“Kiev đang đẩy tình hình miền Đông Ukraine đi vào ngõ cụt”
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố trên và yêu cầu chính quyền Kiev dừng mọi chiến dịch quân sự tại đây.
Theo Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 8/2, ông Putin cảnh báo, những hành động của chính quyền Ukraine sẽ chỉ đẩy tình hình miền Đông Ukraine đi vào thế bế tắc và có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh Reuters)
“Điều quan trọng nhất để ổn định tình hình tại miền Đông Ukraine là (Chính quyền Ukraine) phải ngừng bắn ngay lập tức và chấm dứt các chiến dịch mà họ cho là “chống khủng bố”, nhưng thực chất là để trấn áp phe đối lập tại miền Đông, ông Putin tuyên bố.
“Việc Kiev gây áp lực về kinh tế lên vùng Donbas và gây gián đoạn đến cuộc sống thường ngày của người dân tại đây chỉ càng làm tình hình trở lên tệ hại hơn”, ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Nga cũng tái khẳng định lập trường của Nga rằng tình hình bạo lực tại miền Đông Ukraine là hệ quả của cuộc đảo chính tại Ukraine nhằm lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovich do các lực lượng được phương Tây hậu thuẫn gây ra trong năm 2014.
“Những kẻ sử dụng vũ lực để chiếm quyền tại Ukraine đã đẩy đất nước này đến bờ vực của sự tan rã và gây ra cảnh huynh đệ tương tàn”, ông Putin nói./.
Theo NTD
Miền Đông giao tranh, dân Ukraine giễu Thủ tướng Yatsenyuk
Quân đội Ukraine ngày 10/1 cho biết, đã có nhiều binh sỹ thương vong trong các vụ đụng độ giữa quân chính phủ và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông.
Video đang HOT
Giao tranh tiếp tục nổ ra dữ dội tại miền Đông Ukraine
Theo người phát ngôn quân đội Andriy Lysenko, trong ngày qua, ít nhất 2 binh sỹ đã thiệt mạng và 20 binh sỹ bị thương khi giao tranh nổ ra tại khu vực Lugansk, nơi có đa số người dân nói tiếng Nga.
Như vậy, tính từ tối 8/1 đã có 6 binh sỹ Ukraine thiệt mạng, cho thấy tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang bất chấp thỏa thuận ngừng bắn mới đã được hai bên nhất trí hôm 9/12.
Một dân quân địa phương đứng gác tại một điểm kiểm soát của lực lượng ly khai ở Donetsk. (Nguồn: TASS)
Trước đó, ngày 9/1, đụng độ cũng đã xảy ra xung quanh khu vực sân bay Donetsk khiến một số binh sỹ Ukraine thiệt mạng.
Theo số liệu thống kê, các cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine từ tháng 4/2014 đến nay đã làm hơn 4.700 người thiệt mạng, đa số là dân thường.
Người Ukraine chế giễu Thủ tướng Yatsenyuk
Phát biểu của Thủ tướng Yatsenyuk về "sự xâm lược của Liên Xô" không những nhận sự phản đối của người Nga mà cả của người Ukraine.
Cố vấn Bộ Quốc phòng Ukraine Alexander Danyluk, phản ứng trước phát biểu của Thủ tướng Yatsenyuk, cho rằng ông này đã so sánh Ukraine với Phát xít Đức.
"Sau những tuyên bố "lịch sử" của Thủ tướng Yatsenyuk, chúng ta thật vui mừng khi theo hiến pháp, chính sách đối ngoại của đất nước không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. So sánh Ukraine với phát xít Đức, thật "tuyệt vời"!
Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk vừa có tuyên bố dậy sóng dư luận Nga.
Trước đó, trong lần trả lời phỏng vấn với 1 kênh truyền hình Đức trong chuyến thăm 2 ngày tại nước này, Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk nói rằng: "Mọi người đều nhớ tới cuộc xâm lược của Liên Xô vào Đức và Nga".
Thư ký báo chí của Thủ tướng Yatsenyuk Olga Lappo biện minh rằng đây là Thủ tướng nói về sự phân chia nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Phát biểu của Thủ tướng Ukraine đã gây ra một sự phản ứng mạnh mẽ tại Nga và nó hoàn toàn không nhận được sự chú ý nào từ châu Âu.
Nga ưu tiên gì trong cuộc chiến ở Ukraine?
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận qua điện thoại với Thủ tướng Đức Angela Merkel ưu tiên của mình trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống Nga ưu tiên việc tuân thủ lệnh ngững bắn và hỗ trợ sự phục hồi kinh tế tại các khu vực bị ảnh hưởng. Ông Putin cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có cuộc đối thoại trực tiếp của chính quyền Kiev với người đại diện của vùng Donbass.
Nga đã nhiều lần tuyên bố họ không phải là một bên tham chiến trong cuộc chiến ở miền Đông Ukraine. Cái mà họ quan tâm là Ukraine có thể vượt qua được khủng hoảng chính trị và kinh tế. Mọi cáo buộc với Nga đều không có chứng cứ.
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn chính phủ Đức cho biết, ngày 10/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiến hành điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trọng tâm hai cuộc điện đàm của bà Merkel đều tập trung vào việc tìm kiếm các biện pháp đảm bảo thực thi thỏa thuận ngừng bắn tạm thời đã được các bên ký ngày 5/9/2014 ở Minsk (Belarus).
Tổng thống Nga Vladimir Putin trò chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel
Nhà lãnh đạo Đức cũng bày tỏ quan ngại về những căng thẳng tiếp diễn và tình hình nhân đạo tại miền Đông Ukraine.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Poroshenko, bà Merkel nhấn mạnh về cơ bản bà sẵn sàng tham gia cuộc gặp nhóm Normandie (gồm lãnh đạo 4 nước Đức, Nga, Ukraine và Pháp). Tuy nhiên, để cuộc gặp có ý nghĩa, các bên phải thực sự có chung quan điểm về việc ngừng bắn hay thiết lập giới tuyến, đồng thời gắn kết quả cuộc gặp với các bước tiến cụ thể.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Merkel hoan nghênh các nỗ lực tích cực nhằm tiến hành cuộc gặp "nhóm Normandie" hiện đang được Bộ Ngoại giao bốn nước xúc tiến triển khai.
Hiện tại chưa biết cuộc gặp sẽ được tổ chức ở thủ đô Astana của Kazakhstan, hay tại một địa điểm khác.
Cuộc gặp được lên kế hoạch trên tinh thần kêu gọi các bên đẩy mạnh nỗ lực hướng tới một thỏa thuận mới dựa trên cơ sở Thỏa thuận Minsk; trong đó, Nga sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để tác động tới lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine nhằm tiến tới những giải pháp đồng thuận.
Theo NTD
Nga, Pháp, Đức và kế hoạch hòa bình cho Ukraine - Tại hội nghị quốc tế về an ninh ở Munich, tướng Mỹ hô hào cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Sau khi đến Ukraine giới thiệu với Tổng thống Petro Poroshenko sáng kiến hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bay sang Nga. Hội...