Kiều bào TP.HCM không đợi mọi việc thật tốt đẹp rồi mới trở về
Kiều bào đã ra đi trong vô vàn hoàn cảnh nhưng quê hương vẫn ở trong tim. Họ không đợi hết ngập nước, kẹt xe, thành phố đã văn minh, tình nghĩa rồi mới trở về.
TS. Nguyễn Trí Dũng, Việt kiều Nhật đã chia sẻ như vậy tại buổi Họp mặt kiều bào mừng Xuân Mậu Tuất tối 6.2 tại TP.HCM.
Họp mặt kiều bào là hoạt động văn hóa có tính truyền thống của TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vỹ
Họp mặt kiều bào là hoạt động văn hóa có tính truyền thống của lãnh đạo TP.HCM với cộng đồng kiều bào đang sống và làm việc ở nước ngoài về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền dân tộc.
Đây cũng là dịp lãnh đạo thành phố ghi nhận những đóng góp tích cực của các cá nhân, tập thể cho sự phát triển chung của thành phố, đồng thời cầu thị lắng nghe nguyện vọng, hiến kế của kiều bào để xây dựng TP.HCM có cuộc sống hiện đại, văn minh, nghĩa tình.
TP.HCM còn phải giải quyết nhiều vấn đề như ngập nước, kẹt xe… Ảnh: Nguyên Vỹ
Ấn tượng với sự phát triển của TP.HCM trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư nhưng TS.Dũng cho rằng còn nhiều vấn đề đặt ra mà thành phố phải đối diện trên con đường đi lên.
“Bản thân tôi không chờ mình giàu có, không chờ quá rảnh rang rồi mới giúp đỡ, cũng không chờ mọi việc tại Việt Nam thật tốt đẹp mới trở về vì lúc đó chắc đâu còn ai cần mình. Tôi tin, nhiều người trong cộng đồng kiều bào cũng nghĩ vậy”, TS.Dũng chia sẻ.
Video đang HOT
Kẹt xe không chỉ là nỗi ám ảnh mà còn cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vỹ
Từng là chuyên viên kinh tế phát triển Liên Hiệp Quốc, lại sống lâu năm ở nước ngoài, TS.Dũng hiêu sưc manh văn hoa và mong muốn phát triển Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng phải bám lấy truyền thống văn hóa dân tộc để tiến lên hiện đại.
Ông Châu Bá Long, kiều bào Úc kể, ở nước ngoài, cứ ngày Tết, mọi người lại đi may áo dài, rủ nhau gói bánh chưng. Quê hương vẫn ở trong lòng họ. Nhiều người đã ra đi trong những hoàn cảnh khác nhau, đã có những cuộc đời khác nhau nhưng từ muôn nẻo, họ lại trở về.
Kiều bào kêu gọi thành phố tiếp tục thu hút nhân tài. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tiếp tục ra đi hay ở lại, trong điều kiện có thể, họ vẫn mong được góp phần chung tay dựng xây thành phố và đất nước. “Tôi cảm nhận sự quan tâm sâu sắc của chính quyền TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khi về sinh sống, hợp tác đầu tư. Thành phố cần tiếp tục cải thiện hiện trạng giao thông và thu hút nhân tài để phát triển “, ông Long nói.
Chia sẻ tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, kiều bào là một bộ phận không thể tách rời khỏi dân tộc Việt.
Năm 2017, TP.HCM đã cơ bản giải quyết kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cửa ngõ thành phố. Ảnh: Nguyên Vỹ
Năm 2018, tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, tình hình biển Đông còn khó lường, song Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, kinh tế vĩ mô trong nước đang ổn định, lạm phát được kiềm chế, chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sẽ tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng.
2018 cũng là năm đầu tiên thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù. TP.HCM sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường đầu tư, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường hội nhập, giữ vững an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân
Ông Nguyễn Thành Phong mong người dân cùng 4,5 triệu kiều bào chung tay góp phần xây dựng TP.HCM hiện đại, nghĩa tình. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Để đạt được mục tiêu trên, mong người dân thành phố cùng 4,5 triệu kiều bào cùng chung tay góp phần xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, Chủ tịch Phong chia sẻ.
10 sự kiện nổi bật của TP.HCM năm 20171. Quốc hội thông qua Nghị quyết 54 thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM2. TP.HCM thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng, trong đó mức tăng trưởng GRDP tăng 8,25% so cùng kỳ năm ngoái.3. TP.HCM công bố đề án xây dựng thành phố thông minh.4. Tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thành phố khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.5. TP.HCM thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế.6. TP.HCM nỗ lực tái lập trật tự lòng đường, vỉa hè.7. Tập trung giải quyết kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cửa ngõ thành phố.8. TP.HCM bỏ hộ khẩu trong tuyển dụng công viên chức.9. TP.HCM chung tay, góp sức cùng cả nước khắc phụ thiên tai.10. Tổ chức thành công Lễ hội văn hóa thế giới TP.HCM – Syeongju 2017.
Theo Danviet
Nhiều lao động cầm cố sổ bảo hiểm xã hội
Do thiếu hiểu biết, khó khăn về kinh tế, nhiều lao động mang sổ bảo hiểm xã hội đi cầm cố tại các hiệu cầm đồ.
Sáng 6.2, ông Chu Minh Tộ, Trưởng ban sổ thẻ (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho biết, một số địa phương như Phú Yên, Vĩnh Long, Đồng Nai, TP.HCM, Đăk Nông... xảy ra tình trạng người lao động đem sổ Bảo hiểm xã hội đi cầm cố với các cá nhân khác, hoặc ngân hàng, tiệm cầm đồ, sau đó đề nghị cơ quan Bảo hiểm cấp lại sổ mới.
Người cầm cố thường tập trung tại các khu công nghiệp, sổ bảo hiểm đã tham gia đóng được 3-5 năm. Cơ quan bảo hiểm chưa có số liệu chính xác nên đang thống kê toàn bộ tỉnh thành, sau đó sẽ đưa ra quy định quản lý chặt chẽ.
Sổ bảo hiểm xã hội không được mua bán, thế chấp. Ảnh minh họa
Theo ông Chu Minh Tộ, cả người lao động và người nhận cầm cố sổ bảo hiểm đều nằm trong diện cảnh báo vì giao dịch này rủi ro cao, khi tranh chấp sẽ bị thiệt thòi. "Người lao động có thể thiếu hiểu biết, đem sổ bảo hiểm đi cầm cố do khó khăn về kinh tế, chúng tôi chưa đánh giá là có lừa đảo", ông Tộ nhận xét.
Luật Bảo hiểm xã hội không quy định việc cầm cố, thế chấp sổ và không cấp lại sổ đối với những người đem sổ bảo hiểm đi cầm cố, chỉ cấp lại sổ do bị hỏng, mất. Pháp luật cũng không cho phép mua bán, chuyển nhượng thời gian người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội. Điều này có nghĩa, chỉ người nào tham gia Bảo hiểm thì họ hoặc thân nhân mới được hưởng quyền lợi liên quan.
Về cách tính lương hưu thay đổi từ năm 2018, ông Phạm Ngọc Thọ, Phó trưởng ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ 1.1.2018, cách tính lương hưu cho lao động nữ sẽ được điều chỉnh theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được 15 năm sẽ hưởng lương hưu bằng 45% mức lương, sau đó mỗi năm tính thêm 2%, tối đa được hưởng 75%. Như vậy, để đạt được tỷ lệ 75% trong năm 2018, lao động nữ phải có ít nhất 30 năm đóng bảo hiểm, trong khi quy định lâu nay là 25 năm.
"Chúng tôi đã đề xuất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo Chính phủ và Quốc hội về vấn đề trên. Tuy nhiên, đây là quy định của Luật nên chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền sửa đổi. Hiện chúng tôi chưa nhận được chỉ đạo nào của các cấp có thẩm quyền nên cách tính lương hưu trên vẫn được thực hiện bình thường", ông Thọ nói.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khoảng 3.000 lao động nữ bị ảnh hưởng bởi chính sách này do nghỉ hưu vào năm 2018.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Biển người đón Việt kiều về ăn Tết ở sân bay Tân Sơn Nhất giữa đêm Mặc dù đã quá nửa đêm nhưng ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn hàng nghìn người chờ đón Việt kiều về nước ăn Tết. Hầu hết người dân đến từ huyện ven TP.HCM và các tỉnh lân cận đi đón Việt kiều vào cùng thời điểm khiến sân bay trở nên "nghẹt thở", trẻ em vật vờ bên cha...