Kiev muộn màng nhận ra “tiêu chuẩn kép” của châu Âu
Châu Âu vừa công khai trừng phạt Nga vừa hợp tác xây dựng dự án Nord Stream-2 làm Ukraine mất đòn bẩy chính trị.
( Quan hệ quốc tế ) – Châu Âu một mặt gia hạn trừng phạt Nga, một mặt vẫn giúp đỡ Nga tăng lợi ích kinh tế.
Interfax-Ukraine hôm 7/6 dẫn lời Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine Aleksander Turchinov đã bình luận về các phản ứng của phương Tây đối với Nga.
Theo đó, ông Turchinov gọi châu Âu đang áp dụng tiêu chuẩn kép với Nga khi một mặt lớn tiếng tuyên bố trừng phạt Nga, một mặt lại ủng hộ dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2.
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine Aleksander Turchinov
Đường ống này dù thực tế lại gây hại cho chính châu Âu và các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream-2 thực chất đều là bảo vệ châu Âu.
Vị quan chức Ukraine dẫn việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream-2 của châu Âu làm ví dụ tiêu biểu cho biểu hiện “tiêu chuẩn kép” của châu Âu.
“Một mặt họ phát ngôn chính thức về việc gia hạn trừng phạt. Còn mặt khác là họ giúp đỡ lợi ích kinh tế chiến lược của Nga. Điều đó đã phản bác tất cả thành tựu đạt được trong suốt 4 năm qua” – ông Turchinov tuyên bố.
Vị quan chức Ukraine cũng nhắc tới việc có ngày càng nhiều các quan chức châu Âu muốn gỡ bỏ trừng phạt Nga, tức là chính thức tuyên bố dừng trừng phạt.
“Ngày càng có nhiều chính trị gia phương Tây phàn nàn rằng họ quá mệt mỏi vì các biện pháp trừng phạt và đề nghị dỡ bỏ hoặc cắt giảm trừng phạt Nga.
Điều đó tức là khi chúng tôi, những người dân Ukraine đang không biết mệt mỏi chiến đấu, đổ máu và nếm chịu nỗi đau, thì những đối tác của chúng tôi lại thấy mệt vì những biện pháp trừng phạt Nga trong khi chung được đưa ra là nhằm bảo vệ cho chính châu Âu” – ông Turchinov nói.
Những lời tuyên bố cay đắng của ông Aleksander Turchinov đã cho thấy một thực tế là người dân Ukraine đã không có được cho mình sự lựa chọn tốt nhất. Sau các cố gắng để đạt tiêu chuẩn phương Tây về kinh tế, văn hóa, quân sự…, cuối cùng họ nhận ra là phương Tây với lợi ích kinh tế tối cao của mình, chỉ tính toán đến lợi ích với Nga mà không hề coi đó là “kẻ xâm lược” như Ukraine vẫn gọi.
Video đang HOT
Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2 đã mang cho châu Âu một con đường tránh “chạm mặt” Ukraine để hưởng lợi từ giá dầu rẻ của Nga.
Bất chấp những lời cảnh báo của Ukraine về an ninh năng lượng của châu Âu, Brussels vẫn gia tăng mua khí đốt giá rẻ của Nga. Ukraine cho rằng, đường ống khí đốt này có thể được Moscow sử dụng như một đòn chính trị, gây áp chế với EU trong những tình huống căng thẳng.
Và Ukraine đã mất đi đòn bẩy chính trị sau bao cố gắng.
Dự án Nord Stream-2 không còn cho Ukraine đòn bẩy chính trị.
Ông Dmitry Kuleba, đại diện thường trực của Ukraine tại Hội đồng châu Âu hồi cuối tháng 5 đã bình luận rằng, Ukraine vẫn còn cách để giảm thiểu tác động của Nord Stream-2 lên Ukraine.
Theo đó, để Ukraine ủng hộ cho dự án Nord Stream-2, Nga và Đức sẽ phải ký một Biên bản ghi nhớ, như một thỏa thuận liên bang cụ thể chứ không phải một thỏa thuận song phương giữa Nga – Ukraine, Nga- Đức và Ukraine – Đức.
“Đo sẽ không phải la kiểu thỏa thuận song phương, mà là thỏa thuận ba bên giữa Đức, Ukraine và Nga, vê khối lượng khí đốt cụ thể mà Nga đươc vận chuyển qua hệ thống Ukraine quá cảnh sang châu Âu trong bât ky trường hợp nào” – ông Kuleba nói.
Nhưng lợi thế đàm phán của Ukraine trong trường hợp này không cao, và sẽ còn giảm dần theo thời gian.
Cho tới khi dự án này được hoàn thành về cơ sở hạ tầng, Nga sẽ không phải là bên sốt ruột để hối thúc châu Âu cấp các giấy phép xây dựng. Dòng chảy dầu khí từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ đã cho Moscow một cánh cửa khác cung cấp khí đốt sang châu Âu. Xét về tiến độ, dự án này sẽ nhanh hơn nhiều so với Nord Stream-2.
Thay vào đó, giới lãnh đạo Đức và các quốc gia tham gia dự án sẽ phải tìm cách để thúc đẩy nhanh chóng Nord Stream-2 bởi xét cho cùng, dự án này sẽ tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế của Đức.
Ukraine trong tương lai, trước sức ép của các nước châu Âu sớm sẽ mất đi lợi thế thực sự của họ trong việc giảm độ tín nhiệm của Nga trong mắt các nước phương Tây – những đối tác truyền thống của Nga.
Thêm nữa, những nhà kinh tế hàng đầu châu Âu cũng khó mà chấp nhận phương án được Ukraine, Ba Lan đề xuất: mua khí hóa lỏng của Mỹ với giá đắt gấp 2 – 3 lần để thay thế khí đốt tự nhiên của Nga.
Trong diễn biến mới nhất, Chủ tịch Đảng Trung tâm về quan hệ quốc tế Thụy Điển – ông Chastin Lundgren trả lời báo DI rằng, Stockholm đã phê duyệt việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream-2.
“Sáng nay tại Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã diễn ra một cuộc họp, tại đây thông tin này đã được trình bày” – ông Lundgren nói.
Như vậy cho đến nay, Nord Stream-2 AG, công ty điều hành dự án này đã nhận được giấy phép xây dựng của Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và còn cần Lithuania, Ba Lan cấp phép.
Theo Đông Phong
Báo Đất việt
Putin ra sức giảng hòa với phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5.6 lên tiếng đề nghị phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga và nhấn mạnh rằng, điều đó có lợi cho tất cả các bên.
Trừng phạt gây tổn hại cho tất cả
Phát biểu khi đang ở thăm nước Áo, ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh rằng, các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga là "gây tổn hại cho tất cả các bên" và nếu chúng được dỡ bỏ thì "mọi người đều có lợi".
"Mọi người được lợi khi trừng phạt được dỡ bỏ, chúng tôi cũng vậy", ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin trò chuyện với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz
Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định rằng, nước ông đã đảm bảo tăng trưởng ổn định bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ được áp đặt lần đầu tiên vào năm 2014 sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Trước chuyến thăm Áo, Tổng thống Putin cũng đã có tuyên bố xoa dịu châu Âu rằng, Moscow không cố tìm cách chia rẽ khối. Nhà lãnh đạo Nga bày tỏ mong muốn EU "đoàn kết và thịnh vượng" đồng thời khẳng định EU là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng nhất của Nga".
Về phần mình, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nhấn mạnh, Nga và Áo vẫn tiếp tục hợp tác ngay cả trong những giai đoạn khó khăn. Ông nêu rõ hợp tác tốt hơn là đối đầu và nước ông muốn đóng vai trò cầu nối cho Moscow và phương Tây.
Putin bất ngờ buông lời khen Trump "dũng cảm, chín chắn"
Tuy nhiên, Thủ tướng Áo nhấn mạnh nước ông sẽ không phá vỡ các nguyên tắc của EU trong vấn đề trừng phạt và sẽ tiếp tục duy trì các quyết định của khối khi nước này đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên EU nhiệm kỳ 6 tháng bắt đầu từ ngày 1.7 tới.
Ông Kurz cũng nhấn mạnh thêm rằng tình hình ở phía đông Ukraine phải được cải thiện trước khi lệnh trừng phạt Nga có thể được dỡ bỏ.
Châu Âu chia rẽ vì Nga
EU cùng Mỹ và nhiều nước phương Tây bắt đầu áp đặt trừng phạt Nga sau cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine vào tháng 3.2014. Các biện pháp trừng phạt chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực đặc thù của Nga như năng lượng, quốc phòng và tài chính.
Phía Nga cũng đáp trả bằng việc thiết lập lệnh cấm vận đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến của châu Âu. Các biện pháp trừng phạt lẫn nhau này đều gây thiệt hại kinh tế cho cả Nga và các nước EU.
Mới đây, chính phủ mới của Ý đã công khai kêu gọi xem xét lại các biện pháp trừng phạt của EU nhắm vào Moscow, bắt đầu từ các biện pháp "đe dọa xã hội dân sự ở Nga".
Hiện hai đảng dân túy cầm quyền ở Ý (Phong trào 5 sao và Liên đoàn) đều ủng hộ thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Moscow. Tân Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cho biết chính phủ của ông ủng hộ việc mở cửa đối với Nga - một đối tác quan trọng của các doanh nghiệp Ý.
Trong khi đó, tại Áo, Đảng Tự do cựu hữu (FP) được cho là có mối quan hệ gần gũi với Đảng Nước Nga Thống nhất. Hai đảng này có một thỏa thuận hợp tác chung nhưng FP bác bỏ cáo buộc họ nhận tiền từ Moscow.
FP - hiện giữ một số vị trí quan trọng trong chính phủ Áo hiện nay khi nắm được Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng - nhấn mạnh rằng, họ muốn EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Nga.
Không như hầu hết các chính phủ EU khác, Áo không triệu hồi các nhà ngoại giao nước này khỏi Nga vì vụ đầu độc bố con cựu điệp viên Skipal trên đất Anh.
Áo, Ý và một số nước EU khác phụ thuộc đáng kể vào Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực khí đốt tự nhiên.
Theo Danviet
Putin bất ngờ ra tuyên bố xoa dịu châu Âu Tổng thống Nga Vladimir Putin mạnh mẽ tuyên bố, Nga không cố tìm cách chia rẽ Liên minh châu Âu (EU) đồng thời nhấn mạnh, ông mong muốn EU "đoàn kết và thịnh vượng". Tổng thống Nga Putin Tuyên bố trên được nhà lãnh đạo Nga đưa ra khi ông chuẩn bị sang thăm Áo. Đây là chuyến công du tới một nước...