Kiểu tra tấn dã man trong các nhà tù tàn bạo nhất TG
Kiểu tra tấn dã man như không cho ngủ, đánh đập được nhiều nhà tù áp dụng, khiến tù nhân phải chịu đựng đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.
Tiêm thuốc gây ảo giác để tra khảo: Có nhiều loại thuốc gây ảo giác khác nhau được sử dụng để thu thập thông tin của tù nhân chẳng hạn như mescalin, scopolamine và chất kích thích. Những loại thuốc này đều có khả năng giết chết người sử dụng. Tù nhân sẽ được giam giữ trong một căn phòng thiếu không khí và bị ép phải sử dụng những loại thuốc này.
Không cho ngủ: Một người có thể sẽ chết nếu trong vòng 14 ngày không được ngủ. Có lẽ, việc không cho tù nhân ngủ là một trong những hình thức tra tấn dã man nhất trong tù. Thượng viện Hoa Kỳ đã thảo luận về chương trình thẩm vấn của CIA trong đó có cách không cho tội phạm ngủ. Đây là một trong những hình thức tra tấn dã man nhất. Theo Psychology Today, thiếu ngủ kéo dài là hình thức tra tấn kinh khủng bởi nó ảnh hưởng đến vấn đề sinh học của con người và “đánh mạnh” vào thể chất cũng như tâm trí.
Quan hệ đồng giới: Chuyện tấn công thể xác trong nhà tù ở Mỹ diễn ra khá phổ biến. Nhiều nạn nhân bị đối phương lừa bằng cách cho vay nợ và sau đó đòi trả bằng quan hệ thể xác. Cũng có nạn nhân bị đe doạ bằng vũ lực buộc phải quan hệ. Số liệu thống kê cho thấy, có đến 21% số tù nhân tại các nhà tù nằm ở phía tây nước Mỹ bị lôi vào các hoạt động “quan hệ thể xác”. Tù nhân trẻ tuổi có khả năng bị tấn công thể xác cao gấp năm lần so với tù nhân già. Không chỉ những người đàn ông trẻ, những người đồng tính cũng phải đối mặt với nguy cơ bị hãm hiếp cao.
Bị đánh đập không có nguyên nhân: Khi đã trở thành tội phạm và bị ngồi tù, các tù nhân sẽ mất đi tự do và quyền công dân của họ. Chính vì vậy, họ bị các cai tù đánh đập một cách không lý do dường như đã trở thành điều bình thường. Thậm chí, họ bị đánh đến chết và cai tù có thể kê khai rằng họ chết vì một lý do nào khác chứ không phải bị đánh. Trong năm 2013, một đoạn video được phát hành bởi Cục Công an Georgia cho thấy tù nhân Kelvin Stevenson bị đánh đập bằng búa bởi cai tù Gruzia.
Video đang HOT
Lập ra những câu lạc bộ đấm bốc không tự nguyện: Những câu lạc bộ đấm bốc trong trại giam là những trò giải trí của cai tù. Trong một câu chuyện của tờ New York Post, Rikers Island là một trong những nhà tù tàn bạo nhất thế giới. Nơi đây, các tù nhân trẻ trở thành những võ sĩ không tự nguyện và phải chiến đấu với những tù nhân khác.
Đồ ăn trong nhà tù: Ở một số nhà tù, thực phẩm của tù nhân trở thành nỗi ám ảnh và là hình thức tra tấn dạ dày đáng sợ. Họ không chỉ bị bỏ đói mà còn phải ăn những đồ ăn tồi tệ. Theo một báo cáo của CNN, một nhà tù ở Bắc Triều Tiên nuôi tù nhân bằng cỏ.
Tra tấn bằng âm thanh: Đây có lẽ là hình thức tra tấn dã man được CIA thực hiện. Những tội phạm sẽ bị trói chân và tay, đeo mặt nạ và tai nghe. Họ phải nghe âm thanh liên tục trong vòng 24 giờ.
Tra tấn đến chết bằng lạnh: Tra tấn bằng cách để cơ thể con người ở nơi lạnh giá là một cách tra tấn dã man và đau đớn từ từ. Cách tra tấn này được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Các tù nhân có thể bị đưa ra ngoài trời trong thời tiết lạnh giá mà không có quần áo trên người, hoặc họ có thể bị nhốt vào trong những nhà lạnh.
Theo_Kiến Thức
Bệnh viện đầy "hồn ma không đầu" nổi tiếng ở Singapore
Trước là nhà tù của phát xít Nhật, sau là bệnh viện Changi, tòa nhà này ở Singapore đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới với lời đồn thổi ghê rợn về những "hồn ma không đầu".
Bệnh viện Changi "ma ám" nổi tiếng ở Singapore
Những lâu đài, tòa nhà cổ kính, đảo hoang luôn đi kèm nhiều câu chuyện "ma ám" rùng rợn. Nhiều nơi trong số đó rất thu hút du khách và trở thành điểm du lịch nổi tiếng, thậm chí còn là nơi ở của tổng thống. Loạt bài này sẽ đưa độc giả đến thăm những địa điểm vừa "ma quái" vừa hấp dẫn như vậy.
Bệnh viện Changi cũ ở Singapore được xây dựng vào những năm 1930 trên đường Netherveron, Changi, Singapore. Ban đầu, nó có tên là Bệnh viện Không quân Hoàng gia và sau đó được sáp nhập với Bệnh viện Toa Payoh và đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Changi. Đến năm 1997, bệnh viện đóng cửa và đến giờ đã bị bỏ hoang trong suốt hơn một thập kỉ.
Bệnh viện Changi được cho là một trong những tòa nhà với nhiều câu chuyện ma truyền miệng nổi tiếng nhất thế giới. Trong suốt thế chiến thứ II, nơi này được phát xít Nhật sử dụng như một nhà tù rộng lớn. Có những lời truyền miệng cho rằng: khi xâm chiếm Singapore và các bãi biển của Changi, quân Nhật đã giết hại dã man nhiều thường dân và tù nhân chiến tranh ở đây bằng cách chặt đầu.
Quân đội Nhật Bản đã chiếm đóng các tòa nhà ở Changi và biến chúng thành trụ sở riêng. Có nhiều tin đồn về những căn phòng tra tấn dã man và hành quyết đẫm máu tù binh chiến tranh của phát xít Nhật ở đây. Sau chiến tranh, nhiều người cho biết chính quân đội Nhật Bản cũng bị xử tử tại ngôi làng Changi này.
Bệnh viện Changi những năm 1950, được cho là nơi quân Nhật giam giữ và sát hại tù nhân
Trong những năm 1950, tòa nhà này mới chính thức trở thành bệnh viện Changi. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng bệnh này viện bị ma ám, rằng nơi này là nơi giao thoa giữa sự sống và cái chết.
Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy hồn ma của những binh lính Nhật và thậm chí cả những hồn ma không đầu. Một số người dân địa phương thậm chí còn tin rằng thà chịu đựng vết thương ở nhà con hơn đến bệnh viện Changi "ma ám" để chữa bệnh.
Năm 1994, bệnh viện Changi được chuyển địa điểm mới. Tòa nhà cũ bị bỏ hoang từ năm 1997. Nhiều người kể lại nhìn thấy hồn ma thuộc những chủng tộc và quốc tịch khác nhau "lang thang" trong bệnh viện, trang web Singapore Hauntings viết.
Nhân chứng cho biết họ nhìn thấy hồn ma không đầu trong bệnh viện
Một trong những bức ảnh được cho là chụp "hồn ma" ở góc hành lang bệnh viện Changi
Hồ sơ tù binh chiến tranh bị tra tấn đến chết ở Changi đến giờ vẫn là một bí ẩn. Bệnh viện đã bị tàn phá sau thời gian dài chiếm đóng của phát xít Nhật. Cửa sổ bị vỡ, các mảnh kính khắp mọi nơi, hình vẽ graffiti ở trên tường càng tạo nên một bức tranh ghê rợn. Không thắc mắc tại sao hiện giờ, chính phủ Singapore lại quản lý chặt chẽ việc vào thăm bệnh viện.
Lời đồn thổi về bệnh viện chưa bao giờ được xác nhận
Câu chuyện ma ám ở bệnh viện Changi được lan truyền rộng rãi, thế nhưng chưa bao giờ được xác nhận. Những nhà thám hiểm luôn bị thu hút bởi bệnh viện Changi bí ẩn. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến Changi để tận mắt tham quan địa điểm bị đồn thổi là ma ám này.
Một người Singapore tên Emmanuel Chan cho biết: "Không hề có ma ở đây, Tôi đã đến đây vì nghe nói là có ma ám. Tôi đi cùng với nhiều người bạn, chúng tôi không thấy điều gì bất thường cả. Giờ tôi hoàn toàn sẵn sàng đến đó một mình vào buổi đêm nếu ai đó trả tiền cho tôi làm điều đó."
Theo Danviet
Trung Quốc: Phạm nhân bị tra tấn dã man tại trại giam giữ Việc cảnh sát tra tấn nghi phạm bị giam giữ vẫn phổ biến ở Trung Quốc. Các dụng cụ như que nhọn và ghế tra tấn thường xuyên được sử dụng để ép phạm nhân nhận tội, một báo cáo cho biết. Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế dựa trên các cuộc phỏng vấn với gần 40 luật sư nhân...