Kiều bào chung tay xây dựng đất nước
Sau 2 ngày làm việc với sự tham gia của gần 1.000 đại biểu kiều bào, quan khách, chiều 28/9, tại Hội trường Thành ủy TPHCM, Hôi nghị người Viêt Nam ở nước ngoài (NVNONN) lân thứ hai đã bê mạc.
Sau hai ngày làm việc khẩn trương, tích cực, Hội nghị đã hoàn thành các nội dung, chương trình làm việc đã đề ra. Hội nghị đã nghe phát biểu của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, tham luận của Lãnh đạo Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Công thương, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng nhiều ý kiến phát biểu của các kiều bào tiêu biểu tới tham dự Hội nghị.
Đại lão Hòa thượng Dai-chi Yo-shi-mi-zu, người đã có đóng góp quan trọng cho tình hữu nghị Việt-Nhật và hỗ trợ phong trào kiều bào ta tại Nhật Bản đã tới dự và chúc mừng Hội nghị.
Hội nghị Kiều bào lần 2 thành công tốt đẹp
Tại 4 Hội nghị chuyên đề là “Tương lai của cộng đồng – Những vấn đề của hội nhập và phát triển”, “Bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc – Động lực đoàn kết cộng đồng, gắn bó với đất nước”, “Trí thức Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa – Từ tiềm năng đến hiện thực” và “Doanh nhân kiều bào vì tương lai cộng đồng và đất nước”, Hội nghị đã nghe hơn 100 ý kiến phát biểu, tham luận của các cơ quan đồng chủ trì và đại diện các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các học giả, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà thông tin – truyền thông cùng các ý kiến đóng góp hết sức tâm huyết của các kiều bào đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khắp nơi trên thế giới.
Nhiều khuyến nghị của Kiều bào
Hội nghị thống nhất nhận định, trong thời gian qua và những năm sắp tới tình hình thế giới diễn ra nhiều biến động, chuyển biến hết sức nhanh chóng, phức tạp. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra cả những cơ hội và thách thức mới đối với đất nước ta và với sự phát triển cộng đồng NVNONN. Bên cạnh đó, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế toàn diện như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 đề ra đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng, không thể thiếu của cộng đồng NVNONN, đặc biệt là lực lượng trí thức, doanh nhân kiều bào. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu, thách thức và cũng là cơ hội mới cho cộng đồng NVNONN nói chung cũng như bản thân mỗi hội đoàn và từng cá nhân kiều bào.
Dù ở bất cứ nơi đâu, làm việc gì, bà con Kiều bào vẫn hướng về và chung tay xây dựng tổ quốc
Video đang HOT
Trên cơ sở tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và công tác đối với kiêu bào, các đại biểu dự Hội nghị đã nêu lên các khuyến nghị cụ thể như: Nhà nước cần tiếp tục phát huy việc hỗ trợ các hoạt động của các hội Viêt Kiêu, kịp thời khen thưởng, động viên lãnh đạo và hội viên có nhiều thành tích, đóng góp, tiếp tục giải quyết khen thưởng, chính sách cho kiều bào tham gia các cuộc kháng chiến trước đây Tạo điều kiện để Hội có vai trò, vận động kiều bào đóng góp tham gia các hoạt động trên Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, trung tâm thương mại của kiều bào tạo nhiều việc làm và đóng góp cho sinh hoạt cộng đồng Sớm có chính sách, biện pháp đột phá, khuyến khích, sử dụng chuyên gia, trí thức kiều bào, đặc biệt là trí thức trẻ đóng góp xây dựng quê hương Đẩy mạnh chương trình dạy tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền cho người Việt Nam ở nước ngoài, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với các nước, bạn bè quốc tế Tăng cường thông tin thường xuyên, cập nhật các vấn đề của đất nước, quan hệ với các nước, vấn đề biên giới biển đảo để giúp kiều bào hiểu hơn về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống lại các luận điệu, thế lực đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước ta Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên, sinh viên, du học sinh tham gia sinh hoạt cộng đồng, hoạt động của hội tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu, trại hè, hoạt động về nguồn tăng cường trao đổi, ký kết các hiệp định củng cố địa vị pháp lý của cộng đồng, tăng cường bảo hộ công dân, hỗ trợ bảo đảm an ninh, trấn áp các hoạt động tội phạm trong cộng đồng, tăng cường kiểm tra, xử lý các công ty đưa người lao động, du học, môi giới, kết hôn trái phép, lừa đảo hoặc thông tin không đúng sự thật
Thúc đẩy, phối hợp xây dựng, hoàn thiện sớm các chính sách, quy định, trong đó điều chỉnh, sửa đổi ngay các văn bản hướng dẫn Luật quốc tịch 2008 để kiều bào được giữ và được cấp chứng nhận có quốc tịch Việt Nam (vấn đề vướng mắc hiện nay), chứng nhận là người gốc Việt Nam, cải cách hành chính… để thuận tiện cho kiều bào về nước cư trú, mua nhà, đầu tư để thế hệ trẻ thêm gắn bó với quê hương.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ra nước ngoài, trong đó có việc tổ chức triển lãm và hội thảo thường kỳ để làm bàn đạp phát triển hàng hóa Việt Nam, giao thương với quốc tế, tạo môi trường cọ xát của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với thị trường và tiêu chuẩn quốc tế.
Đại diện Bộ Ngoại giao trao Bằng khen cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước và công tác Kiều bào
Chung tay xây dựng đất nước
Kiêu bào dự hôi nghị cho biêt, hôi nghị đã tạo cơ hôi cho Viêt kiêu toàn thê giới gặp gỡ và kêt nôi. Đa số kiều bào mang trong mình tinh thần tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn. Các đại biểu hoan nghênh chính sách đại đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp đổi mới, ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo hướng về quê hương.
Phát biêu tại phiên bê mạc, Thứ trưởng Bô Ngoại giao Nguyên Thanh Sơn nhấn mạnh: “Những ý kiến đóng góp quý báu của các vị tại Hội nghị lần này, đại diện cho tiếng nói của gần 4,5 triệu kiều bào trên khắp thế giới, sẽ được ghi nhận và chuyển tải đầy đủ, chi tiết trong báo cáo của Hội nghị gửi các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng. Đây sẽ là cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các chính sách liên quan đến NVNONN và công tác vận động NVNONN nhằm hướng tới xây dựng một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, hội nhập thành công vào xã hội sở tại, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam và góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”.
Theo Dantri
Thu hút nguồn lực kiều bào còn hạn chế
Mặc dù đã có những chính sách mang tính cởi mở hơn, nhưng việc thu hút nguồn lực kiều bào đóng góp xây dựng đất nước vẫn chưa thực sự tương xứng và còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Các đại biểu kiều bào gặp gỡ bên lề hội nghị - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đó là một trong những đánh giá của Ủy ban Người Việt Nam (VN) ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tại hội nghị người VN ở nước ngoài lần thứ 2, với chủ đề "Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người VN ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước", diễn ra hôm qua tại TP.HCM. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan... và gần 1.000 kiều bào ở khắp nơi trên thế giới.
Cần đối xử như công dân trong nước
Chúng ta đã nói rất nhiều nhưng trên thực tế vẫn chưa làm được gì nhiều, nhất là chưa chứng tỏ cho kiều bào nhìn thấy được đâu là cơ hội ở Việt Nam để các trí thức hay doanh nghiệp quay về tham gia đầu tư, nghiên cứu
GS Hà Tôn Vinh (Việt kiều Mỹ)
Nêu ra thực trạng còn thiếu bình đẳng trong hoạt động đầu tư, đại diện Hội Người VN tại Pháp, cho rằng: "Một khi được nhìn nhận là công dân VN, người VN ở nước ngoài nên được đối xử như công dân trong nước, có quyền lập công ty kinh doanh với quyền lợi và nghĩa vụ như tất cả công ty trong nước". Ông Nguyễn Hoài Bắc (Việt kiều Canada) nói: "Bên cạnh những gì chúng ta đạt được, còn không ít những vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ và xử lý nghiêm túc. Chẳng hạn trong lĩnh vực thu hút đầu tư của kiều bào về nước, khi gặp kiện tụng tranh chấp với các đối tác tại VN, kiều bào còn mang nặng tâm lý lo lắng phần thua rơi về mình mặc dù họ thực hiện đúng và nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và các điều khoản trong hợp đồng kể cả khi thắng kiện thì việc thi hành án cũng bị kéo dài và khó lấy lại được những gì đã mất".
Là một người về nước đầu tư từ năm 1984, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Johnathan Hạnh Nguyễn (Việt kiều Philippines) thẳng thắn kiến nghị Chính phủ cần chú trọng rà soát lại thực trạng áp dụng các cơ chế chính sách hiện hành để điều chỉnh kịp thời, nhằm phát huy và thu hút được mọi nguồn lực của các doanh nhân - trí thức Việt kiều, trong đó và trên hết là cơ chế chính sách phải được thực thi một cách nhất quán hoặc có lộ trình áp dụng nhằm tránh thay đổi bất thường, nhất là phải minh bạch và kỷ cương trong thực hiện.
Theo GS Hà Tôn Vinh (Việt kiều Mỹ), các kiều bào đã có thời gian sinh sống khá lâu ở nước ngoài nên khi quay về quê hương vẫn có những điểm khác biệt. Điều quan trọng là VN có chấp nhận sự khác biệt đó hay không? "Chúng tôi không cần được ưu đãi về tài chính mà chỉ cần các cơ chế thông thoáng. Chúng ta đã nói rất nhiều nhưng trên thực tế vẫn chưa làm được gì nhiều, nhất là chưa chứng tỏ cho kiều bào nhìn thấy được đâu là cơ hội ở VN để các trí thức hay doanh nghiệp quay về tham gia đầu tư, nghiên cứu", GS Vinh nói.
Phải thay đổi giáo trình học
Kiều hối gửi về nước chiếm gần 1/10 GDP
Theo Bộ Ngoại giao, hằng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó có không ít chuyên gia, trí thức về làm việc và nhiều người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh. Hiện có trên 3.500 doanh nghiệp trong nước được thành lập hoặc góp vốn của kiều bào với tổng số vốn đăng ký khoảng 8,4 tỉ USD. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15%/năm, năm 2011 đạt trên 9 tỉ USD, chiếm gần 1/10 GDP.
Ở một khía cạnh khác, các doanh nhân kiều bào cho rằng hàng hóa của VN có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường các nước, và kiều bào có thể là cầu nối để đưa hàng hóa trong nước đến nhiều nơi trên thế giới.
TS Alan Phan (Việt kiều Mỹ) nêu một thực tế, đó là Thụy Sĩ và Singapore không có một nền tài chính mạnh như Mỹ và Anh..., cũng không có công nghệ gì sáng tạo hơn, nhưng họ biết biến quốc gia nhỏ bé của họ thành một trung tâm tài chính thế giới qua các chính sách mở rộng mà kín đáo, hiệu năng và minh bạch. VN có thể tìm một lợi thế cạnh tranh theo phương thức này. Về du lịch, VN có thể đào sâu vào một chiến lược đặc trưng như du lịch hưu trí, sinh thái, thám hiểm... để tạo thị trường.
TS Alan Phan cho rằng, hai ngành nghề mà VN có thể dẫn đầu ASEAN nếu biết phát triển đồng bộ và sáng tạo. Thứ nhất là nông nghiệp công nghệ cao tạo ra những sản phẩm xanh, sạch, an toàn được đảm bảo bởi những cơ quan kiểm phẩm hàng đầu thế giới. Thứ hai là ngành công nghệ thông tin tại các thành phố lớn bao quanh bởi các đại học tiến bộ và hiện đại. Theo đó, giáo trình học phải thay đổi và các trung tâm công nghệ thông tin phải có những cơ sở hạ tầng tối tân nhất. Trên hết, luật về bản quyền trí tuệ phải được thắt chặt và nghiêm túc thực thi...
Trao đổi với PV Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn khẳng định: "Trung ương thời gian qua đã chỉ đạo rất thông thoáng nhưng đôi khi ở các địa phương còn gây khó khăn. Chúng tôi sẽ tích cực phối hợp tháo gỡ để bà con kiều bào không còn gặp những khó khăn cản trở".
Tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo
Trao đổi với PV Thanh Niên, GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) cho rằng, giới trí thức kiều bào có nhiều người là những nhà khoa học tên tuổi, chuyên gia đầu ngành hiện đang làm việc tại các đại học, viện nghiên cứu và công ty nổi tiếng. Nhờ giỏi ngoại ngữ, am tường luật pháp quốc tế nên có thể nói rằng họ như những người gác cổng về mặt học thuật. Các diễn đàn trên mạng là nơi giới trí thức trong và ngoài nước gặp gỡ, chia sẻ thông tin, thảo luận và cùng nhau hành động. Một trong những vấn đề mà giới trí thức đã làm tốt trong thời gian qua là tham gia đấu tranh cho chủ quyền biển đảo của nước ta, với kết quả là đã hạn chế được một số tạp chí quốc tế đăng bài của tác giả Trung Quốc kèm theo bản đồ có "đường lưỡi bò" phi lý đã buộc Google phải hiệu chỉnh các bản đồ có thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo của VN đối với Trường Sa và Hoàng Sa...
Theo TNO
Bộ trưởng Quốc phòng báo cáo về an ninh biên giới biển Sáng 27/9, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH đã tổ chức phiên họp, nghe báo cáo giải trình về "tình hình tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới biển". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng các đại biểu Quốc hội là thành viên các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội đã...