Kiev chật vật tuyển quân, nghị sĩ Ukraine cảnh báo hậu quả nghiêm trọng
Nghị sĩ Ukraine cho biết nước này đang không đạt được mục tiêu tuyển quân, gây ra những hậu quả trên tiề.n tuyến.
Một nhóm binh sĩ Ukraine huấn luyện ở ngoại ô Kharkov (Ảnh: Abaca Press).
Việc binh sĩ được phép giải ngũ ở Ukraine là điều không thể bàn đến vào lúc này, nghị sĩ Anna Skorokhod cho biết, viện dẫn những thách thức lớn của Kiev trong việc hoàn thành chiến dịch huy động tân binh để đối phó Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Novyny Live vào ngày 25/12, bà Skorokhod nhấn mạnh rằng Kiev không thể bắt đầu cho quân nhân đang chiến đấu trên tiề.n tuyến giải ngũ vì “chúng ta đang không thành công trong việc huy động tân binh”.
“Chúng ta không thực hiện được các kế hoạch huy động như hiện tại, và việc giải ngũ sẽ đơn giản là một thảm họa đối với quân đội, bởi vì các binh sĩ trên tiề.n tuyến không có ai thay thế”, bà nói thêm.
Vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn bởi vì “lực lượng sĩ quan hiếm khi tham gia chiến đấu”, bà Skorokhod nhấn mạnh, giải thích rằng các sĩ quan không thể bị hạ xuống vị trí thấp hơn để đi chiến đấu, điều này làm phức tạp thêm các vấn đề về nhân sự.
“Kết quả là, hầu hết các binh sĩ trực tiếp chiến đấu ở tiề.n tuyến đều là những người được huy động. Họ không có bất kỳ mối liên hệ nào trước đó với quân đội trước khi chiến sự nổ ra”, nữ nghị sĩ cho biết. Tuy nhiên, họ phải chiến đấu trong thời gian dài mà không được luân chuyển hay nghỉ ngơi vì Ukraine không tìm được nhân lực thay thế.
Video đang HOT
Chiến dịch huy động của Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022 sau khi cuộc xung đột với Nga leo thang. Từ đó đến nay, chiến dịch tuyển quân đã đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm nạn trốn nghĩa vụ quân sự và các hành vi tiêu cực của quan chức tuyển quân như nhận hối lộ.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực, Ukraine đã hạ độ tuổ.i nhập ngũ từ 27 xuống 25 vào đầu năm nay và thắt chặt các quy định huy động.
Mặc dù đã thực hiện những biện pháp này, các chỉ huy Ukraine vẫn tiếp tục phàn nàn về tình trạng thiếu nhân sự, dẫn đến các đợt luân chuyển dài và tình trạng mệt mỏi trong chiến đấu. Một số người cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc Nga đạt được những bước tiến trên chiến trường trong thời gian qua.
Luật dự thảo về huy động ban đầu có các điều khoản về giải ngũ, nhưng những điều khoản này đã bị loại bỏ trong phiên bản cuối cùng của luật.
Các nhà lập pháp Ukraine đã hứa vào tháng 4 sẽ đưa ra một tài liệu riêng về vấn đề này trong vòng 8 tháng, nhưng họ đã không đáp ứng được thời hạn đó.
Thứ trưởng Quốc phòng Ivan Gavriluk tuyên bố rằng dự thảo gần như đã hoàn thành, nhưng không thể trình lên quốc hội vì quân đội vẫn chưa tích lũy đủ lực lượng dự bị cần thiết để thay thế những người sẽ được giải ngũ.
Việc chiến đấu kéo dài trên tiề.n tuyến gây ra hàng loạt hệ lụy, ví dụ như khiến binh sĩ giảm sức chiến đấu, tăng vấn nạn đào ngũ.
Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn, khi binh sĩ quá mệt mỏi vì chiến sự nên quyết định đào ngũ, đồng đội của người này phải tiếp tục chiến đấu để bù đắp do không có ai thay thế người đã rời bỏ lực lượng. Từ đó, tình trạng mệt mỏi của quân nhân tiếp tục gia tăng.
Báo Ukraine: Lữ đoàn tinh nhuệ của Kiev rối loạn vì 1.000 binh sĩ đào ngũ
Truyền thông Ukraine tiết lộ về tình trạng đào ngũ ở Lữ đoàn cơ giới 155, đơn vị được huấn luyện ở Pháp và được trang bị hàng loạt vũ khí mạnh.
Binh lính Ukraine huấn luyện trên xe chiến đấu bọc thép AMX-10 của Pháp (Ảnh: AFP).
Kyiv Post đưa tin, chỉ huy của một lữ đoàn chiến đấu cấp cao, đơn vị chiến đấu lớn đầu tiên của Ukraine được huấn luyện ở nước ngoài, đã mất chức ngay sau khi đơn vị này trở về nước sau nhiều tháng huấn luyện ở Pháp. Vụ thay chỉ huy diễn ra chỉ vài ngày trước khi lữ đoàn được điều động ra tiề.n tuyến tham gia chiến đấu.
Theo một số thông tin ban đầu, nguyên nhân của việc này dường như là do nạn đào ngũ trong nội bộ đơn vị.
Đại tá Dmytro Ryumshin rời quyền chỉ huy Lữ đoàn cơ giới 155 vào ngày 12/12. Lữ đoàn này được thành lập vào giữa năm 2024 và được trang bị vũ khí và huấn luyện tại các căn cứ Pháp từ tháng 8 đến tháng 11.
Lữ đoàn 155 được cả phương tiện truyền thông của chính phủ Pháp và Ukraine mô tả là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, mạnh mẽ, gồm 2.000 người.
Lữ đoàn được trang bị xe tăng hạng nhẹ AMX 10 do Pháp tài trợ, 128 xe chiến đấu bọc thép và 18 pháo tự hành CAESAR, một trong những hệ thống pháo binh hiệu quả nhất từng hoạt động trong chiến sự Nga - Ukraine.
Trong một tuyên bố ngắn đăng trên trang Facebook của lữ đoàn, ông Ryumshin cho biết ông biết ơn những người lính, hạ sĩ quan và sĩ quan vì "lòng trung thành và tính chuyên nghiệp" của họ, và nói rằng thật vinh dự khi được huấn luyện cùng họ. Đơn vị sẽ sớm ra chiến tuyến, ông nói.
Ông Ryumshin là một trong những chỉ huy chiến đấu dày dạn kinh nghiệm nhất của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) khi giữ vị trí chỉ huy ở hai lữ đoàn chiến đấu. Trước khi chỉ huy Lữ đoàn 155, ông Ryumshin là sĩ quan cao cấp của Lữ đoàn cơ giới số 47. Ông đã bị cách chức chỉ huy trong các hoạt động phòng thủ cuối cùng không thành công ở khu vực Avdiivka, khiến khu vực này rơi vào tay Nga.
Nhà báo quân sự Ukraine Yuriy Butusov đã gọi ông Ryumshin là "một trong những chỉ huy giỏi nhất của Ukraine" và tiết lộ rằng ban lãnh đạo lữ đoàn 155 đã đối mặt với việc hàng loạt binh sĩ đào ngũ trong quá trình huấn luyện ở Pháp, bởi vì những nam giới được phân công vào đơn vị này không phải là tình nguyện nhập ngũ mà là bị ép vào quân ngũ. Vì vậy, họ không có động lực chiến đấu, không thể đoàn kết với nhau và cuối cùng chọn bỏ trốn.
Ông Butusov nói rằng "gần 1.000" binh lính đã đào ngũ khỏi lữ đoàn 155, nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể.
Bộ Quốc phòng Ukraine chưa bình luận về thông tin này.
Trong khi đó, nghị sĩ Maryana Bezuhla cho biết lữ đoàn 155 đang thiếu nghiêm trọng phương tiện, thiết bị tác chiến điện tử, máy bay không người lái trinh sát và FPV.
Bà nói rằng binh lính và sĩ quan buộc phải tự chi trả cho những vũ khí còn thiếu hoặc với sự giúp đỡ của các nhóm tình nguyện viên. Bà cáo buộc, Bộ Quốc phòng đã không cung cấp cho đơn vị các thiết bị cơ bản.
Bà Bezuhla cho biết các hệ thống phòng không Mistral do Paris cấp và các hệ thống tên lửa chống tăng Milan cấp cho Sư đoàn 155 tại Pháp không còn khả năng chiến đấu vì quân đội đã rút những người vận hành hệ thống vũ khí đó khỏi lữ đoàn và điều chuyển họ sang vận hành tên lửa phòng không cầm tay Igla thời Liên Xô hoặc Stinger của Mỹ trong các đơn vị khác.
"Người chỉ huy đã bị cách chức. Lữ đoàn đang trong tình trạng hỗn loạn", bà cho hay.
Truyền thông Pháp cuối tuần qua đã ghi nhận các thông tin của truyền thông Ukraine và chính trị gia đối lập về tình trạng rối loạn trong tổ chức ở Lữ đoàn 155.
Ukraine muốn dùng lại lính đào ngũ do thiếu quân nghiêm trọng Trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng, một số đơn vị quân đội Ukraine đã bắt đầu tạo cơ hội thứ hai cho những binh sĩ từng đào ngũ. Theo dữ liệu từ văn phòng công tố, gần 95.000 vụ án hình sự đã được mở từ năm 2022 đối với những binh sĩ "vắng mặt không phép" (AWOL) và tội...