Kiều hối về TP HCM tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái
Chỉ tính riêng tại TP HCM, lượng kiều hối đổ về trong nửa đầu năm 2021, lượng kiều hối đổ về TP HCM đạt 3,2 tỉ USD, tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái
Ngày 8-7, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước phụ trách chi nhánh TP HCM, cho biết trong nửa đầu năm 2021, lượng kiều hối đổ về TP HCM đạt 3,2 tỉ USD, tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là mức tăng trưởng khả quan trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.
Trước đó, các chuyên gia dự báo cả năm nay lượng kiều hối về TP HCM sẽ đạt khoảng 6,5 tỉ USD, sau khi tăng 15% lên mức kỷ lục 6,1 tỉ USD vào năm ngoái. Như vậy, đến thời điểm này, lượng kiều hối đổ về TP HCM đã đạt khoảng 50% kế hoạch.
Video đang HOT
Kiều hối tiếp tục chảy mạnh về TP HCM
Về phía các ngân hàng thương mại, theo ghi nhận, lượng kiều hối chảy về qua kênh ngân hàng tiếp tục khả quan bất chấp dịch Covid-19.
Như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), trong nửa đầu năm, doanh số kiều hối tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường châu Á, châu Mỹ vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lượng kiều hối chảy về Việt Nam qua ngân hàng này.
Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Sacombank ( công ty con của Sacombank), phân tích dù tình hình dịch bệnh khó khăn nhưng kiều hối về vẫn khả quan do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, tình hình vắc-xin tại các nước phát triển có diễn biến tốt, do đó nhiều người Việt Nam ở nước ngoài có thể đi làm và kinh doanh trở lại để tăng thu nhập. Trong khi đó, họ không thể về Việt Nam hằng năm theo kế hoạch nên chuyển tiền về thay vì mang tiền mặt về như mọi năm.
“Một số thị trường như Hàn Quốc, cơ quan chức năng ngày càng cởi mở, cho phép các công ty chuyển tiền tham gia vào thị trường chuyển tiền kiều hối thay vì chỉ có ngân hàng thương mại như trước đây. Trong khi các ngân hàng như Sacombank đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ trong chuyển tiền như chuyển tiền số, chuyển tiền bằng ứng dụng điện thoại, API 24/7, giúp thời gian chuyển tiền nhanh hơn trước đây, giống như chuyển tiền trong nước” – ông Trần Minh Khoa phân tích.
SCB hoàn tất bán gần 479 triệu cổ phiếu cho cổ đông giá 10.000 đồng/cổ phiếu
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Theo đó, số lượng cổ phiếu SCB đã chào bán thành công là gần 479 triệu cổ phiếu, thấp hơn kế hoạch ban đầu. Qua đó, tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.788 tỷ đồng lên 20.019 tỷ đồng.
Kế hoạch đưa ra ban đầu, SCB muốn chào bán tối đa 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ thực hiện là 32,9%.
Tuy nhiên, thông báo của UBCKNN không nêu lý do vì sao SCB chưa bán được hết số cổ phần như kế hoạch.
Với số vốn tăng thêm, SCB dự kiến dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định và hiện đại hóa công nghệ thông tin; đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trụ sở hoạt động và hệ thống nhận diện thương hiệu.
Theo lộ trình, SCB sẽ tăng vốn điều lệ thêm 10.000 tỷ đồng nữa trong giai đoạn từ nay đến 2023. Ngân hàng mục tiêu chậm nhất là năm 2025 sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE).
Trong quý I/2021, ngân hàng báo lãi trước thuế đạt gần 267 tỷ đồng, tăng 155,8% so với cùng kỳ năm trước, nhờ động lực từ mảng dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và chứng khoán.
Tính đến ngày 31/3/2021, tổng tài sản của SCB đạt 660.580 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 351.386 tỷ đồng, tăng 5,5%; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 598.458 tỷ đồng, tăng 19,7% so với quý I/2020. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại thời điểm cuối quý I lần lượt là 1,10% và 0,79%
Giải thể công ty bất động sản Quốc Cường Phước Kiển HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã thông qua quyết định giải thể công ty con là Công ty TNHH BĐS Quốc Cường Phước Kiển. Ngày 29/6, HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai đã thông qua nghị quyết về việc giải thể công ty BĐS Quốc Cường Phước Kiển do doanh nghiệp này nắm giữ 80% vốn điều lệ. Công ty BĐS...