Kiểu ‘chống trộm xác chết’ đặc biệt trong lịch sử
Quan tài nổ, nhà phân hủy xác, lồng an toàn… là những phương cách bảo vệ xác chết mà các nhà quý tộc thời xưa sử dụng.
Vào thế kỷ XVIII, với sự phát triển của ngành giải phẫu, nước Anh đã thông qua đạo luật cho phép cơ sở y tế được phép mổ xẻ hay sử dụng xác chết của những tội nhân bị tử hình để nghiên cứu. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của ngành này quá nhanh dẫn đến việc xác chết tội phạm không đủ cung cấp. Từ hoàn cảnh “túng quẫn” này đã xuất hiện thêm một nghề mới là nghề… trộm xác.
Nghề này được tiếp tay và ưu ái bởi các “luật ngầm”, nên nếu những kẻ trộm xác bị bắt thì cũng chỉ bị phạt nhẹ, miễn là không ăn trộm của cải trong mộ. Đứng trước tình thế vô cùng nguy hiểm này, các nhà quý tộc đã tìm ra một vài phương pháp đặc biệt để bảo vệ thi thể của mình sau khi chết.
1. Thuê người trông mộ
Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhất và cũng nguy hiểm nhất. Tất cả những gì gia đình quý tộc này phải làm là thuê một người canh giữ mộ cho đến khi xác phân hủy hết, như vậy sẽ không còn lo xác bị trộm.
Thế nhưng, những tên trộm xác hoàn toàn có thể hối lộ người trông mộ. Trong suốt thế kỷ XIX, trộm xác là một ngành mang lại lợi nhuận lớn – một xác chết “tươi” có giá khoảng 25 bảng Anh (khoảng 840.000 đồng tính theo tỷ giá hiện tại). Một cách khác được đưa ra là chính người trong gia đình trông giữ, nhưng kết quả cũng không khá hơn là bao. Đã có trường hợp kẻ trộm đã đào một đường hầm bí mật đến thẳng mộ và mang xác đi trong khi đó cả nhà nạn nhân một thời gian sau mới phát hiện thấy điều đó.
2. Quan tài sắt
Năm 1818, Edward Bridgman đã cho ra đời một sáng chế hữu ích, đó là chiếc quan tài sắt. Những nhà quý tộc giàu có sẽ được chôn trong một chiếc quan tài bằng sắt thay quan tài gỗ thông thường.
Video đang HOT
Quan tài sắt này có hệ thống chốt đàn hồi bên trong, có khả năng quay lại vị trí ban đầu ngay sau khi kẻ trộm cậy nắp quan tài – khiến việc bật nắp quan tài là một điều bất khả thi.
3. Lồng an toàn
Cho đến nay, nếu đi qua các nghĩa trang ở Scotland, bạn vẫn có thể bắt gặp hình ảnh của những “lồng zombie”, với lời giải thích là để ngăn không cho xác chết sống dậy chạy ra ngoài. Thế nhưng trên thực tế, đây là một phương pháp để ngăn chặn tình trạng ăn trộm xác thời đó.
Nó giống như một hộp kim loại, được làm hoàn toàn từ khung sắt và dùng để bao bọc lấy quan tài. Một quan tài có thể được bao bọc bởi nhiều lồng an toàn, trên đỉnh lồng sẽ có những miếng sắt to để giữ tảng đá nặng.
Điều này khá hữu hiệu để ngăn những tên trộm mở lồng từ phía trên nhưng lại không thể cản chúng ăn trộm từ phía hai bên hông. Sau một thời gian, người nhà sẽ đào lại mộ lên kiểm tra, bỏ các lồng sắt này đi và chúng sẽ được “tái sử dụng” cho những xác chết khác.
4. Cổ áo bằng sắt
Nếu muốn bán được giá, điều quan trọng với tên trộm là các xác chết phải còn nguyên vẹn. Chiếc cổ áo bằng sắt đã từng làm đau đầu tên trộm xác. Theo đó, người chết sẽ được cho mặc một bộ trang phục đặc biệt, trong đó cổ áo của trang phục này làm bằng sắt. Sau khi đặt vào áo quan, cổ áo sẽ được bắt vít thẳng xuống đáy quan tài, giữ cho xác chết cố định tại phần cổ.
Thông thường, những tên trộm xác sẽ đào một đường hầm đến tận mộ và kéo xác chết ra ở bên hông của quan tài. Nhưng vì cổ áo bằng sắt đã được đóng chặt vào đáy nên việc kéo xác chết ra vô cùng khó khăn. Nếu quá mạnh có thể làm đứt xác và bán không còn được giá nữa. Cách giải quyết được áp dụng là phá bỏ gỗ ở chỗ nối tiếp đi nhưng điều này rất khó.
5. Quan tài nổ
Có nhiều người cho rằng, cách tốt nhất để không bị trộm xác không phải là thiết lập một hệ thống an toàn chống trộm mà là khiến bọn chúng sợ không dám đến gần nữa. Năm 1878, Phil Clover đã giới thiệu về sáng chế quan tài nổ của mình.
Cơ chế hoạt động của quan tài này đơn giản:một quan tài bình thường gắn kèm thuốc súng và kíp nổ xung quanh. Giống như mìn, bất kỳ ai dẫm lên đều khiến chúng phát nổ. Chỉ cần một nhát xẻng cũng đủ để “Bùm” và tên trộm mộ sẽ phải trả giá đắt, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Thêm vào đó, một số quả bom còn được đặt ngay dưới nắp quan tài với tâm lý thà hi sinh thân thể mình còn hơn là bị mổ xẻ. Dù có hiệu quả nhưng phương pháp này giống như một con dao hai lưỡi, có thể gây hại cho chính người thân của mình sau này, nếu có ý muốn cải táng hay chuyển mộ tổ tiên.
6. Nhà phân hủy xác
Xác chết chỉ tốt để giải phẫu khi chúng vẫn còn “tươi” và để ngăn thi thể của mình bị trộm, một số người đã chấp nhận “đăng kí suất” ở nhà phân hủy. Đây đơn giản là một ngôi nhà bình thường do những người trong làng cùng nhau xây dựng nhưng đó sẽ là nơi cất giữ xác chết, chờ phân hủy trước khi được đem đi chôn.
Xác chết sẽ được giữ trong tòa nhà này khoảng vài tuần, cho đến khi những kẻ trộm xác không còn hứng thú với chúng nữa. Nhà xác kiểu này có ưu điểm là dễ trông coi hơn mộ phần riêng lẻ và mọi người trong làng có thể thay phiên nhau quan sát. Tuy nhiên, việc hối lộ người canh giữ, hay đột nhập vào đây vẫn xảy ra bởi nhiều người cảm thấy không khỏe khi phải hít thở trong bầu không khí không mấy trong lành này
Theo TTVN
Hai tội với người giăng điện chống kẻ trộm
Bạn có quyền sử dụng nhiều thiết bị, cách thức, phương pháp khác nhau để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, việc mắc điện xung quanh hoặc mắc trực tiếp vào tài sản cần bảo vệ lại không được pháp luật cho phép.
ảnh minh họa
Theo Điều 169 Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu; truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
Người chủ có quyền sử dụng nhiều thiết bị, cách thức, phương pháp khác nhau để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, việc mắc điện xung quanh hoặc mắc trực tiếp vào tài sản cần bảo vệ lại không được pháp luật cho phép. Nếu gây thiệt hại đến tính mạng của người khác thì chủ tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự.
Pháp luật nghiêm cấm hành vi mắc điện vào tài sản cần bảo vệ vì cách làm này gây nguy hiểm đến tính mạng người khác và bản thân người phạm tội nhận thức rõ sự nguy hiểm đó. Người phạm tội cũng nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu chạm phải dòng điện chứ không chỉ với kẻ trộm. Trường hợp ai đó hoặc kẻ trộm chạm phải dòng điện nhưng may mắn không chết là nằm ngoài ý thức chủ quan của người vi phạm.
Để việc xét xử được thống nhất, TAND Tối cao hướng dẫn với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội Giết người.
Với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
- Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội Giết người.
- Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội Vô ý làm chết người.
Như vậy, với các quy định trên thì nếu chủ tài sản sử dụng điện trái phép để bảo vệ tài sản (trong đó có việc sử dụng điện để chống trộm) bất luận thuộc trường hợp nào mà làm chết người thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội danh và hình phạt phụ thuộc vào ý thức, động cơ của người phạm tội cũng như mức độ hậu quả đã gây ra.
Theo VNE
Những cách chống trộm ô tô có một không hai Những cách chống trộm ô tô có một không hai Không đủ tiền sắm những hệ thống chống trộm "xịn", cái khó ló cái khôn, nhiều bác tài đã nghĩ ra cách giải quyết đầy sáng tạo và hài hước. Theo Zing