Kiều dân Myanmar sốc vì đảo chính ở quê nhà
Người dân Myanmar tại Singapore sốc và đau buồn trước việc nhiều lãnh đạo cấp cao của đất nước bị quân đội bắt giam.
“Tôi rất đau lòng cho tình trạng đất nước”, bà Sisimyint, 61 tuổi, nhân viên bán hàng tại trung tâm thương mại Peninsula Plaza, Singapore hôm nay cho hay. Sisimyint đã khóc vì “rất buồn” trên tàu điện ngầm khi nghĩ đến việc quân đội bắt giam các lãnh đạo cấp cao của chính phủ.
Một sinh viên Myanmar 21 tuổi, đang theo học tại Học viện Quản lý Singapore, cho biết: “Không ai nghĩ việc quân đội bắt lãnh đạo chính phủ như thế này có thể xảy ra trong năm 2021″.
Nam sinh viên giấu tên sang Singapore du học từ năm 2016. Cậu không quá lo lắng về gia đình ở quê nhà vì tin rằng áp lực quốc tế sẽ khiến quân đội khó có thể hành động chống lại dân thường.
Binh sĩ đứng gác trên con đường dẫn tới quốc hội Myanmar ở thủ đô Naypyidaw hôm 1/2, sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống. Ảnh: AFP .
Binh biến diễn ra sau khi đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội Myanmar trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri, yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 bắt bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng NLD, tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm. Chính quyền quân sự sau đó cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo các bộ gồm Tài chính, Y tế, Thông tin, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ và Biên phòng.
Truyền thông hôm 1/2 đưa tin kết nối điện thoại và Internet ở thủ đô Naypyitaw và trung tâm thương mại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, đã bị gián đoạn. Cô Than Htwe, 45 tuổi, chủ một cửa hàng điện thoại, cho biết cô có thể gọi cho người thân thông qua các ứng dụng nhắn tin như Viber và Facebook Messenger vào sáng 1/2.
Tuy nhiên, một giám đốc điều hành tài chính 34 tuổi giấu tên cho biết cô không thể gọi cho em gái vì không thể truy cập wifi. “Tôi đã cố gọi vào đường dây điện thoại trực tiếp nhưng không thể liên lạc được với em mình”, cô nói.
Mr Soe, chủ sở hữu một công ty thương mại, nói rằng khoảng 80% công việc kinh doanh của anh bị gián đoạn do không thể thực hiện cuộc gọi với đối tác kinh doanh ở Yangon kể từ sáng 1/2. “Tôi hy vọng tình hình sẽ tốt hơn trong vài ngày tới”, người đàn ông 33 tuổi cho hay.
“Chúng tôi không thể làm gì cả, chúng tôi chỉ có thể cầu nguyện”, bà Thiryhaing, 43 tuổi, một nhân viên bán hàng người Myanmar ở Singapore, nói thêm.
Thản nhiên nhảy aerobic giữa đảo chính Myanmar
Một phụ nữ Myanmar tên Hnin Wai đang "gây bão" mạng xã hội vì video cô thản nhiên nhảy aerobic khi quân đội tiến hành đảo chính.
Giáo viên thể dục nhịp điệu Khing Hnin Wai hôm 1/2 đã đăng lên Facebook video cô tập nhảy aerobic ngoài trời cùng lúc đoàn xe quân sự đang di chuyển và rào chắn đang được dựng sau lưng cô. Đây cũng là thời điểm quân đội Myanmar tiến hành đảo chính, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao chính phủ.
Trong suốt video dài khoảng ba phút, cô Wai dường như không nhận ra điều bất thường ngay sau lưng mình và vẫn tiếp tục nhảy theo điệu nhạc. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về video, song Wai sau đó đã xác nhận đúng là cô đã quay nhiều video dạy nhảy aerobic ở chính địa điểm này.
Video trên tài khoản Facebook của Wai đã nhận hơn 36.000 lượt thích, 1.600 lượt bình luận và hơn 12.000 lượt chia sẻ. Một tài khoản Twitter đăng lại video của Wai cũng thu hút tới 29.000 lượt thích và hơn 8,1 triệu lượt xem.
Hnin Wai thản nhiên nhảy aerobic khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính hôm 1/2. Video: Facebook/ Khing Hnin Wai.
Nhiều tài khoản mạng xã hội tỏ ra thích thú với video cô Wai bình thản nhảy giữa lúc đảo chính và thậm chí còn hài hước bình luận có lẽ cô vẫn tiếp tục nhảy vì cảm thấy sự việc diễn ra sau lưng là điều bình thường.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 tuyên bố sẽ nắm quyền kiểm soát đất nước sau khi bắt loạt quan chức đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) với cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11 năm ngoái. Lực lượng cũng cam kết sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới và trao lại quyền cho bên giành chiến thắng.
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Bà Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 1991, được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm.
Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước. Bà Suu Kyi sau đó trở thành lãnh đạo thực quyền của Myanmar, với chức vụ Cố vấn Nhà nước, để tránh quy định về chồng con mang quốc tịch nước ngoài.
Quân đội Myanmar sẽ làm gì trong một năm tới để củng cố quyền lực? Cuộc đảo chính không đổ máu hôm 1/2 ở Myanmar kết thúc một thập kỷ nắm quyền của chính quyền dân sự, đánh dấu sự trở lại của phe quân đội. Theo SCMP, việc quân đội Myanmar bắt giữ các lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền trong cuộc chính biến vừa qua cho thấy lực...