Kiev tiếp tục bị tập kích, Ukraine lại thông báo hạ 100% tên lửa Nga
Ukraine thông báo lực lượng phòng không nước này đã đánh chặn thành công toàn bộ tên lửa Nga nhắm vào thủ đô Kiev hôm nay (18/5), nhưng “các mảnh vỡ” rơi xuống mặt đất gây ra thiệt hại.
PravdaUkraine hôm nay (18/5) dẫn lời người đứng đầu cơ quan quân sự Kiev Serhiy Popko khẳng định, “tất cả mục tiêu của đối phương trên không phận Kiev đã bị phát hiện và tiêu diệt”, nhưng không nêu chi tiết về số lượng, loại tên lửa hoặc máy bay không người lái (UAV) được sử dụng.
Khoảnh khắc tên lửa phát nổ ở Kiev ngày 16/5. Ảnh: Reuters
Theo quan chức Ukraine, các tên lửa được khai hỏa từ oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS và Tu-160 hoạt động ở vùng biển Caspi vào sáng 18/5. “Sau khi phóng tên lửa, đối phương triển khai UAV trinh sát trên vùng thủ đô Kiev”, ông Popko nói thêm.
Ukraine sáng 18/5 báo động không kích toàn bộ lãnh thổ. PravdaUkraine dẫn lời quan chức Kiev xác nhận “các mảnh vỡ” từ hoạt động phòng không rơi xuống các quận Desnyansky và Darnytskyi của thành phố, gây ra một số đám cháy.
Trong khi đó, truyền thông khu vực ghi nhận một loạt vụ nổ ở thành phố cảng Odessa bên bờ biển Đen. Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy hai vụ nổ lớn bùng lên, nghi do tên lửa đánh trúng khu vực kho vũ khí. Ukraine chưa thông báo về các thiệt hại bên ngoài Kiev.
Đợt không kích mới nhất xảy ra 2 ngày sau khi thủ đô Kiev của Ukraine hôm 16/5 bị tập kích dữ dội bất thường. Quân đội Ukraine tuyên bố bắn hạ toàn bộ 18 tên lửa Nga, trong đó có 6 tên lửa đạn siêu vượt âm Kinzhal, song Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin.
Nga sau đó xác nhận đã dùng một tên lửa Kinzhal đánh trúng trận địa phòng không, phá hủy đài radar đa năng và 5 bệ phóng của tổ hợp Patriot trong đợt tập kích Kiev. Các quan chức Mỹ thừa nhận trận địa Patriot bị tập kích, nhưng cho rằng thiệt hại không nghiêm trọng.
Ukraine đã được bàn giao 2 tổ hợp Patriot cùng nguồn cung đạn tên lửa hạn chế. Đoạn video được truyền thông khu vực đăng tải về vụ tập kích ngày 16/5 cho thấy cụm tác chiến phòng không ở Kiev, khả năng cao là Patriot, đã phóng khoảng 30 quả đạn chỉ trong khoảng 2 phút
Hệ thống Patriot đối mặt với thử thách khó khăn nhất từ trước đến nay ở Ukraine
Trong trận chiến cường độ cao với các mục tiêu khó đánh chặn nhất ở Ukraine, Patriot có thể khẳng định hoặc mất đi danh tiếng được nhiều người coi là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa Patriot của Đức khai hỏa trong một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: kyivindependent.com
Sau gần một năm từ chối và do dự, các hệ thống phòng không Patriot do phương Tây cung cấp cuối cùng đã được chuyển đến và đi vào hoạt động ở Ukraine. Vào ngày 21 và 26/4, lực lượng Phòng không Không quân Ukraine xác nhận đã sử dụng hai khẩu đội tên lửa Patriot.
Trong bối cảnh năng lực phòng không từ thời Liên Xô của chính Ukraine được cho là đang suy giảm, các hệ thống Patriot từ phương Tây dự kiến sẽ tham gia phòng thủ không chỉ trước máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình mà còn cả các tên lửa đạn đạo của Nga mà Ukraine không có gì để đối phó.
Điều đó cũng có nghĩa là những khẩu đội Patriot sẽ lần đầu tiên được đưa vào thực chiến sau ít nhất 20 năm được nâng cấp và sửa đổi.
Trong trận chiến cường độ cao với các mục tiêu khó đánh chặn nhất, Patriot có thể khẳng định hoặc hoặc mất đi danh tiếng được nhiều người coi là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới.
Không quân Ukraine tiết lộ rất ít hoặc không tiết lộ thông tin liên quan đến những hệ thống Patriot mà họ nhận được.
Vào ngày 21/4, sau thông tin về việc hệ thống Patriot được chuyển đến Ukraine, chỉ huy lực lượng Phòng không Không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleschuk đã công bố một bức ảnh ông đứng cạnh bệ phóng của Patriot.
Tướng Oleschuk cũng xác nhận việc triển khai Patriot tại Ukraine với các binh sĩ Ukraine được huấn luyện đầy đủ. Các binh sĩ Ukraine đã hoàn thành khóa huấn luyện tại Mỹ và Đức từ tháng 1 đến cuối tháng 3 vừa qua, mặc dù khóa huấn luyện thường kéo dài tới 10 tháng.
Sau đó, Ukraine cũng công bố một đoạn video cho thấy một hệ thống Patriot do Ukraine vận hành. Qua lớp ngụy trang của bệ phóng và thực tế là nó được gắn trên khung xe tải MAN, thì đó là một hệ thống do Đức tài trợ.
Lực lượng Phòng không Không quân Ukraine cho biết Patriot, khi được đưa vào sử dụng, chúng có thể đánh chặn được cả tên lửa đạn đạo. Trong số các mục tiêu muốn đánh chặn nhất, quân đội Ukraine đặc biệt đề cập đến máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Nga, được biết đến với khả năng cơ động nâng cao, cũng như Kh-22, một loại tên lửa hành trình do Liên Xô sản xuất mà Nga đã nhiều lần sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine.
Lực lượng Phòng không Không quân Ukraine nhiều lần tuyên bố họ không thể đánh chặn tên lửa Kh-22 vốn có sức hủy diệt lớn cho đến khi phương Tây cung cấp cho Kiev các hệ thống Patriot.
Đánh giá từ đoạn video được Ukraine công bố, khẩu đội Patriot do Đức tài trợ đã được triển khai với Lữ đoàn phòng không số 138 của Ukraine tại Dnipro và chịu trách nhiệm phòng thủ các khu vực phía đông của nước này từ Sumy đến Zaporizhia.
Tướng Oleschuk cho biết: "Các nhà sản xuất vũ khí hiện có cơ hội duy nhất để kiểm tra các tuyên bố về hiệu suất của Patriot tại đây, trên chiến trường Ukraine. Vậy chúng ta sẽ thử xem hiệu quả của hệ thống này".
Ngay từ đầu, Ukraine đã xác định Patriot là thành phần còn thiếu trong việc đối phó với các tên lửa đạn đạo, chẳng hạn như Iskander của Nga. Nhu cầu của Ukraine về các hệ thống Patriot cũng được kích hoạt bởi mối đe dọa sử dụng các hệ thống tên lửa đạn đạo Fateh-110 và Zolfagar của Iran.
Bất chấp nhiều lo ngại từ phương Tây, Nga vẫn chưa sử dụng hoặc mua tên lửa của Iran. Sự hỗ trợ của Iran đối với Nga được coi là mối đe dọa lớn đối với hệ thống phòng không tầm xa của Ukraine, vốn vẫn chủ yếu dựa vào các hệ thống phòng thủ S-300 cũ và Buk M1.
Trong khi đó, Ukraine đang ở trong một tình thế rất bấp bênh liên quan đến kho dự trữ S-300 và Buk-M1 của chính họ, mà theo các tài liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc, dự kiến sẽ cạn kiệt vào tháng 5 này.
Trong những tuần qua, lực lượng Không quân Ukraine tiếp tục đối phó với các cuộc tấn công mới, đánh chặn nhiều tên lửa của Nga. Riêng đêm 1/5, quân đội Ukraine cho biết đã phá hủy 15 trong số 18 tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-555 được bắn từ máy bay ném bom chiến lược của Nga.
Tuy nhiên, một số tên lửa xuyên thủng tuyến phòng thủ của Ukraine đã gây ra thiệt hại nặng nề cho thành phố Pavlograd, nơi chúng được cho là đã đánh trúng một kho đạn dược của Ukraine.
Bên cạnh đó, về lý thuyết, hệ thống Patriot có thể là giải pháp chống lại việc Nga sử dụng tên lửa S-300/400 chuyển đổi từ chế độ đất đối đất làm đạn đạo, loại vũ khí này đã nhiều lần gây thiệt hại cho các thành phố của Ukraine.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn của lực lượng Phòng không Không quân Ukraine, Đại tá Yuriy Ihnat, đây khó có thể là một giải pháp khả thi. Nga có từ 6.000 đến 7.000 tên lửa S-300, dù không chính xác như trước khi chuyển đổi nhưng có sức hủy diệt lớn.
Bên cạnh đó, Ukraine chỉ có số lượng hạn chế tên lửa đánh chặn Patriot, vốn có giá ít nhất 1 triệu USD/quả tên lửa.
Vì vậy, theo ông Ihnat, tốt nhất là Ukraine nên tấn công nhằm vào các bệ phóng của Nga trên mặt đất bằng các tên lửa đất đối đất tầm xa hơn như MGM-140 ATACMS, mà Kiev đã kêu gọi viện trợ từ Mỹ trong một thời gian dài.
Một hệ thống Patriot của Đức. Ảnh: DW
Cho đến nay, quân đội Ukraine không tiết lộ phiên bản nào của hệ thống tên lửa Patriot mà họ nhận được. Defense Express, cơ quan tư vấn quốc phòng có trụ sở tại Kiev, nhận định đây là biến thể PAC-3 chuyên tấn công các mục tiêu đạn đạo, vấn đề lớn nhất của lực lượng phòng không Ukraine.
Vào ngày 26/4, Lực lượng Không quân Ukraine cho biết hệ thống Patriot thứ hai, có lẽ đến từ Mỹ, như một phần của gói viện trợ quốc phòng trị giá 1,8 tỷ USD, đã hoạt động ở Ukraine. Không rõ hệ thống Patriot thứ hai sử dụng phiên bản PAC-2 hay PAC-3.
Kể từ đầu những năm 1990, cả hai biến thể PAC-2 và PAC-3 của Patriot đều được nâng cấp nhằm nâng cao khả năng của chúng. Trong lần ra mắt đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, các hệ thống Patriot lần đầu tiên đã chứng minh có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Theo thống kê của quân đội Mỹ vào thời điểm đó, PAC-2 ban đầu đã đánh chặn được 41 trong tổng số 42 tên lửa đạn đạo R-17 Elbrus (thường được gọi là "Scud") của Iraq. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công chính thức đã bị đặt nghi vấn. Trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003, các biến thể PAC-3 và PAC-2 GEM được ghi nhận tỷ lệ thành công gần 100%, đã phá hủy 14 tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud và Luna-M (FROG-7) của Iraq bắn vào các cơ sở của Mỹ.
Kể từ đó, Patriot được cải tiến liên tục. Nhưng lịch sử chiến đấu thực tế của chúng sau năm 2003 chủ yếu là về việc quân đội Israel bắn hạ máy bay không người lái và có thời điểm không thành công. Vào tháng 9/2014, một hệ thống Patriot của Israel đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến thuật Sukhoi Su-24 của Không quân Syria.
Do đó cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra lần này có lẽ là chiến trường thử thách nhất mà Patriot phải đối mặt trong suốt lịch sử của mình.
Tên lửa 'dội như mưa', nổ lớn ở nhiều thành phố của Ukraine Sáng sớm nay (9/3), Nga đã mở một đợt tấn công tên lửa lớn vào các thành phố ở khắp Ukraine, từ Kharkiv ở phía bắc tới Odesa ở phía nam và Zhytomyr ở phía tây. Ba tên lửa Nga phóng đi cùng lúc. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, BBC và tờ Bưu điện Washington, tên lửa dội xuống như mưa và...