khác của tỉnh Thanh Hóa gồm: suối cá Cẩm Lương, Thành Nhà Hồ và Lam Kinh. Với đặc thù công việc bận rộn nên quỹ thời gian để thư giãn, chăm sóc bản thân của mỗi thành viên trong nhóm đều rất hạn hẹp. Đôi lúc công việc áp lực, cộng thêm việc chăm sóc gia đình, con cái khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy căng thẳng, stress. Tuy nhiên, sau chuyến trải nghiệm này, cả nhóm đã tìm ra cho mình giải pháp nhằm giảm bớt áp lực hiệu quả, vì vậy sẽ thu xếp thời gian để có thể tổ chức từ 2 - 3 chuyến nghỉ dưỡng mỗi năm.
Thực tế, trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông ngày càng được du khách lựa chọn là điểm đến "chữa lành". Nắm bắt xu hướng và khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có từ thiên nhiên, hiện nay một số khu nghỉ dưỡng tại đây như: Pù Luông Retreat, Ebino Resort & Spa, Puluong Bocbandi Retreat, Pù Luông Eco Garden, Pù Luông Casa Resort, Inhla home Pù Luông... đã phát triển thêm các dịch vụ như ngâm chân thảo dược, spa, đồng thời bố trí các không gian phù hợp cho một số hoạt động như thiền, yoga.
Cùng với các khu nghỉ dưỡng sinh thái cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển cũng là điểm đến phù hợp dành cho các hoạt động "chữa lành". Những ngày cuối năm 2023, anh Hà Ngọc Hiếu (Hoằng Hóa) đã lựa chọn đến Bãi Đông (thị xã Nghi Sơn) cho kỳ nghỉ của mình. Anh Hiếu cho biết: "Năm nay là năm thứ 2 tôi lựa chọn khu nghỉ dưỡng biển cho kỳ nghỉ cuối năm. Lúc này Bãi Đông trở nên yên tĩnh, vắng lặng giúp tôi cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn. Mặc dù cuối năm tiết trời lạnh giá, nhưng với tôi đây lại chính là khoảng thời gian để trải nghiệm những điều khác biệt, thú vị của du lịch biển. Trong những ngày ở đây, phần lớn thời gian tôi dành để cảm nhận cuộc sống và vẽ tranh, ghi lại những khoảnh khắc bình yên nơi đây. Sau một năm không ngừng cố gắng, nỗ lực, chuyến đi là phần thưởng cho bản thân để bắt đầu một năm mới với những mục tiêu mới".
Tuy nhiên, anh Hiếu bày tỏ mong muốn các khu du lịch biển cũng như một số điểm đến khác phát triển thêm các hoạt động như trải nghiệm làng nghề, đọc sách, dịch vụ ăn uống, lưu trú dạng nghỉ dưỡng, chữa lành... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch từ bình dân đến cao cấp, qua đó giúp chuyến đi của du khách trọn vẹn hơn.
Theo phân tích của các chuyên gia, mặc dù xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, chữa lành thường tập trung vào các nhóm khách lẻ, ít người, song loại hình này lại đặc biệt thu hút khách quốc tế và dòng khách có khả năng chi trả cao. Mặt khác, du lịch nghỉ dưỡng, chữa lành thường tập trung vào mùa thu - đông, do đó xu hướng du lịch này nếu được phát triển một cách bài bản, đúng hướng sẽ góp phần giải quyết vấn đề mùa vụ của ngành du lịch trong tương lai gần.
Năm 2023, trang booking.com đã ủy thác nghiên cứu trên 27 nghìn khách du lịch trên 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, kết hợp với dữ liệu của nền tảng du lịch kỹ thuật số đã đưa ra 7 dự đoán du lịch trong năm 2024. Trong số đó, "nghỉ dưỡng chữa lành" là một trong những xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Theo đó, để thu hút nguồn khách từ xu hướng du lịch giàu tiềm năng này, các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương có khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần có sự nghiên cứu, định hướng cụ thể để doanh nghiệp đầu tư, phát triển dịch vụ phù hợp.
Về phía các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh cần chủ động tìm hiểu, thiết kế xây dựng các tour du lịch nghỉ dưỡng, chữa lành mang tính hấp dẫn, phù hợp. Qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh khai thác tiềm năng và tăng lợi thế cạnh tranh cho du lịch xứ Thanh.
Du lịch Yên Dũng (Bắc Giang) nhiều điểm nhấn Huyện Yên Dũng xác định phát triển 3 loại hình du lịch gồm: Văn hóa - tâm linh; sinh thái - nghỉ dưỡng; vui chơi - giải trí - thể thao và các sản phẩm du lịch khác mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế gắn với du lịch của huyện....