Kiều bào Việt Nam ở Nhật Bản hoan nghênh việc nối lại đường bay giữa hai nước
Sáng 1/1/2022, sân bay quốc tế Nội Bài ở thủ đô Hà Nội đã đón những hành khách đầu từ Nhật Bản, đánh dấu chuyến bay quốc tế đầu tiên của Năm mới 2022 đến Việt Nam trong khuôn khổ Kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao.
Hành khách bay quốc tế cần tiêm đủ liều vaccine hoặc có chứng nhận khỏi bệnh COVID-19, xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi bay. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, đa số kiều bào Việt Nam ở Nhật Bản đều vui mừng trước việc chính phủ khôi phục đường bay tới quốc gia Đông Bắc Á này, tạo điều kiện cho bà con có cơ hội về quê ăn Tết với gia đình. Chị Phạm Thị Thanh Huyền, một cán bộ của thành phố Hải Phòng đang học tại Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia (GRIPS) ở Tokyo, là một trong những người như vậy. Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, chị Thanh Huyền nói: “Mặc dù tôi mới về nước hồi tháng 6/2021 nhưng tôi rất nhớ nhà, nhất là hai con nhỏ. Vì vậy, tôi dự định sẽ về ăn Tết ở Việt Nam. Do đó, sau khi được tin chính phủ đồng ý với phương án khôi phục các đường bay thương mại tới một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, tôi cảm thấy vui mừng và phấn khởi. Trong tháng 1 này, tôi sẽ được về nhà và đặt vé máy bay thương mại với nhiều sự lựa chọn hơn và tiết kiệm hơn. Không chỉ đối với riêng tôi, tôi nghĩ rằng đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển thương mại, du lịch và vận chuyển giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thời gian tới”.
Video đang HOT
Cùng chung quan điểm với chị Thanh Huyền, ông Phan Trung Hiếu, một Việt kiều sống ở tỉnh Saitama (Nhật Bản), chia sẻ: “Tôi mong rằng trong năm 2022, Vietnam Airlines sẽ mở lại các đường bay quốc tế, trong đó có các đường bay tới Nhật Bản. Đây là điều kiện để cho hoạt động thương mại giữa hai quốc gia diễn ra thuận lợi hơn và bà con kiều bào cũng có cơ hội về Việt Nam ăn Tết”.
Lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam và Vietjet chúc mừng đoàn bay trên chuyến bay quốc tế đầu tiên của hãng trong năm 2022. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Cùng với kiều bào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng hoan nghênh quyết định này của Việt Nam. Họ cũng hy vọng Chính phủ Nhật Bản sẽ sớm cho phép các thực tập sinh Việt Nam sang nước này làm việc. Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Mikio Kesagayama, Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác tư vấn thông tin doanh nghiệp Tokyo (TICC), nói: “Mong mỏi nhất của chúng tôi là các thực tập sinh Việt Nam có thể sớm sang Nhật Bản làm việc”, đồng thời nhấn mạnh “môi trường lao động tại Nhật Bản hiện nay là môi trường không thể thiếu sự có mặt của các thực tập sinh Việt Nam”.
Theo ông Mikio, TICC bắt đầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam từ năm 1999. Tính đến tháng 2/2020, TICC đã tiếp nhận tổng cộng khoảng 2.000 thực tập sinh Việt Nam. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát cách đây hai năm, TICC đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ các thực tập sinh Việt Nam trước dịch COVID-19 và đảm bảo việc làm cho nhóm này.
Nhật Bản sử dụng công nghệ hỗ trợ người lao động nước ngoài hậu COVID-19
Các doanh nghiệp tại Tokyo (Nhật Bản) sẽ thử nghiệm một ứng dụng điện thoại thông minh tạo điều kiện để người lao động nước ngoài có thể khiếu nại hoặc báo cáo về các vấn đề phát sinh.
Thực tập sinh tại một công trường ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Nikkei Asia
Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) ngày 10/9 đưa tin ứng dụng này sẽ thu nhận mọi vấn đề, từ thị thực cho đến điều kiện làm việc, thuế, nơi ở.
Dự án này do JP-Mirai- một nền tảng theo sát điều kiện làm việc của người lao động nhập cư tại Nhật Bản-khởi xướng. JP-Mirai được thành lập vào tháng 10/2020 dựa trên sáng kiến của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Liên minh toàn cầu về chuỗi cung ứng bền vững-tổ chức phi chính phủ bao gồm nhiều doanh nghiệp, liên minh lao động và nhóm dân sự.
Một ứng dụng tương tự đã tồn tại ở Nhật Bản nhưng chưa đủ quy mô để bao phủ được đông đảo 1,7 triệu lao động nước ngoài, đặc biệt là 400.000 người lao động phổ thông. Một cơ quan chính phủ giám sát những lao động nước ngoài là Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật lại chỉ dựa vào thư điện tử (email) và điện thoại để giữ liên lạc với người lao động. Nhiều doanh nghiệp trong khi đó muốn có một cơ chế để nhận dạng và phân loại các vấn đề nhanh chóng.
Từ năm tới, JP-Mirai sẽ thử nghiệm ứng dụng này và dự kiến được 20.000-30.000 người lao động nước ngoài sử dụng. Phó chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản-ông Kenichi Shishido cho biết số lao động nước ngoài tại Nhật Bản trong tương lai có thể tăng lên 3-4 triệu người.
Dự án này nhận được ủng hộ từ các công ty lớn. Một lãnh đạo phụ trách thực hành bền vững tại Ajinomoto -ông Yozo Nakao chia sẻ: "Nếu ứng dụng có thể giám sát môi trường làm việc của các công ty trong chuỗi cung ứng, thì việc kiểm toán trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chúng tôi sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Thách thức là đảm bảo quyền của người lao động được tôn trọng không chỉ ở công ty của bạn mà còn ở các nhà cung cấp mà bạn hợp tác, quy tắc dựa trên hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và nhân quyền".
Lao động nước ngoài tại Nhật Bản vào cuối năm 2020 đã giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước đó do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Kể từ tháng 2, việc nhập cảnh lao động phổ thông nước ngoài đã tạm ngưng nhưng dự kiến một khi dịch COVID-19 được kiểm soát và các biên giới mở cửa trở lại thì tình hình sẽ khác đi.
Một số thực tập sinh trong khi đó không thể trở về quê hương do các chuyến bay quốc tế đã bị hoãn.
Năm 2019, Nhật Bản đã tạo hạng mục thị thực mới cho người lao động phổ thông nước ngoài, tạo điều kiện để họ ở lại nước này thêm 5 năm sau 3 năm tham gia chương trình thực tập sinh. Vì dịch COVID-19, một số thực tập sinh không thể trở về quê hương bởi các chuyến bay quốc tế đã bị hoãn.
Thêm 600.000 liều vaccine AstraZeneca về TP.HCM sáng 9/7 Lô vaccine AstraZeneca thứ 3 (gồm khoảng 600.000 liều) do Chính phủ và nhân dân Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam sẽ về sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sáng 9/7. Thông tin này vừa được Bộ Y tế xác nhận. Như vậy, đến ngày 9/7, Nhật Bản sẽ chuyển đủ cho Việt Nam gần 2 triệu liều...