Kiev dừng rút vũ khí hạng nặng khỏi Donbass?
Theo tin tức từ DPR hôm thứ 2 (9/3), quân đội Kiev từ chối rút hoàn toàn vũ khí hạng nặng khỏi đường phân cách.
Theo tin tức từ DPR, hôm thứ 2 (9/3), quân đội Kiev từ chối rút hoàn toàn vũ khí hạng nặng khỏi đường phân cách.
Quân đội Ukraine tuyên bố sẽ không rút hết vũ khí hạng nặng ở Donbass. Họ cho rằng mình không thể hoàn toàn “trần trụi” ở mặt trận, theo hãng truyền thông RIA Novosti.
Quân đội Ukraine dừng rút vũ khí hạng nặng (Hình minh họa).
“Phía Ukraine đã tiến hành rút vũ khí hạng nặng theo 4 giai đoạn, dưới sự giám sát của đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu OSCE, chúng tôi hy vọng rằng các bên tham chiến cũng sẽ thực hiện động thái như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi chưa xác nhận được việc đối phương cũng rút vũ khí hạng nặng. Do đó, chúng tôi không thể ngồi chờ kẻ thù chứng minh họ đã rút vũ khí”, phát ngôn viên của lực lượng an ninh Ukraine Andrei Lysenko cho biết.
Video đang HOT
Theo Phó chỉ huy lực lượng dân quân DPR Eduard Basurina, quân Ukraine trái lại đang tập trung kỹ thuật và binh lính ở một số khu vực lân cận của đường phân cách. “Chúng tôi tiếp tục nhận được các báo cáo đáng lo ngại về quân đội Ukraine trong khu vực an toàn từ cơ quan tình báo”, ông Basurin phát biểu.
Dân quân đã thu thập được dữ liệu về địa điểm và sự bố trí của quân đội Ukraine gần ngôi làng thuộc thành phố Artemovsk, phía bắc Debaltsevo, sát đường phân cách. “Tại ngôi làng này hiện có hơn 200 xe bọc thép, 9 hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) Hurricane, 6 khẩu pháo cỡ nòng 122 li và 152 li”, ông nói thêm. Ngay trong thành phố Artemovsk, hiện có hơn 2.000 binh sĩ Ukraine của riêng lữ đoàn bộ binh cơ giới 54. “Chúng tôi kêu gọi Tư lệnh của Lực lượng Liên minh ở châu Âu, tướng Bridlava lên tiếng bác bỏ thông tin trên, hoặc giải thích lý do cho sự im lặng của mình”, Phó tư lệnh DPR nói.
Ông Basurin cũng cho biết: “Báo cáo của phương tiện truyền thông đại chúng Ukraine về việc hoàn thành rút vũ khí hạng nặng của lực lượng Ukraine vào ngày 7/3 khỏi đường phân cách là không phù hợp với thực tế,vì gần như tất cả các thiết bị cách đường phân cách 20-30km có thể chỉ mất vài giờ để quay trở lại vị trí cũ”.
“Trong 3 ngày qua phía Ukraine đã cố ý không để cho các quan sát viên OSCE thực hiện nhiệm vụ trên lãnh thổ của mình”, ông Basurin cho biết. Sự miễn cưỡng thực hiện nghĩa vụ của phía Ukraine ngầm xác nhận các báo cáo được công bố bởi OSCE với các cụm từ: “không được phép đi xa hơn”, “đã bị chặn lại tại trạm kiểm soát để nhận diện”, “ra khỏi tầm nhìn”, “các chỉ huy của đơn vị Ukraine từ chối nêu tên tuyến đường và điểm đến của vũ khí”… là chính xác.
Hải Yến (theo Vz.Ru)
Theo_Kiến Thức
Tổng thống Ukraine: "Phe ly khai đã rút phần lớn vũ khí hạng nặng"
Tổng thống Ukrainie Petro Poroshenko ngày 9/3 xác nhận phe ly khai thân Nga tại miền đông đã "rút một lượng lớn các vũ khí hạng nặng". Ông cho hay quân chính phủ cũng đã di dời phần lớn các vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự.
Các vũ khí hạng nặng của phe ly khai tại một nhà kho lớn ở Snizhne, cách Donetsk, đông Ukraine khoảng 90 km. (Ảnh: AFP)
BBC dẫn lời ông Poroshenko ngày 9/3 đưa ra thông tin trên trong một bài phát biểu trên truyền hình, đồng thời xác nhận chính phủ của ông đã rút phần lớn các rốc két và hệ thống pháo hạng nặng.
Chỉ trước đó 3 ngày, Tổng thống Ukraine đã cáo buộc phe ly khai do dự và không tiến hành rút vũ khí dưới sự giám sát của quốc tế, theo như quy định của thỏa thuận Minsk 2.0 hồi tháng 2 vừa qua.
Nói về hiệu lực của thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2.0 mới đạt được tháng trước trong cuộc họp 4 bên Pháp, Đức, Nga, Ukraine, người đứng đầu chính phủ Kiev hôm qua cho hay: "Thỏa thuận ngừng bắn có thể đang tồn tại hoặc không, tùy theo cách bạn phán xét".
Tổng thống Petro Poroshenko cho hay kể từ ngày thỏa thuận Minsk 2.0 có hiệu lực, 64 quân lính chính phủ đã chết. Ông cũng bổ sung kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra 1.549 lính Ukraine đã tử trận.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang giám sát việc thực hiện thỏa thuận Minsk 2.0 tại đông Ukraine.
Theo thỏa thuận trên, hoạt động rút vũ khí cần được tiến hành từ đầu tháng 3 này. Hai bên cần tạo ra một vùng đệm rộng ít nhất 50km đối với các loại đạn pháo có kích cỡ lớn hơn 100mm, 70 km đối với các hệ thống rốc két đa nòng và 100 km đối với các rốc két và tên lửa hạng nặng hơn với bắn tầm xa hơn (như tên lửa đạn đạo Tochka-U).
Hiện OSCE đánh giá thỏa thuận ngừng chiến về cơ bản được giữ vững dù một số vụ đụng độ thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
Tính đến nay, ít nhất 6.000 người đã chết trong xung đột tại đông Ukraine kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra, sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm ngoái.
Trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã tiết lộ về kế hoạch bí mật thâu tóm bán đảo Crimea. Ông và các quan chức an ninh đã mở một cuộc họp "xuyên màn đêm" hồi tháng 2 năm ngoái. Khi đó, người đứng đầu điện Kremlin đã âm thầm ra lệnh sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga và yêu cầu quân đội sẵn sàng giải cứu Tổng thống Ukraine lúc đó sắp bị hạ bệ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
NATO chưa xác nhận rút vũ khí hạng nặng ở Đông Ukraine Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh Tối cao NATO tại châu Âu, nói rằng chưa thể xác nhận việc quân đội Kiev và lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng giới tuyến giữa. Trả lời phỏng vấn kênh tuyền hình Ukraine "1 1", ông Breedlove nhìn nhận có thể theo dõi việc rút vũ khí hạng...