Kiểu lừa đảo mới: giả mạo công nhân, đồng nát
Nhiều “cô đồng nát” kiêm cả việc chôm đồ (ảnh minh họa)
Chiêu trò lừa đảo mới núp bóng “công nhân” hay “đồng nát” với kịch bản được dàn dựng sẵn…
Nhập vai “bà đồng nát”
Anh Nguyễn Trung Sĩ ở Thanh Hà, Thanh Liêm (Hà Nam) kinh doanh máy văn phòng trên đường Quy Lưu, TP Phủ Lý kể: Ngày 25/08/2012 khi anh đang bán hàng thì có bà đồng nát đi qua cửa, vẻ khép nép như muốn nhờ vả việc gì. Anh Sĩ chạy ra thì bà ta nói “tôi nhờ chú tý việc”, tay chìa ra chiếc điện thoại N9 của NOKIA và cho biết nhặt được ở cổng bệnh viện Đa khoa. Bà đồng nát nói không biết nó là điện thoại gì, từ bé không dùng điện thoại, nhờ anh Sĩ “tắt máy giúp” vì điện thoại cứ đổ chuông. Anh Sĩ bảo “đợi xem chủ nhân họ gọi lại, bà làm phúc mà trả lại cho họ.. “. Bà ta liền gạ anh Sĩ “mua hộ” với vẻ van lơn và kể lể hoàn cảnh gia đình nghe rất đáng thương. Ở phố lâu năm, môi trường sống vốn phức tạp khiến anh Sĩ nghi ngờ đó là hàng trộm cắp, hoặc trò lừa đảo gì đó, anh Sĩ bảo: “…nếu vậy thì cô đem vào hiệu mà bán”. Kèo néo mãi không được bà ta đành bỏ đi tiếp và tiếp tục tạt vào nhà khác…
Vài ngày sau, trên cùng địa bàn, anh Nguyễn Văn H. (32 tuổi, nhà ở tổ 13, phường Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam) bị lừa mất 3 triệu, cũng với thủ đoạn trên. Đối tượng là người khác nhưng vẫn “đóng vai”… đồng nát. Dụng cụ “làm mồi” trong trường hợp này là chiếc Iphone 4. Anh H. đang ở nhà thì một chị đồng nát rách rưới đi qua, vẻ mặt sợ sệt đi vào nhờ anh H. tắt hộ chiếc điện thoại có nhãn hiệu Iphone 4. Anh H. nói đùa với chị ta “…gớm ! buôn đồng nát mà chơi sang thế ?” Chị ta bảo “của em đâu anh, em vừa nhặt được ngoài đường, em chẳng biết nó là điện thoại gì, từ nãy đến giờ chủ máy cứ gọi đổ chuông quá, em cũng chẳng biết tắt, nghe xót ruột quá nên em nhờ anh tắt giúp…”. Và lại với kịch bản đã dàn dựng trước, chị ta gạ anh H. mua giúp với lí do con chị ta mắc bệnh hiểm nghèo, đang nằm viện nên rất cần tiền. Trước những tâm sự mủi lòng, anh H đã “sập bẫy” chị đồng nát, mua lại cho chị ta chiếc Iphone 4 trên với giá 3,5 triệu đồng. Buổi chiều anh H đem máy nhờ bạn bè kiểm tra xem hộ thì tá hỏa ra chỉ có vỏ là thật, còn lõi máy là hàng…dỏm.
Vào vai “cô công nhân” …
Đầu tháng 9 năm 2012 anh bạn tôi lên thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh công tác. Khi ngồi uống nước giải lao ở một quán nước gần cổng UBND thị xã Từ Sơn thì có hai người phụ nữ mặc trang phục công nhân đi qua, một người lấm lét vào quán nhờ tắt hộ chiếc điện thoại màn cảm ứng đắt tiền, nhãn hiệu X7 của hãng NOKIA. Bạn tôi hỏi người công nhân “chị dùng máy mà không biết tắt à, mà sao đang dùng lại tắt?” và được chị ta cho biết là vừa nhặt được trên đường. Anh bạn tắt xong hai người rảo bước đi ngay, nhưng lúc sau quay lại gạ “mua hộ được bao nhiêu thì được” đồng thời kể hoàn cảnh gia đình éo le. Sau hồi gạ gẫm của hai công nhân nghe có tình, có lý, suýt mủi lòng, anh bạn tôi đã định mua, nhưng may nhờ một đồng nghiệp đi cùng ngăn cản lại và ra hiệu cho biết đó là một trò lừa đảo, mới nắm bắt được qua mạng.
Thời gian gần đây đã có khá nhiều trường hợp bị lừa theo cách nói trên mọi người cùng cảnh giác và cơ quan chức năng vào cuộc ngay để ngăn chặn.
Theo VNE
Quán cafe làm từ... đồng nát
Ấn tượng đầu tiên của tôi về quán cafe "kỳ cục" này là cái tay nắm cửa ngồ ngộ được làm từ một chiếc van cao áp, còn có hẳn đồng hồ đo độ ẩm và áp suất đàng hoàng.
Không gian trong quán được bố trí khá ấm cúng, sang trọng và rất "Tây", đúng như cái tên Canopee.
Tò mò hỏi về tên quán, ông chủ Trung Hiển cười nói: "Canopee tiếng Pháp là cái tán cây. Từ hồi học ở Pháp tôi đã ấp ủ ý định mở một quán café thân thiện với mội trường và mọi vật dụng trong quán sẽ được làm từ đồ phế liệu. Khi về nước tôi đã dành nhiều tâm huyết cho cái "tán cây" giữa lòng phố cổ này".
Video đang HOT
Tay nắm cửa được làm từ van cao áp
Khi mới bắt đầu xây dựng ý tưởng, Hiển đã thuê hẳn kiến trúc sư và chuyên gia trang trí nội thất để biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Nhưng sau 3 lần thất bại vì các kiến trúc sư không truyền tải hết được mong muốn của mình, Hiển đã mày mò tự thiết kế.
Mọi đồ đạc ở quán Hiển không mua mới mà đi lùng từ những hàng phế liệu, đồng nát rồi bỏ thời gian và công sức "độ lại" theo phong cách riêng, biến chúng thành đồ trang trí hay đồ dùng của quán.
Như một chiếc bàn trông khá đẹp và ấn tượng lại có xuất xứ từ bánh răng máy gặt đập liên hoàn, hay một chiếc khác được làm từ những thanh sắt phế liệu kết hợp với mấy trụ cách điện bằng sứ cũ của đường dây cao áp tạo nên một phong cách lạ mắt.
Chiếc bàn độc đáo có nguồn gốc là bánh răng của máy gặt đập ốp thêm một tấm kính
Chân bàn là những trụ cách điện bỏ đi...
... tạo ra cảm giác chắc chắn và không kém phần lạ lẫm
Ngay cả hệ thống đèn chiếu sáng cũng được thiết kế từ những cái lọ cũ, bàn ghế được đóng từ những mẩu gỗ thừa. Ghế sô pha thì được làm từ những tấm gỗ palet kết hợp với bánh xe đẩy cút kít tạo thành ghế trượt độc đáo.
Đèn chùm được thiết kế từ những bóng đèn nê ông hỏng...
... hay từ những bao tải đựng khoai tây
Bàn ghế được thiết kế khá đơn giản từ những tấm gỗ palet phế liệu...
... đơn giản nhưng khá độc đáo
Giá để hàng kết hợp với bánh xe cút kít...
... tạo thành ghế trượt độc đáo
Những tấm gỗ hỏng...
... cũng mang phong cách riêng của nó
Mới nhìn qua thì thấy không gian của quán khá sang trọng vì sử dụng rất nhiều gỗ, từ ốp trần, ốp tường đến tủ rượu, quầy bar, bàn ghế... nhưng thật ra tất cả đều được tận dụng từ những thùng gỗ vận chuyển hàng hóa mua lại của mấy người trông kho. Rồi cả những bãi đồng nát cũng được cầy nát để nhặt nhạnh từng cái van cao áp, cái vỏ bao đựng khoai tây hay mấy cái bánh xe cũ... Tất cả những thứ tưởng chừng chỉ để vứt đi đều trở thành có giá trị, độc đáo khi kết hợp với nhau.
* Địa chỉ: 60 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đường dây điện cũng mang nét gì đó hoài cổ
Chậu hoa trang trí thực ra là một cái bình tưới nước cũ
Đâu cũng thấy gỗ nhưng đều là đồ phế liệu
Một không gian ấm cúng từ những đồ phế liệu
Theo Kiến Thức
Chiêu kiếm bộn tiền của "đồng nát VIP" thời bão giá Biết tâm lí người tiêu dùng thời buổi khó khăn, thị trường vật liệu xây dựng, đồ dùng cũ phát triển rầm rộ. Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều gia đình không có điều kiện mua sắm những đồ dùng, vật liệu xây dựng đắt tiền. Họ đua nhau "săn tìm" đồ vật liệu xây dựng cũ để giảm sức gánh về...