Kiev diệt tham nhũng, nội loạn sẽ bùng phát?
Qua cách chống tham nhũng, Poroshenko muốn thâu tóm quyền lực và hạ bệ hợp pháp các thế lực đối lập, đặc biệt là phe Thủ tướng…
Ukraine cũng…đả hổ?
Thời điểm hiện tại, quốc gia đang chống tham nhũng quyết liệt nhất là Trung Quốc với chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” và nay là cả “săn cáo” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhưng đó là câu chuyện của phương Đông, còn ở châu Âu, dường như cũng có một chính quyền được mệnh danh là tham nhũng bậc nhất thế giới cũng đang tiến hành một loạt các hành động mang tính chất triệt hạ vấn nạn này trong nội các một cách quyết liệt, đó là Ukraine.
Ngày 25/3, hai quan chức cao cấp thuộc cơ quan tình trạng khẩn cấp quốc gia bị còng tay ngay tại một cuộc họp được truyền hình trực tiếp. Hai quan chức này bị cáo buộc vì tham nhũng liên quan tới khí đốt và năng lượng của Ukraine.
Đầu tháng 4/2015, Nội các chính phủ Ukraine ký quyết định cách chức người đứng đầu Cơ quan điều tra tài chính quốc gia Nikolai Gordienko. Được biết, vị quan chức này đang tiến hành điều tra một vụ đại án tham nhũng lên tới 30 triệu USD nhằm vào quan chức của nội các Ukraine.
Thủ tướng Yatsenyuk, người đứng đầu nội các cho biết những kết luận của ông Gordienko là hoàn toàn thiên vị, cảm tính, và ông không xứng đáng với cương vị này, khi Ukraine cần một vị quan công tâm hơn trong bối cảnh đất nước đang lao đao vì tham nhũng.
Nội các của Ukraine do Thủ tướng Yatsenyuk đứng đầu
Tuy nhiên, việc cách chức Nikolai Gordienko cũng đồng nghĩa với việc Thủ tướng Yatsenyuk và nội các thân cận với mình đang bị Tổng thống Poroshenko chĩa mũi nhọn nhằm triệt hạ thông qua những cáo buộc phạm tội.
Khi thực hiện ngọn cờ chống tham nhũng này, Poroshenko đang mưu tính những bước đi mang về cả lợi ích đối nội và đối ngoại. Về đối ngoại, liên minh châu Âu EU tuyên bố không viện trợ tài chính cho Kiev, chỉ vì nước này đang trở thành cái túi không đáy với nạn tham nhũng tràn lan. Việc đẩy mạnh càn quét tội phạm lĩnh vực này ngay trong nội các đã chứng tỏ Kiev đang làm hết sức mình để tạo ra một môi trường đầu tư an toàn cho các nhà tài phiệt quốc tế.
Các động thái ấy được diễn ra vừa trùng khớp với thời điểm Tổng thống Ukraine đang vận động các nhà tài trợ, các tổ chức tài chính tham gia vào cuộc hội nghị về kêu gọi vốn đầu tư (hội nghị để Kiev đi xin tiền viện trợ) diễn ra vào cuối tháng 4 này.
Nhưng đó chỉ là một lợi ích ngắn hạn, trước mắt, khi nguyên nhân sâu xa hơn bắt nguồn từ mầm mống đấu đá nội bộ nhằm củng cố chắc chắn quyền lực cho cương vị Tổng thống Ukraine.
Cần nhớ rằng, ngay từ khi tranh cử Tổng thống, Petro Poroshenko đã đưa ra quan điểm hoàn toàn trái ngược với Thủ tướng lâm thời lúc bấy giờ là Arseni Yatsenyuk. Theo đó, ông Thủ tướng quan điểm theo đuổi chính sách chủ chiến, tiêu diệt những người ly khai đến cùng. Trong khi nhà tài phiệt, ông vua chocolate Poroshenko đưa ra chính sách mềm dẻo hơn, chủ trương giải quyết mọi mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.
Video đang HOT
Nhưng khi được nắm quyền trượng, đeo vòng nguyệt quế và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, những gì mà Poroshenko mang lại vẫn là chiến tranh, các chiến dịch tổng lực kéo dài nhằm vào người miền Đông. Và Poroshenko cũng tự mình khoác áo lính ra chiến trường úy lạo binh sỹ.
Lúc này, chủ trương của cả Tổng thống và Thủ tướng là đồng nhất. Nhưng mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh khi Tổng thống không có đủ sự hậu thuẫn cần thiết về đảng phái chính trị.
Phe cực hữu Pravyi Sector dàn hàng tạo áp lực trước tư dinh của Tổng thống Poroshenko hồi tháng 8/2014
Lập tức, Poroshenko giải tán liên minh cầm quyền và tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn. Tuy nhiên, Poroshenko vẫn không đủ uy tín để thắng được Yatsenyuk, họ buộc phải ngồi lại với nhau và thành lập một liên minh cầm quyền vì lợi ích chung cùa cả hai bên.
Song mối quan hệ giữa hai nguyên thủ luôn trong cảnh bằng mặt mà không bằng lòng. Mọi chuyện càng xấu đi khi những tin đồn về đảo chính nở rộ khắp từ đường phố cho đến cửa văn phòng Tổng thống.
Và đáng để ông hoàng chocolate phải lo lắng khi thực tế rằng Yatsenyuk được lập lên từ phong trào cách mạng Maiden, từ bạo động, lật đổ, bom xăng và máu. Ẩn sau cặp kính trắng của Yatsenyuk vẫn là một thế lực mà Kiev không thể khuất phục Pravyi Sector.
Có thể thấy rằng, Poroshenko đang tìm mọi cách hợp thức hóa việc hạ bệ Thủ tướng để củng cố cái ghế đang lung lay dữ dội của mình.
Tổng thống chocolate đã hết phép?
Nhắc lại một chút tới câu chuyện của phương Đông, Tổng thống Barack Obama đã phải thừa nhận rằng Tập Cận Bình là lãnh đạo chuyển giao quyền lực, thâu tóm quyền lực nhanh nhất của Trung Quốc, và lá cờ chống tham nhũng đã được ông thực hiện thực sự hiệu quả.
Nhưng ở phương Tây, Poroshenko không biết có ý tưởng hay cảm hứng nào từ cách làm của Tập Cận Bình hay không. Chỉ có điều, Tổng thống Ukraine đang thực hiện các mưu tính của mình một cách vụng về, trong bối cảnh đối thủ của Poroshenko lại quá mạnh.
Nhìn vào việc người đứng đầu cơ quan điều tra bị sa thải có thể thấy rằng Thủ tướng vẫn đang là người nắm thế chủ động trong cuộc đối đầu ấy. Còn những đối thủ chính trị khác của Poroshenko ra sao?
Đầu tiên là Ihor Kolomoysky, nhà tài phiệt, Thống đốc vùng Dnipropetrovsk, Tổng thống Poroshenko đã có thể hạ đo ván đối thủ chính trị này, ép buộc ông từ chức. Nhưng vấn đề đặt ra, sự ra đi của Kolomoysky lại là giọt nước làm tràn chiếc ly chịu đựng của phe đối lập. Những “chính phủ trong bóng tối” ra đời, công khai trên báo chí Ukraine. Quân đội tình nguyện tự tung tự tác mà không nằm dưới sự chỉ huy của một vị tướng Kiev nào.
Poroshenko chỉ cho thấy sự bất lực ngày càng trầm trọng của mình trong khả năng điều hành đất nước. Còn vấn đề đối ngoại, khi Tổng thống chocolate còn đang mải cáo buộc miền Đông phá hoại thỏa thuận Minsk, kêu gọi đầu tư, vay vốn… thì các đối thủ chính trị của ông đang làm gì?
Thủ tướng Yatsenyuk có thêm quốc tịch Canada, nhưng Tổng thống Poroshenko thì không
Ngày 1/4, Thủ tướng Yatsenuyk có chuyến thăm bất ngờ tới Đức để gặp gỡ Thủ tướng nước này, bà Angela Merkel. Trong chuyến đi, ông Yatsenyuk bất ngờ tuyên bố ủng hộ bầu cử tại những vùng ly khai chiếm giữ ở Donbass càng sớm càng tốt.
Nên nhớ rằng bà Merkel là người kiên trì quan điểm phải thực hiện thỏa thuận Minsk bằng được. Việc Yatsenyuk công khai tuyên bố ủng hộ người Donbass bầu cử cho thấy rằng Thủ tướng Ukraine đang tìm kiếm sự ủng hộ của nước Đức bằng cách hứa hẹn sẽ mang lại quyền tự chủ cao nhất cho phe ly khai. Trong khi đó, quân đội quốc gia dưới sự chỉ huy của Tổng thống đang giao chiến ác liệt ở Donetsk.
Còn nhà tài phiệt vừa bị hạ bệ, có những thông tin cho thấy ông này đang ở Mỹ, thậm chí còn ung dung đi xem bóng rổ, tham gia các hoạt động tài trợ chính quyền địa phương. Tương tự như Yatsenyuk, Kolomoysky cũng đang đi tìm kiếm sự ủng hộ từ Washington.
Điều đáng nói là ông Kolomoisky từng từ chối sang Mỹ một lần năm 2009 sau khi Tổng chưởng lý Mỹ Michael Mukasey buộc tội ông này có liên hệ với các tổ chức tội phạm quốc tế, điều mà nhà tài phiệt này phủ nhận.
Đây không phải lần đầu tiên nhà tài phiệt này được nhìn thấy ngoài lãnh thổ Ukraine sau khi từ chức tỉnh trưởng tỉnh Dnepopetrovsk. Trước đó, người ta thấy ông này có mặt ở sân bay Ben-Gurion, Israel, Kolomoisky từng được Israel công nhận là công dân những năm 1990. Theo nguồn tin thân cận với ông Kolomoisky, biệt thự ven hồ Geneva là chặng dừng chân cuối cùng của ông này.
Còn với Yatsenyuk, ông Thủ tướng cũng được cấp quốc tịch Canada và sẵn sàng tị nạn ở một quốc gia thân phương Tây. Giới quán sát cho rằng việc cấp thêm quốc tịch cho ông Yatsenyuk giống như một sự đảm bảo của phương Tây cho tính mạng của ông và gia đình trong trường hợp tình hình ở Ukraine diễn biến theo hướng xấu nhất.
Canada cũng là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận chính phủ của Thủ tướng Yatsenyuk sau cuộc đảo chính vào tháng 2/2014.
Có thể thấy rằng, Tổng thống Petro Poroshenko đang rất quyết liệt trong cuộc đấu quyền lực để bảo vệ cho cái ghế Tổng thống của mình. Tuy nhiên, cách làm mà Poroshenko đang thực hiện chỉ khiến tình hình thêm rối ren hơn, và sự phân rã, đấu đá nội bộ của chính quyền ngày càng sâu sắc.
Việc các nhà tài phiệt chia nhau ra cát cứ mỗi phương sẽ là tương lai của Ukraine. Đồng thời sẽ không chỉ xảy ra duy nhất một cuộc chiến Kiev – Donbass trên quốc gia này, mà còn rất nhiều cuộc chiến kiểu xứ quân như vậy trong tương lai gần.
Trong khi đó, những gì mà Donetsk và Lugansk đang làm là ngồi yên xem những con hổ cắn nhau, còn họ tiếp tục duy trì con đường thân Nga, tiếp tục nuôi quân, tích lương, chờ đến thời cơ phù hợp thì tung một đòn quyết định.
Theo Đỗ Minh Tú
Đất Việt
Ukraine: Đến lượt Thủ tướng Yatsenyuk mất chức?
Sau khi trùm tài phiệt Kolomoisky bị loại khỏi chức tỉnh trưởng, dư luận và truyền thông Ukraine rộ lên đồn đoán người tiếp theo sẽ bị Tổng thống Petro Poroshenko khuất phục chính là đương kim Thủ tướng Yatsenyuk.
Khi những công nhân mỏ dọa sẽ biểu tình tuần hành ở Kiev đòi được chi trả các khoản nợ lương, đã xuất hiện cuộc đua gay cấn xem ai sẽ là người nắm chiếc ghế Thủ tướng đầy bất trắc. Theo tờ Vzglyad đưatin, ông Yatsenyuk sẽ được thay thế bởi một người thân Tổng thống. Khả năng này không phải là quá xa vời, khi mà đương kim Thủ tướng hiện không còn giành được niềm tin của công chúng, do cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu tiến triển.
Sức ép đang gia tăng đối với đương kim Thủ tướng Arseny Yatsenyuk
Những chương trình cải cách mà ông Yatsenyuk công bố đã không mang lại điều kì diệu kinh tế, mọi người giờ tỏ ra hoài nghi về năng lực của ông. Tỉ lệ phản đối Thủ tướng ngày càng tăng, cùng với đó là sự đối đầu giữa những người ủng hộ ông và Tổng thống Poroshenko. Một số nguồn tin "rò rỉ" nói rằng, những thay đổi trong nội các gần đây cho thấy Thủ tướng Yatsenyuk sẽ lịch sự từ chức.
Truyền thông Ukraine cũng đặt ra nghi ngại rằng, Sergei Liovochkin - cựu Chánh văn phòng Phủ Tổng thống trong chính quyền Viktor Yanukovych, sẽ là người được chọn vào ghế Thủ tướng. Ngay ở Ukraine, Liovochkin đã công khai nói đến khả năng ông Liovochkin. Ông Alexander Koltunovich, chuyên gia về chương trình kinh tế thuộc phong trào "Lựa chọn cho người Ukraine" nói rằng: "Ngày nay, tại trung tâm quyền lực Kiev, người ta nói nhiều đến ông ấy (Liovochkin) - Chủ tịch khối Đối lập trong Quốc hội Ukraine. Số phiếu mà khối Poroshenko (150) kết hợp với khối Đối lập (40) là đủ để thiết lập đa số mới tại Quốc hội, có đủ lực để chỉ định một người đứng đầu nội các".
Liovochkin không phải là nhân tố quá mới đối với những người từng ở chốn thâm cung Kiev. Ông này không phải chịu kết cục bi thảm như nhiều quan chức dưới thời chính quyền Yanukovych. Nhiều người gọi ông ta là "Hồng y giáo chủ" của Yanukovych. Hai người từng làm việc với nhau từ năm 1996. Từ 2006, cũng như ông Yanukovych, Lyovochkin lãnh đạo đảng Các khu vực. Nửa năm sau cuộc chính biến tháng 2/2014, cựu Tổng thống Yanukovych đã phải ngầm thừa nhận rằng chính Liovochkin là người đứng sau điều hành cuộc đảo chính.
Một ứng cử viên sáng giá khác là Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Groisman, người gần đây rất chịu khó trả lời phỏng vấn và đưa ra nhiều tuyên bố báo chí. Khi được giới phóng viên đặt câu hỏi liệu có sẵn lòng thay thế cương vị Thủ tướng hay không, Groisman nói một cách ẩn ý rằng: Ông Yatsenyuk đã phạm phải nhiều sai lầm; khi thủ tướng "tích tụ" quá nhiều điểm tiêu cực thì sẽ đến lúc ông ta bị thay thế. Ngay sau khi thắng cử, Tổng thống Petro Poroshenko muốn bổ nhiệm Groisman làm Thủ tướng, tuy nhiên các đối tác phương Tây (nhất là Mỹ) lúc đó vẫn "ưa thích" Yatsenyuk. Theo thời gian, tình thế đã thay đổi trên tất cả các mặt trận. Gần đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Andrew Paruby cũng nói với các phóng viên rằng, chính phủ có thể sẽ có thay đổi trong tương lai và không loại trừ sẽ là sự thay đổi "trọn gói" trong Nội các. Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra những cái tên có thể bị thay thế.
Theo Hiến pháp Ukraine, Thủ tướng do Quốc hội phê chuẩn và bãi miễn. Ứng cử viên chức Thủ tướng do Tổng thống đề xuất sang Quốc hội và vì thế người này cần phải nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nghị sĩ. Như nhiều thành viên Nội các khác, Thủ tướng có thể tự nguyện từ chức. Quốc hội cũng có thể loại bỏ Thủ tướng thông qua hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm. Một hình thức khác là Tổng thống đề nghị Quốc hội bỏ phiếu "sa thải" Thủ tướng - đây là điều đã từng xảy ra ở Ukraine không chỉ một lần.
Sự ra đi của trùm tài phiệt Igor Kolomoisky báo hiệu những thay đổi trên chính trường Ukraine? (Ảnh: AP)
Những chỉ dấu xấu đối với ông Yatsenyuk xuất hiện ngày một nhiều. Nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu chính sách quốc tế Ukraine cho thấy, "ngôn ngữ đậm màu sắc chiến tranh" của Thủ tướng không chỉ làm giới chính trị giật mình, mà người dân bình thường cũng cảm thấy dị ứng. Thậm chí, đã có một kênh truyền hình của Trung ương cho chạy chiến dịch chuyên mổ xẻ khả năng điều hành yếu kém của chính phủ. Còn tại Quốc hội, đảng Cấp tiến và Tổ quốc nằm trong liên minh với đảng Mặt trận nhân dân của Thủ tướng Yatsenyuk tuyên bố sẵn sàng từ bỏ liên minh nếu chính phủ không thực hiện thành công các chương trình cải cách theo cam kết.
Giới phân tích chính trị ở Ukraine nhận định, sau khi loại bỏ được ảnh hưởng chính trị của "ông trùm" Koloimosiky - người được cho là có mối liên hệ thân thiết với với Yatsenuyk, đây là thời điểm thuận lợi để Tổng thống Poroshenko củng cố sức mạnh chính trị, thực hiện cải cách về nhân sự. Điểm cuối cùng sẽ là Mỹ có bật đèn xanh cho thay đổi nhân sự cấp cao hay không? Có tín hiệu cho thấy Mỹ ngầm ủng hộ mục tiêu củng cố quyền lực tại Kiev. Vụ loại trừ Koloimosiky tưởng chừng như sẽ rất phức tạp, nhưng lại diễn biến khá nhanh. Sự thực là trước khi ông Poroshenko "chấp nhận" đơn từ chức của Koloimosiky, Đại sứ Mỹ tại Kiev, Geoffrey Pyatt đã có buổi gặp riêng với trùm tài phiệt này. Thông điệp được phát đi sau cuộc tiếp xúc là: Đã đến lúc "luật rừng" không còn đất sống.
Theo Dantri
Quốc hội Ukraine chính thức bổ nhiệm thủ tướng Chiều 27/11, Quốc hội Ukraine bỏ phiếu ủng hộ ông Arseniy Yatsenyuk tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ Ukraine. Tổng thống Petro Poroshenko (giữa) chúc mừng Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk (phải) tại phiên họp Quốc hội Ukraine diễn ra chiều 27/11. Hãng UNN dẫn nguồn tin từ Quốc hội Ukraine cho biết, với 341 nghị sĩ ủng hộ, Quốc hội...