Kiều bào góp sức cùng đất nước vượt qua dịch bệnh
Đóng góp của 4,5 triệu kiều bào là không thể cân đong đo đếm được. Không chỉ là nguồn kiều hối gần 17 tỷ USD/năm (năm 2019), quan trọng chính là nguồn trí lực, mạng lưới thông tin, hỗ trợ, kết nối, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, đầu tư kinh doanh ra nước ngoài.
Ông Peter Hồng (thứ 2, từ phải qua) tại hội nghị gặp gỡ, tiếp nhận ý kiến kiều bào do TPHCM tổ chức. Ảnh: VIỆT DŨNG
Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho kiều bào khắp nơi trên toàn thế giới có cơ hội tham gia, đóng góp, chia sẻ với đất nước.
Đóng góp của 4,5 triệu kiều bào là không thể cân đong đo đếm được. Không chỉ là nguồn kiều hối gần 17 tỷ USD/năm (năm 2019), quan trọng chính là nguồn trí lực, mạng lưới thông tin, hỗ trợ, kết nối, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, đầu tư kinh doanh ra nước ngoài.
Trong tình hình dịch Covid-19, ở đất nước mình, chưa bao giờ tôi cảm nhận tính nhân văn, tính chia sẻ, tính đùm bọc lại lớn lao thế này. Xuyên qua dịch bệnh, càng thấy được trách nhiệm, tầm vóc và tấm lòng bao dung của Đảng, Nhà nước, Chính phủ lo cho bà con kiều bào, không phân biệt đối xử với kiều bào ở bất kỳ quốc gia nào.
Dù có khó khăn, Nhà nước vẫn bảo hộ công dân, giúp đỡ bà con kiều bào ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Dù biết rằng, những công dân đó, những kiều bào đó đang có nguy cơ bị bệnh, đã bị bệnh…, đất nước Việt Nam vẫn đón tiếp bà con và điều trị ngay, trong điều kiện tốt nhất có thể.
Video đang HOT
Đến giờ phút này, đất nước dang tay đón nhận, đùm bọc, lo toan cho nhiều kiều bào về nước tránh dịch Covid-19 nhưng chưa nhận một cent, một đồng phí nào của các kiều bào.
Hiện nay, trong toàn quốc có vài chục ngàn kiều bào phải cách ly phòng dịch bệnh. Đây là việc chẳng đặng đừng, vì an toàn cho chính mình, cho gia đình, cho cộng đồng. Chắc chắn điều kiện trong các khu cách ly không thể bằng nhà mình. Nếu có thiếu thốn một chút, thì mong các bạn thông cảm, chia sẻ, vì vấn đề chung của đất nước, vì lợi ích của mình và người thân.
Đất nước dù còn nghèo nhưng vẫn đảm bảo dân mình đủ ăn, cung cấp điều kiện cơ bản để người dân qua cơn dịch. Bình tâm cách ly 2 tuần, cũng là thời gian cần tận dụng để nghỉ ngơi, đọc sách, tập thể dục… Với bà con kiều bào, trải nghiệm này là cơ hội lớn để thấy được trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Những góc nhìn không đúng, những thông tin sai sự thật, tuyên truyền chưa được đúng theo chính sách của Nhà nước, xin bà con suy nghĩ lại. Nhờ bà con chia sẻ sự nhân văn, sự đùm bọc lớn lao này cho bạn bè mình, cho gia đình mình để hiểu được chính sách nhân văn lớn lao của Nhà nước.
Và rồi đây, trong tương lai gần, khi dịch qua đi, chúng ta càng nhận thức trách nhiệm của kiều bào với nguồn cội ra sao; các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào thể hiện đóng góp của mình thế nào để xây dựng quê hương đất nước?
Qua dịch bệnh, chúng ta sẽ nói đến phát triển kinh tế, cần chung tay góp sức, làm được gì cho xuất nhập khẩu, cho tiêu thụ nông sản tồn đọng của bà con nông dân… Có thể làm được điều gì thì kiều bào chúng ta cần mạnh dạn tham gia dựng xây, hỗ trợ đất nước, cùng chia sẻ những khó khăn mà đất nước đã gánh chịu qua cơn dịch.
Trước mắt, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ TPHCM, kiều bào có thể đóng góp bằng tâm sức, bằng tài chính hiện hữu. Trong tâm mình có được gì thì hãy đóng góp trực tiếp theo sự kêu gọi của MTTQ các cấp, cùng chung sức chung lòng với đất nước sớm vượt qua dịch bệnh.
Đề nghị ngân hàng không thu phí ủng hộ chống COVID-19
"Đề nghị Ngân hàng Nhà nước đôn đốc các ngân hàng thương mại không thu phí của người ủng hộ, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân muốn hỗ trợ công tác phòng, chống dịch".
Chiều 23-3, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã chủ trì cuộc họp với các ban, bộ, ngành liên quan cùng đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Quốc phòng về việc phân bổ tiền và hàng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 được gửi về Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Đại diện Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho hay: Đây là lần đầu tiên sau ít ngày phát động Cổng thông tin nhân đạo quốc gia đã huy động được 56 tỉ đồng với hơn 1 triệu người đóng góp. Con số này thể hiện sự quan tâm lớn của toàn dân đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thứ trưởng Tuấn cho rằng: Việc phân bổ tiền ủng hộ phải công khai, minh bạch và chuyển toàn bộ cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Thứ trưởng Tuấn cho hay: Bộ TT&TT sẽ công khai, minh bạch số tiền thu được từ các nhà mạng và cho rằng: Số tiền này cần được chi sớm cho bệnh nhân, những người đang ở khu cách ly, chi cho việc mua sắm thêm các trang thiết bị y tế bổ sung cho hoạt động phòng, chống dịch theo cơ chế đặc thù. "Bộ sẽ làm việc với nhà mạng để sớm chuyển nguồn tiền này sang Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam" - Thứ trưởng Tuấn khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chính ủy Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, cho biết: Lực lượng quân đội đã sử dụng nguồn dự trữ của Bộ Quốc phòng và nguồn ngân sách của Chính phủ để hỗ trợ 140 điểm cách ly trên cả nước nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho đồng bào ở khu cách ly. Việc phân bổ phải đảm bảo đồng đều tới các điểm cách ly.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị quân đội cung cấp địa chỉ cách ly để giới thiệu rộng rãi nhằm tạo thuận lợi, minh bạch cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân ủng hộ.
Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho hay: Đến nay, Bộ Công an đã kiểm soát rất nhiều người nhập cảnh vào Việt Nam trong đó có kiều bào ta ở nước ngoài và người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Ngày 23-3, Bộ trưởng Tô Lâm đã yêu cầu lực lượng công an tiếp cận toàn bộ số lượng người nhập cảnh vào Việt Nam và tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Đại tá Nguyên nói việc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ra lời kêu gọi toàn dân ủng hộ công tác phòng, chống COVID-19 là rất kịp thời và có tác dụng tốt khi nguồn ngân sách chưa kịp phân bổ.
"Cuộc chiến này cần phải có nguồn lực lâu dài, chính vì vậy Bộ Công an đã chuẩn bị sẵn sàng các bệnh viện dã chiến để phục vụ yêu cầu của quốc gia" - Đại tá Nguyên nói. Ông cũng khẳng định mỗi chiến sĩ công an luôn là những người ở tuyến đầu chống dịch và luôn xác định tâm lý là những người phơi nhiễm đầu tiên nhưng các đồng chí luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhất.
Sau khi nghe đại diện các cơ quan khác phát biểu, bà Trương Thị Ngọc Ánh cám ơn sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành cùng MTTQ trong triển khai vận động ủng hộ nhằm phòng, chống dịch COVID-19. Bà Ánh khẳng định số tiền ủng hộ mà MTTQ Việt Nam các cấp nhận được sẽ chuyển ngay tới ngành y tế và các đơn vị liên quan.
Tới đây, bà Ánh cho hay MTTQ sẽ phân bổ dần nguồn ủng hộ của nhân dân sau khi được Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 phê duyệt. Việc phân bổ này cũng dựa trên đề nghị của các đơn vị đang tham gia chống dịch COVID-19.
Đặc biệt bà Ánh "đề nghị Ngân hàng Nhà nước đôn đốc các ngân hàng thương mại không thu phí của người ủng hộ, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân muốn hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19".
Covid-19: Cách ly y tế "kiểu nghỉ dưỡng" phải trả phí Tối 20/3, Bộ Y tế đã có văn bản Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng, chống dịch Covid-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả. Như vậy, ai muốn cách ly y tế kiểu "nghỉ dưỡng" sẽ phải trả phí theo thỏa thuận. Về đề xuất trả tiền cách ly trong các...