Kiev phá vỡ cuộc đàm phán nhân đạo ở Minsk
Đại diện Ủy ban nhân quyền DPR trưa 20/9 vừa công bố thông tin, phái đoàn Ukraine đã vắng mặt tại cuộc họp thường kỳ về nhân đạo ở Minsk, dẫn đến cuộc họp thất bại
Daria Morozova – thanh tra nhân quyền Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) cho biết, đại diện Ukraine đã vắng mặt trong cuộc đàm phán nhân đạo tại Minsk, Belarus.
“Tôi muốn lưu ý rằng đại diện chính thức của Kiev đã không tham dự cuộc họp ngày hôm nay. Chúng tôi coi đây là hành động đơn phương phá hoại việc thực hiện các Thỏa thuận Minsk từ phía Ukraine”, bà Daria Morozova phát biểu.
Thanh tra nhân quyền DPR – Daria Morozova. (Ảnh: New Front)
Video đang HOT
Theo thanh tra, sự vắng mặt của đại diện Ukraine dẫn đến việc các đại biểu tham dự cuộc họp chưa thể đưa ra ý kiến thống nhất và giải đáp được bất cứ câu hỏi nào trong chương trình nghị sự.
“Do không có đại diện được ủy quyền, chúng tôi không thể thảo luận đầy đủ về bất cứ vấn đề nào trong chương trình nghị sự. Hiện chúng tôi không biết thỏa thuận này sẽ đi đến đâu”, bà Daria cho biết.
Cũng trong cuộc họp, Điều phối viên của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu, ông Tony Frisch gửi lời cảm ơn đại diện DPR về việc tổ chức cuộc gặp kín với tù nhân ở nước Cộng hòa tự trị này.
Bà Morozova cho biết thêm, tại cuộc họp thường kỳ diễn ra ngày 14/2, “Ukraine từ chối thảo luận về giai đoạn tiếp theo trong công tác trao đổi tù nhân, cũng như các vấn đề khác trong chương trình nghị sự, tự ý rời khỏi cuộc họp, qua đó thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với tất cả những người tham gia đàm phán”.
(Nguồn: Eadaily)
CẨM MY
Theo VTC
Mỹ đe dọa "ra đòn" với Tòa án Hình sự Quốc tế
Mỹ tuyên bố sẽ "không ngồi im" nếu Tòa án Hình sự Quốc tế theo đuổi cuộc điều tra nhằm vào các binh sĩ nước này ở Afghanistan.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kiev, Ukraine, ngày 24.8. Ảnh: Reuters.
Một thẩm phán Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) được cho là sắp công bố việc mở cuộc điều tra về những cáo buộc tội ác chiến tranh của các lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan, Taliban, phiến quân Haqqani, quân đội và tình báo Mỹ ở Afghanistan kể từ tháng 5.2003. Những cáo buộc nhằm vào các binh sĩ Mỹ bao gồm tra tấn và bắt giam bất hợp pháp.
Phát biểu ngày hôm qua, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton khẳng định Mỹ sẽ "không ngồi im" nếu ICC nhắm vào họ, Israel hay những đồng minh khác của Mỹ.
"Tòa án Hình sự Quốc tế đang đe dọa chủ quyền của Mỹ và lợi ích an ninh quốc gia Mỹ", ông nói. "Mỹ sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân và các đồng minh của chúng tôi khỏi bị tòa án bất hợp pháp này truy tố một cách bất công".
"Chúng tôi sẽ cấm các thẩm phán và công tố viên ICC nhập cảnh Mỹ. Chúng tôi sẽ trừng phạt các quỹ của họ trong hệ thống tài chính Mỹ và truy tố họ trong hệ thống tội phạm Mỹ", Bolton nhấn mạnh, đồng thời cảnh báo "sẽ làm điều tương tự với bất kỳ tổ chức hay quốc gia nào hỗ trợ ICC điều tra công dân Mỹ".
ICC được thành lập năm 2002 là một tòa án thường trực để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Hồi tháng 11.2017, trưởng công tố viên ICC Fatou Bensouda kêu gọi mở cuộc điều tra cáo buộc tội ác chiến tranh ở Afghanistan, nơi quân đội Mỹ đã đồn trú gần hai thập kỷ.
Trong thông báo đưa ra lúc bấy giờ, Bensouda cho biết "có căn cứ hợp lý để tin rằng tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại đã diễn ra ở Afghanistan và có liên quan tới cuộc xung đột vũ trang tại đây". Tuy nhiên, đến tháng 4.2018, ICC vẫn chưa đưa ra quyết định có theo đuổi cuộc điều tra hay không.
Theo Vũ Hoàng (VnExpress)
Mỹ mua radar hiện đại của Ukraine bất chấp phản đối từ Nga Quân đội Mỹ đã sở hữu hệ thống radar 3D của Kiev để nghiên cứu, dù Moskva đã nỗ lực ngăn chặn hợp đồng này. Một tổ hợp radar 36D6M1-1 của Ukraine. Ảnh: Press TV. Cơ quan quản lý hợp đồng quốc phòng Mỹ vừa tiếp nhận hệ thống radar di động 3D 36D6M1-1từ một công ty quốc phòng của Ukraine, Defence Blog...