Kiev viết lại sách giáo khoa lịch sử về cuộc khủng hoảng Ukraine
Bộ giáo dục Ukraine đã sửa đổi nội dung trong sách giáo khoa lịch sử để cập nhật những diễn biến trong năm qua như sự kiện quảng trường Maidan, cuộc đảo chính, cuộc xung đột ở miền đông.
Trong thông cáo báo chí của phòng báo chí Bộ Giáo dục Ukraine, Những chi tiết được cập nhật vào sách giáo khoa lịch sử lần này là thông tin về diễn biến ở Ukraine đầu năm 2014, cuộc đảo chính và sau đó là “chiến tranh Nga-Ukraine”.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Một nhóm công tác của Bộ Giáo dục nước này đã phát hành một cuốn sách hỗ trợ việc dạy lịch sử cho giáo viên, dày 40 trang. Ngoài ra, sách giáo khoa lịch sử của học sinh cũng được đính kèm thêm 25 trang khác.
Việc xuất bản của những quyển sách giáo khoa này sẽ được cấp kinh phí từ nguồn quỹ ngoài ngân sách.
Việc thay đổi nội dung chương trình học của học sinh là động thái mới của Ukraine trong việc “biên soạn” lại lịch sử. Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ban một sắc lệnh vinh danh hoàng tử Vladimir, người mà ông tuyên bố là “người sáng lập nhà nước cổ xưa Rus-Ukraine của châu Âu”.
Rus-Ukraine là một đại công quốc trung cổ với thủ đô là Kiev, từng tồn tại ở Đông Âu từ cuối thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13. Quốc hiệu chính thức của nhà nước này là Rus. Hoàng tử Vladimir đã trị vì Rus từ năm 980-1015.
Video đang HOT
Sử gia người Nga ông Igor Danilevsky bác bỏ quan điểm của ông Poroshenko, cho rằng khi nói đến Ukraine với tư cách là sự hình thành của một nhà nước thì quốc gia này được thành lập rất lâu sau nhà nước Rus-Ukraine cổ xưa.
Tháng 11/2014, Giám đốc của Viện lịch sử quốc gia Ukraine Volodymyr Vyatovich nói với truyền thông nước này rằng cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại giai đoạn 1941-1945 (một phần của Chiến tranh Thế giới II) sẽ được gỡ bỏ khỏi sách giáo khoa lịch sử Ukraine.
Nga khi đó đã bất bình với việc Ukraine chối bỏ lịch sử sau khi chính quyền Kiev thân phương Tây được dựng lên, đặc biệt là việc Kiev xem xét tôn vinh những kẻ cộng tác với phát xít cũ nhưng chiến đấu tự do cho tổ quốc.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
"Nga sớm đoán được kẻ giật dây đảo chính Ukraine là Hoa Kỳ"
Nhà lãnh đạo Nga cũng ghi nhận rằng nước Nga ngay từ ban đầu đã đoán ra được "thủ phạm" giật dây cho cuộc đảo chính Ukraine năm 2014 không ai khác chính là Hoa Kỳ.
Mới đây, một đoạn phim tư liệu do đạo diễn người Nga Andrei Kondrashov xây dựng mang tên "Crimea. Đường về nhà" đã quay lại cảnh tổng thống Nga Putin tiết lộ thông tin bí mật về cuộc sáp nhập lãnh thổ của Crimea vào nước Nga.
Theo đó, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố chính quyền Moscow không hề đưa quân vào Ukraine mặc dù đã có sự cho phép của Quốc hội Nga, và số lượng các nhân sự tại căn cứ quân sự Nga ở Crimea cũng không vượt quá quy định cho phép.
Ông nói: "Phải nói thật, thậm chí chúng tôi còn không cần đến sự cho phép của Hội đồng Liên bang để gửi quân lính đến Ukraine. Theo hiệp ước quốc tế liên quan đến vấn đề chủ quyền, chúng tôi có quyền đưa 20.000 người đến đóng quân tại cơ sở quân sự Crimea, thậm chí là hơn. Thế nhưng con số trong thực tế lại không vượt quá 20.000".
Một tòa lâu đài cổ xưa tại bán đảo Crimea
Ông Putin nói thêm rằng Nga không hề vi phạm luật pháp quốc tế nào. Ngoài ra, Nga đã cố tình đặt các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động lớp K-300P (SSC-5) Bastion ở Crimea để các vệ tinh không gian có thể nhìn thấy rõ, theo Tổng thống Putin trả lời trong phim tài liệu.
Trong đoạn phim, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn tuyên bố Kremlin sẽ đưa các cơ sở quân sự hạt nhân của nước này vào tình trạng báo động nếu như Crimea có xảy ra biến cố.
Về vấn đề nhân đạo tại bán đảo Crimea, Tổng thống Putin chỉ rõ: "Có một số thông tin cho rằng có khả năng các cuộc tấn công khủng bố đã diễn ra, và một số nhà lãnh đạo "diều hâu" của Ukraine, trong đó có cả các cơ quan an ninh, đã sẵn sàng thực hiện một số hành vi gây ra thương vong cho dân thường với số lượng lớn".
Vị lãnh đạo người Nga nhấn mạnh sẽ không cho phép để tình trạng giết người tái diễn đồng thời sẽ trao cho người dân Crimea "cơ hội để thể hiện quyết tâm ý chí của mình".
Ông cho biết: "Để ngăn chặn 20.000 quân, bạn cần phải có một số lượng quân lính nhất định cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy mà tôi đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga triển khai các lực lượng đặc biệt thuộc Cục Tình báo, thủy quân lục chiến và lính dù sẵn sàng tiếp sức cho các cơ sở quân sự của chúng tôi tại Crimea".
Ông Vladimir Putin cho biết ông không hề nghĩ đến việc "tách rời" Crimea ra khỏi lãnh thổ Ukraine cho đến khi cuộc đảo chính vào tháng Hai năm ngoái nổ ra tại nước này.
Nhà lãnh đạo Nga cũng ghi nhận rằng nước Nga ngay từ ban đầu đã đoán ra được "thủ phạm" giật dây cho cuộc đảo chính Ukraine năm 2014 không ai khác chính là Hoa Kỳ. Ông nói thêm rằng các đơn vị chiến đấu tại Ba Lan và Lithuania hỗ trợ cho chính quyền Kiev đã "sử dụng vũ lực để tiếp tay cho cuộc đảo chính". Ông tuyên bố: "Chúng tôi không thể bỏ mặc khu vực và người dân sống tại nơi đó, và càng không thể để họ sống dưới sự cai trị của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Tôi đã đề ra một số nhiệm vụ mà chúng tôi cần làm, nhưng cũng cần phải nhắc lại rằng chúng tôi chỉ làm vậy khi và chỉ khi người dân Crimea mong muốn điều đó".
Những người tổ chức cuộc đảo chính năm ngoái ở Ukraine đã lên kế hoạch thâu tóm quyền lực và ám sát cựu tổng thống Viktor Yanukovych, theo như ông Putin khẳng định.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng tố cáo những người chịu trách nhiệm trong vụ việc liên quan cuộc đảo chính và nêu quan điểm cần phải "xử phạt thích đáng". Ông nói rằng điều này đều cũng là vì "lợi ích của toàn thể nhân dân nước Nga".
Khi được hỏi về quan điểm của Washington và Brussels về sự kiện chiến tranh trên bán đảo, vị tổng thống đã lên tiếng cáo buộc phương Tây "nhúng tay" vào vụ việc để ngăn chặn sự thống nhất của Crimea với Nga sau cuộc trưng cầu dân ý.
Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã lên án ông Putin có ý đồ "thâu tóm" Crimea. Jen Psaki, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, động thái đó phù hợp với cách tiếp cận "gian dối" của Moscow vào miền đông Ukraine, mặc dù trước đó bà đã khẳng định không hề biết nội dung chính xác của đoạn phim.
Ngay sau đó, cuộc phỏng vấn của ông Putin cũng đã gây tranh cãi ở Kiev. Thủ tướng Ukraine đã lên tiếng kêu gọi Tòa án Công lý Quốc tế tại Hague xem xét các cảnh quay làm bằng chứng cho cuộc xâm lược có tính toán của Nga.
Tri Thông
Theo_PLO
Sách giáo khoa Sử Ukraine thêm chương "chiến tranh Ukraine-Nga" Ukraine cho biết Bộ Giáo dục và Khoa học nước này đã hoàn thành phần bổ sung nói về sự kiện Maidan và chiến tranh Ukraine-Nga vào sách sử lớp 11. Ukraine cho biết Bộ Giáo dục và Khoa học nước này đã hoàn thành phần bổ sung nói về sự kiện Maidan và chiến tranh Ukraine-Nga vào sách sử lớp 11. TASS...