Kiêu hãnh nhất chợ hoa Tết, mai đá Sa Pa rêu bọc kín thân
Những cây mai đá Sa Pa rêu phủ toàn thân, nụ mọc kín cành đang giữ “ngôi hậu” chợ hoa xuân 2020 ở Thủ đô.
Những cây mai đá có tuổi đời hàng chục năm, số lượng không nhiều được chủ vườn đưa xuống Hà Nội bày bán ở chợ hoa xuân dịp Tết nguyên đán 2020 khiến khách ngơ ngẩn.
Vẻ đẹp hoang dại, tinh khiết của hoa mai đá – loài cây đặc trưng của vùng Tây Bắc
Những bông hoa mai đá mang vẻ đẹp hoang dã nhưng cũng không kém phần thanh tao như mai trắng, nhất chi mai của vùng Bắc Bộ đua nhau khoe sắc.
Chị Tuyết Lan (chủ nhà vườn mai đá Sa Pa) cho biết, đám rêu bám kín thân, cành của những cây mai đá này được nhà vườn gắn vào thân cây dạng tầm gửi. Mất 3-4 năm, rêu mới dính chặt vào thân cây, trở thành một phần của loại cây núi rừng.
Những cây mai đá được rêu phủ kín thân
Một châu mai đá có giá bán hàng chục triệu đồng, nếu không mua đứt, khách cũng phải bỏ ra trên 10 triệu để thuê cây về trưng trong những ngày Tết.
Gốc mai đá nhiều năm tuổi trùm kín rêu xanh
Để có được lớp rêu này, người trồng mất 3-4 năm nuôi cấy trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
Sứ giả của mùa xuân vùng núi phía Bắc có giá không hề rẻ
Những gốc mai đá lần đầu tiên xuất hiện tại chợ hoa xuân năm 2020
Video đang HOT
Để có một chậu mai đá chơi trong những ngày Tết, khách chơi xuân phải bỏ ra hàng chục triệu để thuê cây về chơi
Thái Bình
Theo vietnamnet.vn
Chiêm ngưỡng cổ tháp 1.300 tuổi của đế chế Phù Nam
Trong thời kỳ hưng thịnh, Phù Nam đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan.
Có niên đại từ thế kỷ thứ 8, tháp Chót Mạt (ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) là một trong những di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Óc Eo giai đoạn hậu Phù Nam - vương quốc từng thống lĩnh vùng đồng bằng sông Mekong những thế kỷ đầu Công nguyên.
Tháp Chót Mạt được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện đầu thế kỷ 20 trong tình trạng bị hư hại nặng nề. Sau một quá trình nghiên cứu, tòa tháp đã được khôi phục gần với nguyên gốc.
Tháp được xây bằng gạch có bình diện vuông 5m x 5m, đỉnh tháp cao 10m. Toàn bộ tòa tháp được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo.
Hoa văn ở chân tháp.
Tạo hình trên trụ cổng.
Phù điêu mặt người trên trụ cổng.
Mặt bên của tháp với hai phù điêu hình người.
Họa tiết hình hoa lá ở các cạnh tháp.
Cánh sen cách điệu ở chân tháp.
Hoa văn dạng chấm tròn ở chân tháp.
c Một bức phù điêu bị thời gian tàn phá nặng nề và không thể khôi phục nguyên trạng nhưng vẫn toát lên sự cầu kỳ trong tạo tác.
Bên trong tòa tháp.
Cạnh tòa tháp đã được phục hồi là tàn tích của một tháp khác đã sụp đổ hoàn toàn.
Hiện tại, yếu tố sắc tộc - ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn là một ẩn số. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế này đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ phía Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan và phía Bắc bán đảo Mã Lai.
Sau một giai đoạn huy hoàng, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ 6. Nước Chân Lạp của người Khmer vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, sau dần lớn mạnh và bắt Phù Nam thần phục lại mình. Từ thế kỷ thứ 7, vương quốc Phù Nam đã chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi bị sát nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp.
Quốc Lê
Theo Kiến thức
Hoa mận bung sắc phủ trắng cao nguyên Mộc Châu Đến cao nguyên Mộc Châu, Sơn La du khách sẽ bị không cưỡng lại được sự cuốn hút của hoa mận trắng tinh khôi, đẹp đến nao lòng người. Hoa mận thường bắt đầu nở từ khoảng giữa tháng 1 dương lịch và nở rộ vào cuối tháng cho đến đầu tháng 2 hàng năm. Mùa hoa sẽ kéo dài trong vòng 2...