Kiều nữ showbiz và đại gia lên phim
Mối quan hệ phức tạp, lắm thị phi của kiều nữ trong giới showbiz và đại gia đã được đưa lên màn ảnh nhỏ trong bộ phim “ Kẻ dối trá chân tình” do đạo diễn Đinh Đức Liêm dàn dựng
Diễm Vũ, cô cháu gái của vợ chồng nghệ sĩ Hồng Vân – Lê Tuấn Anh lần đầu tiên đóng vai chính.
Sau nhiều năm du học và làm việc ở Mỹ trở về, vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất chàng đại gia trẻ tuổi Vĩnh Nguyên đã chạm trán với cô diễn viên xinh đẹp Cát Tiên và ngay lập tức bị trúng tiếng sét ái tình. Tuy được quản lý can ngăn vì lo ngại sẽ xảy ra scandal ảnh hưởng đến hình tượng trong sáng mà cô đang xây dựng, nhưngng với sự tính toán riêng, cộng với chút rung động vừa len vào tim, Cát Tiên quyết tâm “mồi chài” bằng được Vĩnh Nguyên đẹp trai, hào hoa.
Vĩnh Nguyên mở một cửa hàng bán dương cầm và mời Cát Tiên làm người mẫu. Từ đó hai người có thời gian gần gũi nhau. Càng ở bên cạnh Vĩnh Nguyên thì sự lịch lãm, chân thành của anh càng khiến Cát Tiên chìm trong hạnh phúc. Lờ mờ biết Cát Tiên có người yêu mới, người tình hờ Nguyễn Toàn – một nhiếp ảnh nổi tiếng tìm cách phá bĩnh. Khi Cát Tiên có ý định dứt khoát chia tay, Nguyễn Toàn phản đối kịch liệt và đã cưỡng đoạt cô.
“Lý Công Uẩn” Phạm Tiến Lộc “Nam tiến” với vai đại gia trẻ Vĩnh Nguyên.
Tin tức về mối quan hệ của Vĩnh Nguyên với Cát Tiên đến tai bà Mỹ Lệ – mẹ Vĩnh Nguyên. Khuyên giải con trai không được, bà Mỹ Lệ đã dùng thế lực để ngăn chặn con đường tiến thân của Cát Tiên trong làng giải trí. Trong khi Vĩnh Nguyên đấu tranh kịch liệt để gia đình mình chấp nhận Cát Tiên, thì cô phát hiện mình mang thai. Biết đấy là con của Nguyễn Toàn, nhưng Cát Tiên không dám đến bệnh viện mà chỉ dùng thuốc thảo dược để giải quyết cái thai ngoài ý muốn.
Với một kịch bản nhiều chi tiết, đạo diễn Đinh Đức Liêm (từng thành công qua các phim Giã từ dĩ vãng, Đồng tiền xương máu, Người đàn bà yếu đuối, Cỏ dại, Công ty thời trang…) không mời những diễn viên đang “ăn khách”, mà quyết định chọn hai gương mặt còn khá xa lạ với khán giả miền Nam đảm nhận vai chính.
Lan Phương sắc sảo trong vai một ngôi sao luôn cạnh tranh với Cát Tiên trong nghệ thuật cũng như vị trí con dâu trong gia tộc Lê Vinh.
Thủ vai Cát Tiên là nữ diễn viên trẻ Diễm Vũ (tên thật Vũ Thị Ngọc Diễm) – cô cháu gái của nghệ sĩ Hồng Vân và diễn viên điện ảnh Lê Tuấn Anh, từng theo học đào tạo người mẫu ở công ty PL và diễn xuất ở sân khấu kịch Phú Nhuận (TP.HCM). Hiện đang là sinh viên khoa Quan trị kinh doanh của Đại học Công nghiệp TP.HCM, Diễm Vũ vừa gia nhập làng giải trí với một số vai diễn trên phim truyền hình. Trước khi được giao vai nữ chính Cát Tiên trong phim Kẻ dối trá chân tình, Diễm Vũ đóng một vai thứ chính trong phim truyền hình Bụi đời cùng đạo diễn Đinh Đức Liêm.
Nghệ sĩ Hữu Châu có một vừa hài vừa bi đúng chất ông già nhà quê
Nam diễn viên Phạm Tiến Lộc sinh năm 1986, tốt nghiệp Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Là một nam diễn viên trẻ có nhiều ưu điểm trên sân khấu và màn ảnh Hà Nội, Tiến Lộc được khán giả biết đến qua các vai diễn chính, thứ trong các phim truyền hình: Miền quê thức tỉnh, Khát vọng xanh, Nhà có nhiều cửa sổ, Võ đường Trúc Lâm, Được sống, Người đàn bà thứ 2 và đặc biệt là vai Lý Công Uẩn trong bộ phim truyền hình gây nhiều ý kiến trái ngược trong dư luận là Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long.Vĩnh Nguyên trong phim Kẻ dối trá chân tình là vai diễn Nam tiến mới nhất của Tiến Lộc.
Video đang HOT
Phim phát sóng lúc 20h các ngày thứ hai đến thứ sáu (mỗi ngày 2 tập) từ 4/7 trên kênh VTV9.
Theo Infonet.vn
Vì sao phim nhí nhố leo được vào "giờ vàng"?
"Đài TH cần quảng cáo để nuôi đài. Công ty quảng cáo thì bất cần chất lượng, miễn có spot quảng cáo để lấy lợi nhuận", nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn nói.
Nguyễn Mạnh Tuấn nổi tiếng với những kịch bản gai góc trong cả lĩnh vực điện ảnh và truyền hình như: Lưới trời, Không cân sức, Đồng tiền xương máu, Hướng nghiệp, Người đàn bà yếu đuối, Blouse trắng... Ông có cuộc trao đổi thẳng thắn với chúng tôi xung quanh thực trạng phim truyền hình nói chung cũng như khâu kịch bản nói riêng hiện nay. NBK Nguyễn Mạnh Tuấn cũng đã chỉ nguyên nhân dẫn đến việc những bộ phim truyền hình kém xuất hiện nhan nhản trên sóng truyền hình. Đó là mối quan hệ giữa lợi nhuận và nhà đài.
Không cần chất lượng, chỉ cần lợi nhuận
Cảnh trong "Không cân sức", phim do NBK Nguyễn Mạnh Tuấn viết kịch bản.
Với tư cách là một nhà biên kịch, theo dõi các bộ phim truyền hình phát sóng gần đây, ông có thấy đúng là một bộ phận lớn đang rất có vấn đề về khâu kịch bản như nhiều người nhận xét không?
Theo dõi các diễn đàn, tôi thấy khán giả phản ứng là đúng chứ không có gì là sai hết. Do số lượng phim truyền hình đang bùng nổ một cách quá sức trong khi người làm lẫn phương tiện, sự đầu tư đều ít. Từ 300 tập/năm, hiện nay cả nước sản xuất gần 2000 tập phim thì làm sao có người kịp được. Vấn đề đó cách đây vài năm thì rất quan trọng nhưng bây giờ nó lại nằm ở chỗ khác. Đó là tất cả đều bị chi phối bởi spot quảng cáo. Do đó, có những phim rất dở nhưng lại phục vụ đúng yêu cầu quảng cáo nên đương nhiên nó chiếm lĩnh ở các giờ vàng.
Điều này không thể đổ lỗi cho nghệ sĩ, đạo diễn, diễn viên được bởi đây là mối quan hệ giữa đài truyền hình và các công ty quảng cáo. Đài TH cần quảng cáo để nuôi đài. Công ty quảng cáo thì bất cần chất lượng, miễn có spot quảng cáo để lấy lợi nhuận. Chính đó mới là cái chuẩn và dựa trên cái chuẩn đó, họ chi phối chuyện làm phim. Nếu không coi chuyện quảng cáo là gốc thì không thực tế vì nói thật là đài cũng phải có thu. Nhưng nếu coi việc lấy spot quảng cáo để nuôi đài mà loại trừ tất cả các yếu tố khác đi thì là mình đã đi giật lùi rồi.
Nhưng đây lại đang là thực tế nhức nhối, khi spot quảng cáo là tiêu chí số 1?
Qua Huyền sử Thiên đô (NBK Nguyễn Mạnh Tuấn là tác giả kịch bản của phim này - PV), tôi có cơ hội tiếp cận với tất cả các đài, chủ yếu là hai đài truyền hình tại TP.HCM và HN mà ở đây là VTV. Họ không cần chất lượng. Xét về góc độ chính trị, họ nói nào là phim phải phục vụ chính trị, xã hội. Đó là họ nói thế thôi nhưng trên bàn nói chuyện sòng phẳng với nhau về việc phát phim thì chỉ có lợi nhuận.
Họ nói Bí thư tỉnh uỷ rất hay, không có vấn đề gì cả nhưng Bí thư tỉnh uỷ tôi phát, tôi lỗ. Còn Cô gái xấu xí bị phản đối không ít nhưng mỗi lần phát sóng tôi thu 1 tỉ. Họ lấy cơ sở đó ra thì mình chẳng cãi được vì quyết định giờ vàng không phải ông Tổng giám đốc hay ông Tổng biên tập mà là bộ phận kinh doanh, khai thác phim truyện của Đài. Mà họ thì không đặt vấn đề chất lượng lên trên.
Cảnh trong "Chạy án", một trong những bộ phim truyền hình được đánh giá tốt.
Các anh các chị nói phim phải có chất lượng nhưng khi phát sóng, mỗi phim các anh các chị bảo hay mà chúng tôi đều bù lỗ vài trăm triệu trong khi đó theo chỉ tiêu của nhà nước, mỗi năm chúng tôi phải nộp bao nhiêu tiền, lại phải nuôi quân của đài mà lại chỉ chiếu những phim như Bí thư tỉnh uỷ thì không được. Đây chính mới là cái gốc của vấn đề.
Từ 300 tập phim sản xuất mỗi năm mà tăng lên 2000 tập thì chắc chắn là phải khủng hoảng thiếu rồi. Nhưng quan trọng nhất bây giờ là nhà đài và các công ty quảng cáo đang thao túng. Họ đặt ra tiêu chí phim làm ra không phải để tuyên truyền mà là khẳng định sự lựa chọn của họ. Do vậy những phim nhà nước bỏ tiền ra đầu tư như Bí thư tỉnh uỷ bây giờ rất hiếm. Những phim đó nếu phát lên mà không có quảng cáo thì chỉ có lỗ đến đại lỗ. Bởi vậy họ sẽ chỉ thiên về dòng giải trí.
Vừa rồi có một số đạo diễn nói rằng phim có nội dung giáo dục, tuyên truyền xã hội là thứ yếu mà giải trí mới là chính vì phim Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong... cũng lấy tiêu chí giải trí lên hàng đầu. Nói thế là không đúng. Tiêu chí giải trí được đặt lên hàng đầu nhưng phim của họ đều đạt chất lượng giáo dục hết. Anh nói phim Hàn chỉ có giải trí là không đúng vì tỉ lệ phim giải trí tào lao của họ chiếm tỉ lệ rất thấp còn phim đạt chất lượng, có ý nghĩa giáo dục và có tác động tích cực trong xã hội rất nhiều. Còn phim giải trí của mình là nhí nhố.
Công ty quảng cáo không cần những bộ phim đứng đắn
Nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn.
Đề cập đến góc độ biên kịch. Làm biên kịch cần nhiều kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm và khả năng viết tốt mới có thể cho ra những kịch bản có tác động xã hội. Trong khi đó hiện nay có quá nhiều nhà biên kịch mới ra trường, viết lách chưa đâu vào đâu, kinh nghiệm sống chưa nhiều. Ông nhìn nhận như thế nào về lực lượng biên kịch trẻ hiện nay cũng như kịch bản phim giai đoạn này?
Nếu quan tâm đến văn học bạn sẽ thấy trong văn học, những mô típ về văn học cũng cạn rồi. Lượng mô típ trong phim truyền hình nhiều tập lại ngốn rất nhanh vì mỗi tập phải có một mô típ, các mô típ này lại liên hệ với nhau. Do vậy nó mới dẫn đến tình trạng không chỉ VN mà cả thế giới bây giờ đều cạn đề tài. Khi bùng nổ sáng tác, kịch bản của thế hệ trẻ, đầu tiên khi các em mới xuất hiện thì rất sinh động do họ mang vốn sống tự nhiên vào kịch bản còn về mặt mô típ cũng không mới.
Ví dụ như Phía trước là bầu trời chẳng hạn. Đó là một bộ phim rất sinh động. Ưu thế của các cây bút trẻ là nắm được kỹ thuật rất nhanh. Có khi họ cũng chẳng học trường nào đâu, chỉ cần xem vài bộ phim là nắm được kỹ thuật rồi nên viết rất nhanh, rất khoẻ. Nhưng sau giai đoạn trình bày những vốn sống của anh thời sinh viên, trong những nhà trọ thì cần kiến thức, vốn sống nhiều hơn khi chuyển sang viết kịch bản về những vấn đề khác. Hết vốn thì nhai lại. Nhai lại mà tay nghề không cao thì sẽ nhàm.
Điều quan trọng nhất khi đề tài đã mòn, cấu trúc cũng đã cạn thì anh cần kiến thức cao hơn và vốn sống rộng hơn. Vốn sống để cuộc sống trong tác phẩm rộng hơn. Còn kiến thức để phân tích, lý giải, tổng hợp để người xem tâm phục khẩu phục. Nếu không có những điều này thì tất cả sẽ nhạt nhoè, gò gượng, sống sít thôi. Các biên kịch trẻ phải tự ý thức về việc đó.
Nhiều người cũng có ý thức đấy nhưng khi đơn đặt hàng quá nhiều, nhiều hơn cả thời gian để họ nạp điện nên họ cứ cắm đầu cắm cổ viết. Vài ba ngày viết xong một tập mà mỗi tập được trả 5-6, thậm chí 10 triệu thì tội gì mà phải dừng để nạp. Do vậy có thể thấy các nhóm biên kịch bây giờ đa phần viết cẩu thả và có dấu hiệu cạn vốn. Không ai giáo dục được điều này hết vì lợi nhuận có tác dụng kích thích rất mạnh.
Do vậy muốn đạt đến chất lượng tốt nhất thì phải nhờ vào cửa nhà đài. Phải có một quan điểm khác đi về chuyện phát sóng phim. Nếu vẫn còn lấy lợi nhuận từ quảng cáo làm gốc thì không làm cách nào được. Khi những phim vớ vẩn mà vẫn lên sóng được thì một là những bộ phim này vẫn tiếp tục xuất hiện, hai là những phim tử tế, phim hay không có đất. Mà các công ty quảng cáo cũng không cần những bộ phim đứng đắn. Họ chỉ cần những phim nhí nhố mà ở trong đó dứt khoát phải có những em chân dài có tên có tuổi để dễ có quảng cáo.
Thương hiệu Adidas thấp thoáng trong phim Saigon Yo!
Ngay cả những người tâm huyết bây giờ cũng không thiên về sản xuất phim có đầu tư lớn nữa vì những phim như vậy muốn phát sóng rất khổ sở như trường hợp của Huyền sử Thiên đô chẳng hạn. Họ lấy lý do là phim của anh đầu tư lớn quá. Nếu phim của anh làm 200 triệu mỗi tập thì có 100 tập tôi cũng phát. Còn phim của anh 1 tỷ mỗi tập thì phát sóng là tôi lỗ. Bởi chuẩn ăn chia bây giờ thường là 180 triệu/tập nên làm quá lên thì anh lãnh đủ.
Với cách làm ăn như thế này thì các nhà đầu tư làm phim lớn không làm vì nếu đầu tư lớn thì chỉ có lỗ. Các đài họ không hề thông cảm với anh chuyện anh đầu tư lớn hay không. Họ chỉ quan tâm đến việc anh đầu tư càng ít càng tốt và bán quảng cáo càng nhiều càng tốt.
Vậy theo ông, nguyên căn dẫn đến việc cho ra lò hàng loạt bộ phim truyền hình yếu kém hiện nay là nằm ở đâu?
Chúng ta bàn về đạo diễn, diễn viên, biên kịch.. đều không sai nhưng chìa khoá để mở vấn đề ở đây là mối quan hệ giữa lợi nhuận và nhà đài mà lợi nhuận ở đây là các công quảng cáo. Do vậy ở nước ngoài họ không để các công ty quảng cáo sản xuất phim. Còn ở mình, khi các công ty quảng cáo sản xuất phim thì tất nhiên họ phải làm phim thiên về quảng cáo.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lan Phương đã tìm được tình địch ngang sắc Mai Lan xinh đẹp của "Cô gái xấu xí" ngày nào nay đã có cho mình một đối thủ xứng tầm trong phim mới "Kẻ dối trá chân tình". Nếu trong Cô gái xấu xí, Lan Phương (vai Mai Lan) bại trước một đối thủ thua xa về nhan sắc thì ở bộ phim mới - Kẻ dối trá chân tình, chị ấy...