Kiev bất ngờ xuống nước với lực lượng ly khai?
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin hôm qua (18/8) đã bất ngờ tuyên bố, một lệnh ngừng bắn song phương ở miền đông Ukraine là có thể với một số điều kiện kèm theo. Những điều kiện đó bao gồm sự kiểm soát hiệu quả khu vực biên giới, công việc của các giám sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) được đảm bảo và có những tiến bộ đạt được trong tình hình con tin.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin
“Chúng tôi đang nói về những vấn đề chính quan trọng. Những ưu tiên cao nhất của chúng tôi là kiểm soát hiệu quả khu vực biên giới, đảm bảo khả năng cho các giám sát viên của OSCE trong việc giám sát và xác minh đầy đủ, và tất nhiên là cả sự tiến bộ thực sự đạt được trong vấn đề con tin. Những vấn đề trên là các vấn đề then chốt trong việc thực hiện ý tưởng về một lệnh ngừng bắn song phương”, ông Klimkin cho biết trong một cuộc họp báo khi được đề nghị bình luận về kết quả của cuộc họp 4 bên vừa diễn ra ở thủ đô Berlin.
Ngoại trưởng Klimkin cho biết thêm, trong cuộc gặp 4 bên trên, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho các khu vực miền đông Ukraine.
Các cuộc đàm phán diễn ra giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ukraine Pavlo Klimkin với mục đích tìm cách chấm dứt cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Cuộc họp này diễn ra hôm Chủ nhật (17/8) ở khách sạn Villa Borsig, thủ đô Berlin, Đức. Các cuộc đàm phán này có sự tham dự của Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius. Theo Ngoại trưởng Steinmeier, các cuộc đàm phán diễn ra rất khó khăn nhưng tất cả các bên đã có gắng đạt được những tiến bộ nhất định trong một số điểm. Sau những cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã tuyên bố, lệnh ngừng bắn phải được thực hiện một cách vô điều kiện, nhấn mạnh rằng Kiev luôn tìm cách đưa ra những điều kiện của riêng mình cho một lệnh ngừng bắn.
Kể từ hồi giữa tháng 4, Kiev đã tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm chống lại các khu vực đông nam của Ukraine. Đây là những nơi kiên quyết không thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Kiev được dựng lên sau một cuộc đảo chính hồi tháng 2.
Nga liên tục lên án các hành động quân sự của Kiev và kêu gọi chính quyền này ngừng chiến dịch quân sự, thực thi lệnh ngừng bắn và ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Việc Kiev tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn với một số điều kiện nhất định được xem là một động thái khá bất ngờ bởi trước đó, chính quyền Ukraine liên tục bác bỏ khả năng ngừng bắn, ngay cả khi lực lượng ly khai lên tiếng đề nghị. Bất ngờ hơn khi đề nghị này được đưa ra trong thời điểm Kiev đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng ly khai và họ đang đạt được những bước tiến trên chiến trường.
Tuy nhiên, với những điều kiện mà Kiev kèm theo, người ta khó hy vọng vào một lệnh ngừng bắn bởi rất khó để có thể xác định được thế nào là khi những điều kiện được đưa ra đã được đáp ứng.
Lực lượng ly khai tiếp tục “rắn” với Kiev
Video đang HOT
Về phần mình, lực lượng ly khai miền đông Ukraine không hề tỏ ra dấu hiệu nhún bước dù họ đang liên tiếp vấp phải thất bại trên chiến trường, bị bao vây ở các thành trì chính.
Thủ tướng nước cộng hoà tự xưng Donetsk – ông Alexander Zakharchenko hôm qua đã tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng, các cuộc đàm phán hoà giải giữa chính phủ Kiev và nước cộng hoà nhân dân tự xưng Donetsk ở miền đông Ukraine chỉ có thể được tiến hành nếu cả hai bên có tiếng nói ngang bằng, bình đẳng với nhau.
“Chúng tôi luôn luôn để ngỏ khả năng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào. Chúng tôi đang chờ đợi những lời đề nghị nhưng chỉ là những đề nghị hợp lý chứ không phải là những đòi hỏi, yêu cầu về việc chúng tôi phải hạ vũ khí và phải đóng cửa biên giới. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra”, lãnh đạo của Donetsk nhấn mạnh.
Theo ông Zakharchenko, các cuộc đàm phán nên được tổ chức “trên cơ sở bình đẳng giữa các đối tác bình đẳng với nhau”. Điều đó có nghĩa là Kiev đầu tiên phải công nhận Donetsk là “một quốc gia thực sự”. Lãnh đạo Donetsk nói thêm rằng, chính phủ Kiev chắc chắn sẽ thấy khó chấp nhận điều này.
“Chúng tôi phản đối chiến tranh và chúng tôi không muốn có thêm bất kỳ thương vong nào xảy ra cho dân thường”, ông Alexander Zakharchenko cho hay.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng Klimkin nói về một lệnh ngừng bắn với điều kiện là sau khi Kiev giành được quyền kiếm soát các khu vực biên giới ở miền đông Ukraine và bảo đảm hoạt động cho phái đoàn giám sát của OSCE.
Lãnh đạo Đức, Ukraine bàn cách tháo gỡ căng thẳng
Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày hôm qua đã có cuộc điện đàm để bàn về cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Hai nhà lãnh đạo này đã đồng ý rằng bước tiếp theo để giải quyetes căng thẳng ở miền đông Ukraine là tiếp tục tiến hành một cuộc họp cấp cao với sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu (EU), một tuyên bố được đăng tải trên website của Tổng thống Poroshenko hôm nay (19/8) cho biết.
“Chúng tôi đã nhất trí với nhau rằng, tổ chức một cuộc họp cấp cao nên là bước tiếp theo trên con đường tháo gỡ cuộc khủng hoảng hiện nay… Chúng tôi đã thảo luận về những cuộc đàm phán tiếp theo nhằm giải quyết tình hình ở Donbas với sự giúp đỡ của EU”, tuyên bố trên cho hay.
Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin thông báo, nữ Thủ tướng Đức Merkel dự kiến sẽ đến thăm Ukraine vào thứ Bảy tuần này (23/8). Theo lời ông Klimkin, chuyến thăm trên rõ ràng “thể hiện sự ủng hộ cá nhân của Thủ tướng” đối với chính phủ Ukraine và với các hành động của chính quyền này ở miền đông Ukraine.
Theo_VnMedia
Ukraine cầu cứu, phương Tây quay lưng
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đã kêu gọi NATO và Liên minh Châu Âu cung cấp sự giúp đỡ về quân sự cho nước này để họ chiến đấu chống lại lực lượng ly khai ở miền đông. Ông Klimkin cũng cho rằng, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương cần phải đưa ra được một chiến lược mới với Kiev. Tuy nhiên, lời cầu cứu của Kiev có vẻ đã bị phớt lờ.
Ảnh minh hoạ
Cuộc xung đột kéo dài 4 tháng qua ở miền đông Ukraine đã lên tới giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng và một lãnh đạo của lực lượng ly khai miền đông hồi cuối tuần vừa rồi vừa tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc tổng phản công nhằm vào quân chính phủ.
Phát biểu trên đài phát thanh Deutschlandfunk của Đức, Ngoại trưởng Klimkin cho rằng, Liên minh Châu Âu (EU) và NATO cần phải xem xét xem họ có thể làm gì và sẽ làm gì nếu các quy định bị phá vỡ, nói thêm rằng đó là trường hợp khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga hồi tháng 3 cũng như những hành động của Ukraine ở Donetsk và Lugansk hiện nay.
"Đó thực sự là một câu hỏi khó cho Liên minh Châu Âu và NATO. Họ có thể làm gì nếu một cuộc chiến tranh thực sự bị khơi mào ở Châu Âu bởi một quốc gia Châu Âu?", ông Klimkin đặt câu hỏi như vậy trong bài trả lời phỏng vấn được phát đi ngày hôm qua (18/8).
"Và đó là lý do tại sao nếu họ trả lời là &'Chúng tôi không thể làm được gì nhiều' thì câu trả lời đó sẽ dẫn đến một câu hỏi khác: Làm thế nào các bạn có thể tiếp tục được coi là một đối tác có trách nhiệm?", Ngoại trưởng Ukraine cho biết.
Khi được hỏi những phát biểu trên có phải là lời kêu gọi của Ukraine muốn EU và NATO giúp đỡ về quân sự cho quân đội của họ, Ngoại trưởng Klimkin nhanh chóng trả lời: "Đúng, tất nhiên là vậy. Chúng tôi cần sự giúp đỡ về quân sự bởi nếu chúng tôi có được sự giúp đỡ đó, quân đội chúng tôi sẽ dễ dàng hơn trong việc hành động trên chiến trường", ông Klimkin cho hay.
Theo Ngoại trưởng Ukraine, đất nước ông đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn về cả kinh tế và tài chính vì thế nước này cần sự giúp đỡ ngay lúc này và sẽ trả lại sau đó. Cùng với sự giúp đỡ trực tiếp, Ukraine cũng cần được EU giúp đỡ để thực hiện các cuộc cải cách, ông Klimkin cho hay.
Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine, NATO cần phải áp dụng một chiến lược mới đối với Ukraine. Khi được hỏi ông này hy vọng đón nhận được điều gì khi hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào tháng 9 tới, Ngoại trưởng Klimkin cho hay, ông muốn Ukraine nhận được sự ủng hộ về chính trị cũng như thêm nhiều sự giúp đỡ hơn cho quân đội Ukraine và được giúp đỡ để tiến hành cải cách cũng như trong các khu vực như chống khủng bố và an ninh mạng.
Tuy nhiên, ông Klimkin cũng cho hay hiện họ chưa bàn đến chuyện đưa Ukraine trở thành một thành viên của NATO bởi họ đang thiếu sự thống nhất ở trong nước về vấn đề này.
Ngoại trưởng Ukraine cho rằng, nguy cơ về một cuộc xâm lược của Nga đang "hiển hiện khắp nơi" đồng thời cho rằng quân Ukraine phải hứng chịu những đợt bắn phá từ lãnh thổ của Nga "gần như hàng ngày". Kiev còn cáo buộc Nga đang đưa vũ khí và binh lính vào Ukraine.
Ông Klimkin lên giọng tuyên bố Ukraine sẽ "chiến đấu đến giây phút cuối cùng" vì Crimea, Donetsk và Lugansk. Khi được hỏi tại sao Kiev không tuyên bố tình trạng chiến tranh, Ngoại trưởng Ukraine đã trả lời, điều đó có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn với người dân.
Kiev cùng với phương Tây liên tục đổ lỗi cho Moscow về cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như tình trạng bất ổn ở miền đông.
NATO, EU quay lưng với lời cầu cứu của Kiev?
Không có chuyện NATO và EU sẽ đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ về quân sự của chính quyền Ukraine, Thủ tướng Phần Lan đã thẳng thừng trả lời như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh và đài truyền hình Yle.
"Tất nhiên, đó là điều không thể. Sẽ không có sự giúp đỡ như vậy từ NATO bởi NATO chỉ cung cấp sự giúp đỡ quân sự cho các quốc gia thành viên và đó là điều ai cũng biết. Và EU không có khả năng cung cấp sự giúp đỡ như vậy", Thủ tướng Stubb cho hay khi nói về lời đề nghị xin giúp đỡ về quân sự của NATO và EU từ Ngoại trưởng Pavlo Klimkin.
Theo lời ông Stubb, quan hệ giữa Nga và EU đang trải qua một thời kỳ suy thoái lâu dài và mong muốn của Phần Lan là "bức tường ngăn cách giữa Nga và phương Tây sẽ thấp nhất có thể".
Hiện tại, cuộc chiến ở miền đông Ukraine vẫn leo thang từng ngày với số người thiệt mạng trong vòng 4 tháng qua đã lên tới con số hơn 2.000 người. Quân Kiev đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở miền đông và đang gặt hái được nhiều chiến thắng trong cuộc chiến ở đây.
Trong diễn biến mới nhất trên chiến trường, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine - ông Andrei Lysenko hôm qua (18/8) cho biết, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành bao vây Lugansk và hiện đang giành được quyền kiểm soát nhiều quận trong thành phố. Lugansk là một trong hai thành trì chính của lực lượng ly khai Ukraine.
"Quân đội Ukraine đã cố gắng giành quyền kiểm soát đối với một số khu vực ở Lugansk. Thành phố này gần như đã bị bao vây và quân đội sẽ tiếp tục nhiệm vụ giải phóng thành phố", ông Lysenko tuyên bố.
Theo_VnMedia
Nga hủy nghị quyết can thiệp quân sự vào Ukraine Ngày 25.6, Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện) đã phê chuẩn đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin về bãi bỏ nghị quyết hồi tháng 3 cho phép ông can thiệp vũ trang vào Ukraine, theo Reuters. Ảnh minh họa Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin lập tức lên tiếng hoan nghênh quyết định trên nhưng kêu gọi Nga "tiếp tục có...