Kim Anh trải lòng về ‘những ngày biệt giam’
“Hoàn toàn tuyệt vọng, tôi tự giày vò tâm can mình suốt 10 tháng biệt giam. Cuộc sống lúc này chỉ là sự lặp lại của những đêm dài thức trắng, những dòng nước mắt cứ chảy dài như vô tận”, phạm nhân Kim Anh – nữ sinh viên cứa cổ người tình trên xe Lexus viết.
Sáng 23/9, một cán bộ trại giam Phú Sơn 4 (Bộ Công an) cho VnExpress.net biết, trong cuộc thi “Sự hướng thiện và niềm tin hối hận” do trại tổ chức tháng 9, Kim Anh trút hết nỗi niềm trên trang giấy cùng khát vọng được trở lại cuộc sống bình thường sau những lầm lỡ. Trên 10 trang giấy vở học sinh, nét chữ tròn trịa, nắn nót, Kim Anh nhớ lại những ngày đầu tiên khi chuyển từ trại Hỏa Lò đến Phú Sơn.
Kim Anh biễu diễn trên sân khấu trong một cuộc thi văn nghệ tại Trại giam Phú Sơn 4. Ảnh: Hà Anh
“Nhớ lại một năm trước đây, vào một buổi sáng tinh mơ ở Hòa Lò, tôi giật mình khi nghe tiếng chìa khóa khua ở cửa buồng và rồi cán bộ đọc tên tôi chuyển trại. Chị em trong buồng vội vàng mỗi người một tay giúp tôi thu xếp đồ dùng cá nhân. Có người khóc, có người gượng cười động viên: Cố lên em nhé! Rồi chị em mình sẽ có ngày gặp lại. Nhưng mỗi người chúng tôi mang một án tù, sẽ rẽ đi những ngả đường khác nhau. Ai cũng hiểu sẽ rất lâu mới có ngày hội ngộ”.
Cô nhớ lại lúc chia tay chị em và cán bộ quản giáo, kéo hai bao tải dứa đựng đồ, lòng nặng trĩu những ưu tư vì phải chia tay những người bạn đặc biệt đã đồng cảm với cô suốt một thời gian dài, một phần vì chới với không biết chặng đường trước mắt sẽ ra sao. Nhưng rồi sau hơn 15 tháng giam cầm trong bốn bức tường u tối và ảm đạm, những hoang mang, lo lắng dường như đã tan biến. “Niềm tin vào một cuộc sống mới đã bắt đầu le lói”, nữ sinh trải lòng.
Trên trang giấy, cô nhớ về những năm tháng tuổi thơ với hình ảnh người mẹ với nụ cười hiền hậu, với ký ức của ngày tháng di chuyển từ Yên Bái về Hà Nội. Lúc đó Kim Anh 14 tuổi. Cô ngỡ ngàng trước sự náo nhiệt, sầm uất của phố phường Hà Nội. Với một thiếu nữ từ một vùng địa đầu của tổ quốc, sau những ngỡ ngàng xa lạ, cô dần dần hòa mình vào cuộc sống mới và thích nghi một cách nhanh chóng.
Video đang HOT
Theo Kim Anh, ở trường cô luôn giữ được sức học khá, rất nhiều bạn bè và thầy cô yêu mến. Rồi cô thi đỗ vào đại học Sư phạm, bắt đầu cuộc sống của sinh viên xa nhà.
“Với ngoại hình ưa nhìn và tính cách khá mạnh mẽ cộng với sự hiếu kỳ của tuổi mới lớn, tôi sẵn sàng lao mình vào các cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Tiếng nhạc sôi động, những điệu nhảy lắc lư, ngây ngất trong hơi men đã đi vào cuộc sống của tôi và trở thành một phần quen thuộc từ đấy. Ngày tháng trôi qua, tôi cứ bước qua thời gian mà không hề nhận ra mình đang trượt dốc. Những ước mơ, những hoài bão đã bị che lấp bởi lối sống gấp, bởi thói quen hưởng thụ hiện rõ trong con người tôi. Không ngại ngần, tôi theo bạn bè thả mình trôi theo những mối quan hệ ngoài luồng không lành mạnh, bỏ mặc hết sự quan tâm của gia đình và những người thân”.
Kim Anh ngoái lại tìm bóng dáng người thân trước khi lên xe về trại giam sau phiên xét xử. Ảnh: H.A
Rồi cô viết tiếp: “Đúng là ở đời không ai học hết được chữ ngờ. Tôi trở thành một kẻ giết người chỉ sau một phút không làm chủ được hành động. Sai lầm này tôi biết sẽ chẳng bao giờ tôi có thể tha thứ cho mình được. Quả thật đây là cú sốc quá lớn đối với gia đình và những người thân thương của tôi. Hoàn toàn tuyệt vọng, tôi tự giày vò tâm can mình suốt 10 tháng biệt giam. Cuộc sống lúc này chỉ là sự lặp lại của những đêm dài thức trắng, những dòng nước mắt cứ chảy dài như vô tận. Phải cố gắng lắm tôi mới nhận ra đây không phải là một cơn ác mộng”.
Kim Anh bảo, một mình trong cô độc và đau đớn, có lúc cô nảy sinh ý nghĩ sẽ kết liễu đời mình để chấm dứt tất cả, nhưng nghĩ đến mẹ, đến nỗi đau mà gia đình phải gánh chịu, cô không cho phép mình gục ngã. Cô tự bảo mình lúc này đây phải chiến đấu với chính bản thân, chiến đấu với số phận nghiệt ngã.
“Mỗi lần nghĩ đến gia đình, nghĩ đến mẹ cha là lòng tôi lại thắt quặn với nỗi ân hận tràn trề. Và giờ đây, trong tôi chỉ có một ước nguyện duy nhất là được sớm trở về với tổ ấm thân yêu của mình. Mức án 14 năm tù đối với tôi không phải là một chặng đường ngắn nhưng tôi đã học cách chấp nhận nó, vì đó chính là cái giá mà tôi phải trả”, cô trải lòng.
“Nếu như chúng tôi, những thanh niên còn rất trẻ, biết giữ mình, biết sống có trách nhiệm hơn chắc chắn sẽ không bao giờ có ngày phải sa vào vòng tù tội. Ngày còn cắp sách lên giảng đường, nếu tôi không mải miết tìm vui trong những trò vô bổ thì đã không để tuột mất một tương lai xán lạn”, Kim Anh ân hận trong từng dòng chữ.
Nữ phạm nhân tâm sự, giờ đây khi đã hiểu được giá trị của lao động, giá trị của cuộc sống và chứng kiến những thành công mà bạn bè đồng trang lứa đã gặt hái được, cô thấy mình thật đáng xấu hổ.
“Khi trải qua những mất mát rồi mới giúp ta trân trọng những gì mình đang có hơn. Tôi tin rằng cố gắng cải tạo thật tốt là con đường duy nhất giúp ta sớm được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, sớm được trở về với gia đình và xã hội. Và với những bài học của riêng mình, mỗi chúng ta sẽ vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống”, cô khép lại tâm sự trong những con chữ cuối.
Kim Anh và ông Nguyễn Tiến Chính (ở quận Hai Bà Trưng) từng có quan hệ tình ái, sau đó chia tay. Ngày 13/2/2009, cô vô tình gọi vào máy của người tình cũ. Ông Chính đã rủ đi ăn, song nữ sinh viên từ chối. Do bị đe dọa sẽ tiết lộ “chuyện cũ” với người yêu, Kim Anh đồng ý gặp mặt.
Đêm hôm đó, trong lúc ngồi trong ôtô đợi bạn của ông Chính, người đàn ông có gia đình này đã sàm sỡ Kim Anh. Cô phản ứng nhưng người tình cũ vẫn không dừng tay. Kim Anh vớ được con dao ở sau ghế lái, cắt cổ ông Chính.
“Giá như lúc đó bị cáo không bị kích động, bình tĩnh nhảy ra khỏi xe thì sẽ không nên chuyện”, Kim Anh ăn năn tại tòa. Cô bị TAND Hà Nội tuyên án 14 năm tù giam.
Theo VNExpress
Breivik bị biệt giam thêm một tháng
Tòa án Oslo hôm nay ra phán quyết biệt giam "sát thủ máu lạnh" Anders Behring Breivik thêm 4 tuần nữa, để tiếp tục điều tra vụ khủng bố kép làm chấn động Na Uy tháng trước.
Breivik được áp giải trên chiếc xe cảnh sát để tới tòa án hôm nay. Ảnh: AFP
Breivik vẫn bị xử kín giống như lần ra tòa đầu tiên hôm 25/7, vì thế mọi thông tin chỉ được thẩm phán Hugo Abelseth thông báo sau khi phiên tòa kết thúc. AFP dẫn lời ông Abelseth cho hay việc quyết định biệt giam kẻ cực hữu 32 tuổi là để ngăn chặn việc y liên lạc với bất cứ ai ở thế giới bên ngoài, hòng phi tang các chứng cứ liên quan tới cuộc điều tra.
Trước đó, luật sư của Breivik, ông Geir Lippestad cho hay thân chủ của mình coi việc bị biệt giam là "sự tra tấn tàn bạo". Chính ông Lippestad cũng cho rằng việc bị giữ trong một phòng giam nhỏ khiến thân chủ của ông gặp khó khăn. Tuy nhiên, lý lẽ này không thuyết phục được thẩm phán Abelseth và ông quyết định Breivik sẽ tiếp tục bị giam tới 19/9. Như vậy, sau khi kết thúc thời hạn một tháng bị giam giữ vào ngày 22/8, Breivik sẽ phải ăn cơm tù thêm một tháng.
Theo lời luật sư Lippestad, kẻ cực hữu máu lạnh xuất hiện ở tòa trong trang phục bình thường. Một phiên tòa khác diễn ra vài ngày trước đã bác bỏ đề nghị của y về việc được cho phép ra trước tòa trong trang phục áo đuôi tôm, với lý lẽ rằng việc này có thể gây ra "những xáo trộn không cần thiết, gây khó chịu và đầy tính khiêu khích".
Hàng trăm người thân của các nạn nhân chết dưới tay Breivik hôm nay tập trung ở đảo Utoyea, để thăm hiện trường nơi xảy ra vụ xả súng khiến 69 người thiệt mạng. Cùng với 8 người chết trong vụ đánh bom ở thủ đô Oslo, tổng cộng có tới 77 người mất đi mạng sống vì Breivik. Đây là thảm kịch tồi tệ nhất tại Na Uy kể từ sau Thế chiến II.
Phiên xét xử tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 19/9, tức là ngày hết hạn một tháng biệt giam tiếp theo đối với Breivik. Tòa án khi đó sẽ một lần nữa xem xét việc có tiếp tục kéo dài thời hạn giam giữ với nghi phạm này hay không.
Theo VNExpress
Nguyễn Đức Nghĩa: Tết biệt giam Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa Rất lâu rồi, Hà Nội mới có một mùa đông rét mướt tê tái kéo dài đến như vậy. Tôi ngồi cùng bà Phạm Thị Chuân, mẹ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa trong nhà thăm gặp người thân phạm nhân của Trại tạm giam Công an Hà Nội. Nguyễn Đức Nghĩa được dẫn vào buồng. Bà Chuân...