Kiểu làm đẹp dựng tóc gáy của phụ nữ
Ngoài việc căng môi, xăm hình, phụ nữ Surma còn đeo đủ thứ lên người như: vỏ sò, vỏ ốc, nanh hổ, nanh lợn rừng, sừng hươu, thậm chí là… bắp ngô!
Căng môi
Với bộ tộc Mursi và Surma ở Ethiopia, người phụ nữ đẹp phải có một một cặp môi… kỳ dị. Cặp môi ấy phải có một cái lỗ to tướng, đủ nhét một cái đĩa. Người phụ nữ nào có lỗ thủng ở môi càng lớn, thì nhất định là càng hấp dẫn.
Vậy nên, ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái đã được đục thủng môi dưới. Lỗ thủng đó được nhét một vật gì đó. Những vật thay thế cứ lớn dần, cho đến khi là một cái đĩa to tướng.
Không những căng môi làm đẹp, mà những cô gái của bộ tộc Surma còn xăm khắp cơ thể. Hình xăm là những vệt tròn, gồ lên như vết sẹo. Những hình xăm thường là ruộng lúa, chéo qua chéo lại như mưa rơi, ngoằn ngoèo như rắn bò.
Những bầu ngực đẹp nhất khi nó có chi chít hình xăm và khuôn mặt đẹp nhất cũng là khuôn mặt có nhiều hình xăm cùng với cái đĩa to nhất trên môi.
Ngoài việc căng môi, xăm hình, phụ nữ Surma còn đeo đủ thứ lên người mình như: vỏ sò, vỏ ốc, nanh hổ, nanh lợn rừng, sừng hươu, thậm chí là… bắp ngô! Có lẽ phụ nữ của bộ tộc này làm cho cơ thể mình hấp dẫn hơn bằng cách biến nó thành quái dị.
Không chỉ căng môi, người Surma còn căng tai
Những phụ nữ mang thân thể quái dị sẽ trở thành hoa hậu của bộ tộc và được tất thảy đàn ông mơ ước lấy làm vợ. Để lấy được người vợ mang vẻ đẹp của quỷ này, người đàn ông phải có cả trăm con trâu làm lễ thách cưới. Thậm chí, để lấy được “nữ quỷ”, cánh đàn ông bộ tộc phải đánh nhau đổ máu.
Đục mũi
Phụ nữ của bộ tộc Apatani không chỉ xinh đẹp nhất cao nguyên Apatani mà còn đẹp nhất bang Arunachal của Ấn Độ. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là những phụ nữ xinh đẹp như thiên nga của bộ tộc chỉ có 60.000 thành viên này lại tìm cách biến mình thành những con cóc xấu xí, kỳ quặc, trông như quỷ.
Video đang HOT
Ngay khi còn nhỏ, cha mẹ đã đục mũi các cô bé. Những chiếc nút được nhét vào lỗ đục ở cánh mũi. Những chiếc nút cứ lớn dần theo tuổi tác của người phụ nữ. Đến tuổi trưởng thành, phổng phao, xinh đẹp, thì cũng là lúc chiếc nút mũi to nhất.
Bộ tộc Apatani được coi là bộ tộc hiền lành, yếu đuối, dễ bị các bộ tộc khác xâm lược, bắt nạt, nên họ phải dùng cách đó, biến mình thành những “con cóc”, để kẻ thù không thèm ngó ngàng đến.
Nhưng rồi, tục đục mũi, xăm mặt lại trở thành mốt và là cách làm đẹp. Những phụ nữ có hình xăm đậm trên mặt, cánh mũi với hai cái nút to tướng trở thành biểu tượng cho cái đẹp. Những phụ nữ không có hình xăm giữa mặt, không có hai cái nút mũi thì đố lấy được chồng.
Bôi đất lên người
Bộ lạc Himba sống ở phía Bắc của Namibia, sinh tồn chủ yếu bằng săn bắn và hái lượm. Tuy nhiên, họ vẫn biết nuôi bò và dê để đảm bảo cuộc sống.
Phụ nữ và đàn ông Himba khỏa thân từ bé, nên khi tiếp xúc với người lạ, mặc đầy đủ quần áo họ rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao lại phải mặc quần áo. Sau đó, họ mới “hiểu” rằng, người của thế giới văn minh bị… bệnh ngoài da, nên phải che đi cái phần xấu xí, lở loét đó!
Phụ nữ Himba dùng một loại hợp chất đặc biệt bôi lên người, gọi là Otjize. Hợp chất này làm từ bột màu, đất đỏ, bơ cùng các loại thảo mộc khác, có tác dụng bảo vệ cơ thể họ khỏi khí hậu khắc nghiệt. Thứ hợp chất bảo vệ này đã biết thành “son phấn” làm đẹp cho phụ nữ.
Một số nhà sử học phương Tây tin rằng, có thể cách làm đẹp này còn sót lại từ thời Ai Cập cổ đại. Vì thế, trông phụ nữ Himba có nét gì đó giống vẻ đẹp của phụ nữ Ai Cập cổ đại trong các bích họa cổ.
Phụ nữ Himba có nét giống phụ nữ Ai Cập cổ đại
Có lẽ, mái tóc của phụ nữ Himba là đặc biệt nhất. Họ giành nhiều thời gian chăm chút cho mái tóc của mình. Mái tóc được bện cùng với một loại đất sét màu đỏ. Kiểu tóc thể hiện từng giai đoạn cuộc đời của người phụ nữ. Nhìn vào mái tóc có thể biết người phụ nữ có chồng, con hay chưa.
Thế giới cổ dài
Ở đất nước Myanma, có một bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới, đó là bộ tộc Kayan, là nhóm của dân tộc Karenni, một dân tộc thiếu sổ Tạng – Miến. Phụ nữ bộ tộc này có cách làm đẹp vô cùng kỳ quái, đó là đeo thật nhiều vòng để cổ dài ngoằng ra. Tiêu chuẩn của một người phụ nữ đẹp nhất không phải có 3 vòng chuẩn, mà là có cái cổ dài nhất. Cổ càng dài, người phụ nữ càng hấp dẫn, lấy được chồng giàu có.
Do xung đột sắc tộc, vào thập niên 90 thế kỷ trước, họ chạy sang vùng rừng núi Thái Lan sinh sống.
Ở Thái Lan, họ đã biến thành “vật trưng bày” để khách du lịch chiêm ngưỡng. Nhóm sắc tộc này cũng kiếm sống được nhờ làm mẫu cho khách du lịch, hoặc chụp ảnh cùng. Hiện có khoảng 7.000 người thuộc bộ tộc Kayan có chiếc cổ dài.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, xưa kia, phụ nữ đeo vòng kín cổ, là tránh bị thú dữ tấn công, ngoạm cổ. Một lý giải khác cho rằng họ làm thế để trở nên xấu xí, tránh bị bắt cóc làm nô lệ. Nhưng với người Kayan, họ chỉ có lý giải duy nhất, là sự hấp dẫn.
Bộ tộc ma cà rồng
Ở đảo Mindanao, hòn đảo xa xôi bậc nhất của Philippines, có một bộ tộc kỳ lạ, đó là bộ tộc Bagobo. Phụ nữ của bộ tộc này có cách làm đẹp kinh dị, đó là mài răng cho nhọn hoắt. Phụ nữ đến tuổi dậy thì, sẽ được người quan trọng trong bộ tộc mài răng.
Để được làm đẹp, các cô gái phải chịu đau đớn khủng khiếp. Người thợ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng và mài dũa hoàn toàn thủ công. Công việc mài răng diễn ra trong nhiều ngày, mỗi ngày vài tiếng. Chỉ đến khi nào, các thiếu nữ cười, phô ra hàm răng nhọn hoắt, như thể ma cà rồng, thì mới thực sự là người phụ nữ đẹp.
Các nhà nghiên cứu đã kỳ công tìm hiểu, song không thể giải mã được nguyên nhân vì sao phụ nữ bộ tộc này lại có phong tục mài răng. Họ chỉ giải thích lý do duy nhất, là vì sắc đẹp.
Theo 24h
Kiệt tác 10.000 hang động trong vách núi
10.000 hang động cổ xưa trong lòng núi là kiệt tác bí ẩn của người dân Nepal cổ đại.
Mustang, vương quốc cổ xưa nằm ở miền Bắc đất nước Nepal là một trong những di chỉ khảo cổ bí ẩn nhất mọi thời đại. Trong những nơi trú ẩn đầy bụi, đá sa huỳnh, được gió cát ngàn năm bào mòn, nằm ẩn sâu trong dãy Himalaya, gần con sông Kali Gandaki là một hệ thống hang động hùng vĩ nhất, lạ kỳ nhất mà con người từng chứng kiến.
Những hang động này nằm trên vách núi, một số là hang động biệt lập, với cửa hang mở rộng. Một số khác nối liền với nhau thành các nhóm hang động thông qua những hốc nhỏ. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả những hang động này đều có tuổi đời lên tới cả nghìn năm. Số lượng hang động ở Mustang cũng khiến mọi du khách và nhà nghiên cứu choáng ngợp: 10.000 hang động.
Điều bí ẩn nhất của các hang động này là không ai biết được chính xác những người đã xây dựng nên kiệt tác trong núi đá này hay lý do vì sao họ xây chúng. Làm thế nào để những con người thời cổ đại làm nên một số lượng khổng lồ nơi trú ẩn trên vách và làm sao để leo lên đó cũng là bí ẩn không lời giải đáp, bị lớp bụi thời gian che mờ.
700 năm trước, khi Mustang được phát hiện, bỏ hoang, bụi mờ, người dân Nepal lập tức tôn vinh nơi đây như một thánh địa, một trung tâm Phật giáo và nghệ thuật. Người dân kéo đến khu vực dưới chân núi sinh sống bằng nghề buôn muối. Mustang trở thành một cửa ngõ buôn bán giữa Tây Tạng xa xôi và thế giới bên ngoài.
Đến thế kỷ 17, muối không còn quý hiếm như trước, việc kinh doanh, buôn bán từng một thời thịnh vượng của Mustang dần lụn bại. Người dân rời thị trấn, để lại Mustang ngày nay: những tàn tích vĩ đại hoang vắng của con người, ẩn sâu trong lòng núi cao hiểm trở.
Để vào được khu vực di chỉ Mustang, những nhà leo núi thám hiểm và nhà khoa học phải theo một đường mòn dọc bờ sông Kali Gandaki. Vì địa thế nơi đây quá hiểm trở, việc tìm kiếm, đào bới trở nên khó khăn. Theo ước tính của các nhà khoa học, còn rất nhiều hang động chưa được khám phá.
Theo 24h
Tháp Thiên niên kỷ thành biểu tượng... hoang tàn Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD với quy mô hoành tráng nhưng đến nay "công trình thế kỷ" vẫn chỉ là một vùng đất trống được quây kín bằng tôn với rác rưởi và cỏ dại. Được giới bất động sản kỳ vọng cao khi tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất trên...