“Kiều nữ” PR trải lòng
Tôi sợ cái cảnh ôm xô ói đến mức ám ảnh… (Ảnh minh họa)
Tôi tự lo thân mình từ năm 16 tuổi – cô PR bar 21 tuổi tên Quỳnh Thy chậm rãi kể về mình trong một góc tĩnh lặng ở quán cà phê quận 12 – Hồi trước tôi làm PR gần một năm ở một bar tại Q.12. Được bao nhiêu tiền tôi “nướng” hết vào chơi “đập đá”…”
Tôi khóc mà không biết vì sao!
Cô trầm ngâm rồi tiếp: Gần một năm, tôi cặp với một người giàu có. Anh ta hứa sẽ lo cho tôi ăn học nếu tôi nghỉ làm bar. Sau một thời gian sống như vợ chồng, anh ta đột ngột biến mất. Khi tôi đang hạnh phúc nghĩ đến một tương lai tốt đẹp với một tình yêu đẹp thì anh ta đạp nát giấc mơ đó. Tôi hận đàn ông, nhất là đàn ông đi bar.
Hồi mới làm tôi bị một ông già sụ bóp ngực, tôi khóc từ bar về nhà. Kinh tởm quá! Nhưng có lần một chị PR làm trước tôi bảo đã làm cái nghề này chỉ cần có tiền “boa” là được. Nghĩ đi nghĩ lại tôi thấy cũng có lý. Từ đó tôi cho khách sờ mó, đụng chạm thoải mái nhưng không đi khách.
Tôi giấu cả nhà chuyện mình làm ở bar. Mọi người nghĩ tôi chỉ đi bán cà phê. Riết rồi tôi cũng mặc cảm về cái nghề của mình. Chỉ nghe ai đó vô tình nhắc tới từ PR bar đã thấy nhột rồi. Từ lúc đi làm bar tôi hay khóc lắm. Khóc lúc đứng bàn, lúc cầm tiền boa. Khóc mà không hiểu tại sao mình khóc thì còn ai hiểu được mình…
Nhớ lại mấy lần sốt 2-3 ngày nhưng vẫn ráng đi làm, tôi thấy tội nghiệp chính mình. Cứ uống say lại lao xuống nhà vệ sinh móc tay vào họng cố ói rượu ra rồi lên đứng bàn tiếp. Làm cái nghề này phải say chứ không phải mình muốn say, không mê tiền cũng phải mê tiền. Quen cỡ nào thì quen nhưng khi vô bar đều là khách hết. Sau lưng họ, câu chuyện của chúng tôi về khách chỉ xoay quanh hai vấn đề: thằng nào dê xồm, thằng nào boa nhiều, thằng nào keo kiệt.
Ở trên bar, PR đẹp bao nhiêu, tươi tắn bao nhiêu thì phòng locker và nhà vệ sinh là nơi họ bộc lộ thật nhất diện mạo mình: mệt mỏi, rũ rượi, văng tục và cả nước mắt. Tôi sợ cái cảnh ôm xô ói đến mức ám ảnh. Tôi sợ phải ăn mì gói nóng để đỡ cảm giác say. Nhất là phải ăn chanh, ăn nhiều tới nỗi chát cả miệng và khàn cả tiếng để chống say phần nào và làm tỉnh rượu.
Nhiều lúc tôi rất lo lắng và sợ cho tương lai mình. Không lẽ tôi cứ say xỉn đến cắm đầu để lấy tiền sống như thế này mãi? Có lúc nghĩ tới cảnh mình già tôi thấy sợ. Lúc đó mình không còn đẹp, không đứng bar được nữa sẽ làm nghề gì? Ai nuôi mình? Rồi đời mình sẽ về đâu? Mà không làm PR thì mình sẽ làm nghề gì kiếm được nhiều tiền như thế?…
Tôi ráng làm bar một thời gian, tiết kiệm tiền gửi ngân hàng. Làm tới lúc đủ để không phải lo khi ốm đau sẽ nghỉ, đi học làm nail hoặc uốn tóc. Tôi muốn ngẩng cao đầu khi yêu một người đàn ông. Nhưng khi còn làm PR bar, tôi không tự tin vào chính mình, không dám tin vào tình cảm của người đàn ông mà mình thích. Cứ cho là tụi tôi mặt dày, là chai cảm xúc nhưng khi đã thương ai đó thật lòng làm sao không mặc cảm, không thấy tủi nhục khi phải ôm khách trước mặt người mình yêu?.
Video đang HOT
Phút đối diện với mình, mỗi người là một tâm trạng trong tấm gương cuộc đời… – (Ảnh: My Lăng)
Tôi chỉ buồn, không xấu hổ…
Không có bar xấu, không có vũ trường xấu. Chỉ có khách đi chơi xấu, PR bar xấu mới làm môi trường này biến tướng – Thụy Vy, quản lý PR một bar ở Q.Phú Nhuận, khẳng định – Nghề PR bar cũng chỉ là một công việc bình thường như những ngành nghề khác. Hiểu đúng nghĩa thì PR bar, vũ trường là những nhân viên chăm sóc khách hàng, đứng nói chuyện và uống rượu với khách, làm cho khách cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Nhưng có những PR bar đã hiểu sai công việc của mình, cứ nghĩ cho khách ôm ấp, sờ mó, càng chiều khách càng được nhiều tiền. Còn khách thì coi PR bar như trò chơi giải trí, thậm chí coi PR như gái bia ôm nên làm xã hội nhìn nghề này chẳng ra gì.
Tôi làm PR bar từ năm 2003. Gia đình, bạn bè đều biết tôi làm PR. Trước đây trong đầu bố mẹ tôi, con gái làm PR giống như gái bia ôm! Tôi biết điều đó nên giấu một thời gian rồi mới dám nói. Bố mẹ tôi xấu hổ và tức giận lắm nhưng cuối cùng cũng tin tôi. Ngay trong lần đầu tiên ra mắt bố mẹ chồng (Vy sắp làm đám cưới với một người từng là khách ở một bar cô làm việc) tôi cũng không giấu. Thà nói thẳng ngay từ đầu để họ hiểu chứ cứ xì xầm tôi chịu không nổi. Chúng tôi kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, phải cực khổ đứng trên giày cao gót tám giờ, uống rượu bào cả ruột để kiếm tiền boa chứ có phải ngửa tay xin đâu.
Khi một người khách bảo tôi giới thiệu cho anh ta một vài em PR “đi chơi”, tôi lắc đầu bảo không biết. Anh ta nửa đùa nửa thật: “Em làm quản lý mà dở quá vậy?”. Tôi trả lời: “Em chỉ quản lý họ trong giờ làm việc, còn họ làm gì ngoài luồng em không biết được”.
Tôi hay nói với nhân viên của mình: PR bar không phải là nghề bán thân. Khách đi bar cũng vậy, rất nhiều dạng, nhiều thành phần. Không phải ai cũng xấu xa, bầy hầy. Tôi đã có nhiều người bạn từng là khách nhưng giờ thân thiết như anh em trong nhà. Họ quý tôi dù tôi không sà vào lòng họ, không chiều chuộng khách như nhiều PR bar khác. Tôi vui vẻ, cởi mở với khách nhưng luôn có một khoảng cách để họ tôn trọng mình. Thật ra nhiều khách đi bar chỉ để xả stress, để thoải mái, vui vẻ thôi. Nếu uống rượu, nghe nhạc mà có một cô gái dễ thương đứng nói chuyện sẽ rất vui. PR phải làm cho họ hiểu và tôn trọng công việc của mình.
Thu nhập của một quản lý PR như tôi trung bình trên 15 triệu đồng/tháng. Với một người không bằng cấp, thu nhập như thế rất cao. Tôi ráng làm tới tết rồi nghỉ, sau đó sinh con. Tôi dành dụm được ít tiền sẽ buôn bán thứ gì đó. PR chỉ kiếm ra tiền khi còn trẻ đẹp thôi.
Lấy chồng xong tôi sẽ đi khám tổng quát. Tôi bị gai cột sống vì đi giày cao gót nhiều quá. Đã thế mỗi lần xỉn là nằm lăn lóc dưới nền đất lạnh. Ai làm cái nghề này lâu cũng bị bệnh về mắt, cột sống, tai và đường ruột. Bụng ai cũng to như có thai 2-3 tháng vì uống rượu bia nhiều quá. Có bar khách quậy quá, hút thuốc lá phà vào mặt. Tối về nhà thấy đầu tóc, áo quần, tay chân khét lẹt mùi thuốc lá! Suốt cả tuần cứ gần 3g-4g sáng mới ngủ được. Đi trên đường cứ bồng bềnh, lâng lâng, không biết mọi người xung quanh đang nói gì.
Nhà tôi ở Bình Dương. Đêm nào cũng 2g sáng mới chạy về. Sau lần bị cướp xe, cứ nghe tiếng xe chạy gần mình là tim tôi đập thình thịch. Nhiều đêm say đến rũ người trên xe mà vẫn phải chạy. Nhiều đêm tỉnh táo tôi cắm đầu phóng như điên vì sợ bị cướp. Nhiều đêm đội mưa gió đi về, vừa lạnh vừa đói, nghĩ tới cảnh người ta đang ngủ trong chăn êm nệm ấm, tôi tủi thân khóc suốt dọc đường….
Theo Tuổi trẻ
Chuyện đại gia 'bung tiền' đi bar
Tri Đồng, người từng ăn dầm nằm dề ở những bar, vũ trường từ năm 2002, lắc đầu chép miệng khi kể lại cái cảnh người ta rải tiền như rải lá cây mà anh tận mắt chứng kiến ở vũ trường Gossip.
Đỉnh nhất hiện nay là những bar, vũ trường ở quận 1 như Gossip, 030, D&D, Shadow... nơi có nhiều đại gia, tổng giám đốc các tập đoàn lớn.
Những kiểu chơi ngông
Những nhân viên làm ở bar Phương Đông (đường Hai Bà Trưng, quận 1) thời hoàng kim vẫn rỉ tai nhau câu chuyện về một vị khách lạ như ví dụ điển hình cho cách xài tiền kiểu đại gia. Đó là một người khách trẻ, đi dép lê, quần áo giản dị nên khi bước vào bar không một PR nào ngó ngàng.
Cuối cùng một PR đến. Khách yêu cầu một ly sữa tươi. PR bảo ở đây chỉ bán bia. Vị khách rút ngay tờ polymer 500.000 đồng lạnh lùng nói: "Đi mua giùm anh". Cô PR đó xuống dưới cửa mới biết vị khách này đã boa cho dàn bảo vệ mỗi người 500.000 đồng khi mới bước vô!
Biết cô PR không có tiền sửa điện thoại, vị khách rút ra một xấp polymer toàn tờ 500.000 đồng mới tinh, nói: "Em cầm lấy 5 triệu mua điện thoại mới đi!". Gần lúc tính hóa đơn, vị khách rút tiếp một xấp tiền bảo: "Anh gửi em 2 triệu. Kiếm cho anh một cô chịu ngủ với anh tối nay!". Tổng cộng để uống ly sữa tươi trong bar, vị khách chơi ngông kia đã "bung" 7.500.000 đồng, chưa kể xấp tiền rải cho dàn bảo vệ!
Nhiều dân chơi khi nhắc đến "Dragon" (rồng), tên thật là T. (sinh năm 1985), con một đại gia kinh doanh vật liệu xây dựng ở Sài Gòn, đều phải nghiêng mình bái phục. Sau mỗi lần ký thành công một hợp đồng, ba mẹ thiếu gia này lại cho cậu quý tử... vài trăm triệu đồng để "ăn sáng" như cậu ta từng tuyên bố. "Dragon" sở hữu sáu chiếc ôtô, trong đó có Lexus, BMW, Innova...
Tối nào "Dragon" cũng dẫn đầu một nhóm 4-5 người đi bar. Hình ảnh quen thuộc của "Dragon" mỗi lần xuất hiện là đi cùng một em chân dài và kè kè một vali đựng tiền bóng loáng! Lần nào thiếu gia cũng "đốt" không dưới vài chục triệu đồng nên nhanh chóng trở thành khách VIP của bar 030 và Velvet (quận 1). Riêng ở bar Velvet, phục vụ và quản lý nhác thấy thiếu gia này đã vồn vã tiếp... từ xa. Mỗi khi tính tiền thiếu gia bình thản rút trong vali ra một cọc toàn tờ 500.000 đồng nhờ quản lý chia tiền boa giùm!
Long, một đại gia trong lĩnh vực xây dựng, kể: "Một quý tử trẻ vào Gossip (quận 1) với một nhóm bảy người, chỉ 18-22 tuổi. Vừa vào tới nơi cậu này gọi ngay người phục vụ ở sảnh VIP lại hét lớn: "Mày biết ông nội mày là ai không mà dám cho khách ngồi bàn này?". Người phục vụ chưa kịp trả lời đã bị hai cái tát nổ đom đóm mắt khiến anh này tối sầm mặt mũi. Quản lý và bảo vệ ở gần đó nhưng không dám ho he. Một lát sau quản lý khu vực tới xin chuyển khách đã ngồi ở đó từ trước sang một bàn khác để nhường bàn Vip cho "ông trời con".
"Ông trời con" thường xuyên đến Gossip chơi và mỗi lần chơi không bao giờ chi dưới 5.000 USD. Quý tử này chỉ gọi rượu XO dẹt, giá 22 triệu đồng/chai. Chiếc bàn mà quý tử này đặt quanh năm suốt tháng không ai được phép cho khách ngồi. "Ông trời con" vẫn chơi đẹp khi ra về đã rút hai tờ 500.000 đồng cho người phục vụ bị đánh.
Tri Đồng, người từng ăn dầm nằm dề ở những bar, vũ trường từ năm 2002, lắc đầu chép miệng khi kể lại cái cảnh người ta rải tiền như rải lá cây mà anh tận mắt chứng kiến ở vũ trường Gossip. Nhân vật chính là một đại thiếu gia mới 24, 25 tuổi, vừa bước ra khỏi chiếc xe hơi láng coóng sang trọng, trên tay cầm một xấp tiền dày cả tấc toàn tờ 100.000 đồng mới tinh, bình thản ngắt từng xấp tặng cho từng nhân viên bảo vệ từ tận ngoài cửa vào đến bên trong vũ trường.
"Tất cả những người ở Gossip đêm đó đều đổ dồn vào mọi cử chỉ, hành động của anh ta. Đêm đó anh ta là thượng khách của Gossip. Từ đó về sau chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh tiêu tiền khủng khiếp như vậy" - Tri Đồng nhún vai kể.
Cô PR 19 tuổi người miền Tây này phải chống đói bằng tô mì gói trong nhà vệ sinh
Kiểu chơi "thì hiện tại"
Nhưng theo nhiều dân chơi, đại gia bây giờ rất ít đi bar. Họ cũng hiếm khi thể hiện mình như các thiếu gia hoặc "đại gia... giả". Đại gia lập hẳn một quầy bar hoành tráng tại nhà, mời những cô PR chân dài xinh đẹp đến. Vừa thoải mái quậy tưng bừng vừa kín đáo, ít bị nhòm ngó và độ an toàn cực kỳ cao.
Ngọc, một PR từng làm ở Gossip, kể: "Lần duy nhất tôi được đến nhà một đại gia ở Phú Mỹ Hưng (quận 7), người ta bịt mắt chở tới căn biệt thự cho đến khi vào trong phòng bar mới tháo dải băng ra. Lúc về cũng vậy. Bar tại nhà mà hoành tráng y như vũ trường, chỉ nhỏ hơn thôi. Nhiều trò "vui" lắm: tắm sâmbanh, chơi "đá", "cắn" thuốc (lắc). Đứa nào được đại gia thích thì "phục vụ". Lần đó tôi được ba chai (3 triệu đồng)".
Bar năm 2010 chứng kiến những kiểu "bung" tiền của dân choai choai và những "đại gia... giả". K.O., quản lý một bar trên đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận), bật cười khi kể về một cậu học sinh mới lớp 10 vào bar thử... cảm giác xài tiền. "Thằng nhóc đó đúng là lần đầu đi bar vì không biết uống rượu, chỉ gọi một chai bia. Thấy ai cũng boa: quản lý, phục vụ, nhân viên vệ sinh, PR đứng bàn, cả PR đi ngang qua cũng ngoắc vô xòe tiền boa. Người được 200.000 đồng, có người được 500.000 đồng. Riêng tiền boa bữa đó sơ sơ mười mấy triệu đồng".
Nghĩa, một dân chơi ở Phú Nhuận hay đi bar, khẳng định: "Giờ dân vô bar chi bạo tay nhưng không phải là đại gia nhiều lắm. Thường là dân hay cá độ đá banh, đánh đề với số tiền lớn. Mùa World Cup vừa rồi có người thắng vài tỉ đồng, vô một bar trên đường Lý Tự Trọng (quận 1) chơi, trả tiền cho tất cả khách ở đó. Nghe nói hết mấy trăm triệu!".
Khi nhắc đến dân chơi kiểu này, cô PR tên Bình Khương kể về khách quen của một bar trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, có biệt hiệu "Móm". Anh này từng tuyên bố đã quẳng hơn 2 tỉ vào bar V kể từ khi bar này xuất hiện (hơn hai năm). Hóa đơn của anh ta thường trên 4 triệu đồng một lần! Nhưng khi boa, PR mới được 100.000-200.000 đồng, còn PR cũ thì "lốc" (không boa) dù bị ép uống đến xỉn "cắm đầu"!
Bình Khương kể thêm một nhóm khách trẻ, quậy và... chảnh. Thích thì vô. Chưa PR nào đặt bàn được. Nhóm này uống rượu như uống nước lã với một nguyên tắc: tới phiên người nào người đó phải uống 100%, nếu chỉ uống 50% là bị đuổi ra ngay. Có lần một người trong nhóm cao hứng khoe: bữa trước vô bar Olympus (quận Gò Vấp) đi sáu người mà "quất" hết năm chai (rượu), mỗi chai 3 triệu đồng. Bữa đó sơ sơ tiền rượu đã hết 15 chai (triệu), chưa kể tiền "thuốc" (lắc) và tiền boa...
Theo Tuổi Trẻ
Đi vào thế giới "kiều nữ" Vừa nốc cạn ly rượu, ông ta đẩy Di vào cây cột, điên cuồng làm những động tác va chạm táo bạo. Cuối buổi, ông ta rút ra tờ 100 USD nhét vào ngực Thảo Di... "Siêu VIP" trong số những khách VIP của bar V là người đàn ông Hàn Quốc hơn 50 tuổi, nói tiếng Việt rất sõi. Ông khách đầu...