Kiểu bán hàng kỳ lạ của Unicity
“Làm từ 3 đến 6 tháng thì thu nhập mỗi tháng 4.000 USD, làm 2 đến 3 năm mỗi tháng thu nhập 40.000 USD…” – những lời “có cánh” ấy nhằm lôi kéo những người nhẹ dạ tham gia mạng lưới bán hàng của một dự án được gọi là “ cuộc sống hạnh phúc” ngay giữa trung tâm TP.HCM.
Cô gái tên Hạnh giới thiệu sản phẩm có “công dụng thần kỳ” – Ảnh: Công Nguyên
Hàng trăm người nêm kín tầng 9, tòa nhà 246 Cống Quỳnh – Ảnh: Công Nguyên
Gần đây, tại tầng 9 của tòa nhà 246 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM luôn chật kín người đến nghe thuyết giảng về Happy Life Project (Dự án Cuộc sống hạnh phúc) do Công ty Unicity tổ chức, trong số đó rất đông những người đến từ vùng sâu, vùng xa. Thanh Niên đã trực tiếp theo dõi các buổi “thuyết giảng” này và ghi nhận nhiều dấu hiệu bất thường.
“Ngừa 147 căn bệnh”
Đơn giản là, dùng rồi sẽ hiểu, chưa dùng sao hiểu? Những người mời các anh chị đến đây là họ đã đặt lên bàn tay các anh chị viên kim cương. Đêm hôm nay, cuộc đời của các anh chị sẽ thay đổi
Một người đàn ông thuyết giảng cho “Happy Life Project”
Trong một buổi thuyết giảng gần đây, một cô gái xưng tên Hồng Hạnh nói về chủ đề “chìa khóa sức khỏe” và cho biết: “Unicity là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới, với 400 dòng sản phẩm chăm sóc cơ thể từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trẻ đến già. Đây là tập đoàn chuyên nghiên cứu những thảo dược quý hiếm nhất trên thế giới. Một số sản phẩm hot đã có tại VN”. Hạnh thuyết trình như một bác sĩ về đủ thứ bệnh tật, rồi lần lượt giới thiệu các sản phẩm của Unicity.
Với sản phẩm trà thải độc ruột (Nature’s tea), Hạnh cho chiếu hình đường ruột, rồi giải thích: “Khi còn bé, ruột chúng ta rất sạch, khi lớn lên ruột rất dơ. Những dơ bẩn nhất trong cơ thể sẽ được tống ra ngoài sau khi dùng trà thải độc ruột”. Với sản phẩm trà túi lọc Bios life C, Hạnh nói: “Mỗi ngày chỉ cần dùng từ 2 đến 3 gói trước bữa ăn là yên tâm hoàn toàn trái tim sẽ khỏe đến tận khi nhắm mắt”.
Trong một buổi thuyết giảng khác, một cô gái trẻ hơn, cũng được giới thiệu tên Hạnh, nói trà thải độc ruột (Nature’s tea) sẽ tống toàn bộ độc tố tích lũy lâu ngày trong cơ thể, ngừa bệnh loét dạ dày và ung thư đại tràng. “Sạch ruột rồi, giờ ta dùng sản phẩm làm sạch máu, đó là trà diệp lục super chlorophyll. Uống trà diệp lục sẽ làm sạch máu, những người đau nửa đầu, rối loạn tiền đình dùng trà diệp lục rất tuyệt vời, nếu dùng trước khi nhậu sẽ lâu say”, cô này tiếp.
“Sản phẩm cà phê linh chi Reishi coffee uống vào là sung, cải thiện chuyện tình dục, dùng từ 3 đến 6 tháng giúp trẻ lại từ 5 đến 10 tuổi. Sản phẩm đạm đậu nành Soy protein mỗi ngày dùng một muỗng giúp nữ tăng vòng 1. Và đặc biệt, hôm nay chúng ta có giải pháp ngừa thiếu can xi và ngừa 147 căn bệnh khác mà tôi không tiện kể ra đây, đó là Calcium Magnesium. Sản phẩm dầu cá hồi Salmon Omega – 3 oil, mỗi ngày dùng 2 viên sẽ giúp giảm bệnh tim, đột quỵ và tốt cho não…”, cô này nói mỗi lúc một hăng hơn…
Video đang HOT
Một cô gái uống chai nước pha từ bột trà diệp lục – Ảnh: Công Nguyên
“2 năm sẽ lái Lamborghini màu cam” Kiểu kinh doanh lừa dối Trao đổi với Thanh Niên, TS-BS Bùi Minh Trạng, Chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM, cho rằng: “Việc cho người lên nói dùng sản phẩm hết bệnh này bệnh kia là sai phạm quy định của y tế. Hình thức này mục đích nhằm lôi kéo nhiều người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, cũng là sai quy định về kinh doanh đa cấp. Chúng tôi đã lưu ý và đang tìm phương án phối hợp với các cơ quan chức năng khác để ngăn chặn hậu quả kiểu kinh doanh lừa dối này, để người tiêu dùng không bị mắc lừa”.
Sau những màn giới thiệu về công dụng thần kỳ của sản phẩm, những người thuyết giảng tiếp tục nói về mức thu nhập “khủng” qua việc tham gia “Happy Life Project”.
Một người đàn ông khoảng 50 tuổi, xưng tên Nguyễn Hữu Hưng bước lên bục nói: “Tham gia dự án từ 3 đến 6 tháng mỗi tháng sẽ có thu nhập 4.000 USD, nếu làm từ 2 đến 3 năm mỗi tháng 40.000 USD, sau 5 năm chúng ta nghỉ hưu, lúc này vẫn có thu nhập chủ động, ta có rất nhiều tiền, thoải mái đi mua sắm, nhà hàng, du lịch không phải suy nghĩ. Chúng ta có được 3 chìa khóa là 100% tự do về tài chính, thời gian và sức khỏe”. Ông Hưng cho rằng những nghề khác phải bỏ nhiều thời gian, tiền bạc để đầu tư, còn với dự án Happy Life của Unicity thì không cần nhiều vốn, kiến thức và kinh nghiệm, “những người tham gia một thời gian họ đã sống bằng phong cách với xe Lamborghini”.
Tiếp theo, một thanh niên giới thiệu tên Tạ Trung Kiên hướng dẫn cách tham gia dự án. Theo đó, thủ tục đầu tiên là mua bộ hồ sơ 200.000 đồng, cung cấp số tài khoản, CMND… để tham gia vào mạng lưới của Unicity. Nếu tiêu thụ được sản phẩm, tập đoàn sẽ chi trả cho 25% hoa hồng, nếu doanh số cao sẽ được thêm 5 – 10%. Kiên tính toán: Lúc đầu người tham gia sử dụng sản phẩm, rồi chia sẻ cho 5 người khác dùng sản phẩm, tiếp tục như thế khi lên đến đời thứ 5 thì ta có 3.905 người tham gia. “Mỗi người chỉ cần dùng một sản phẩm trà diệp lục thì ta có 3.905 hộp trà diệp lục tiêu thụ. Tập đoàn trích cho chúng ta mỗi hộp 1 USD thì ta có gần 4.000 USD. Đây là cách giúp chúng ta thay đổi cuộc sống. Ngoài ra ta còn được tập đoàn thăng tiến lên manager, director, diamond… từ 3 đến 5 năm, chúng ta sớm nghỉ hưu, hưởng cuộc sống tuyệt vời”, Kiên nói.
Một thanh niên giới thiệu tên Lê Minh Trung, quê ở Bến Tre, thì kể: “Tôi làm thợ bảo trì, gần đây một người anh gọi bảo tôi lên Sài Gòn, đến đây gấp có một dự án sẽ làm thay đổi cuộc đời em, làm chủ mà vốn ban đầu chỉ 200.000 đồng. Nhờ anh ấy mà Trung có được vị trí director như ngày hôm nay. Trung tin chắc, Lê Minh Trung này sau 2 năm sẽ lái Lamborghini màu cam”.
Một số sản phẩm của Unicity – Ảnh: Thanh Tùng
“Nhắm mắt làm, đừng thắc mắc”
Trong một bài thuyết giảng khác, một người đàn ông ngoài 40 tuổi nói vừa qua Thái Lan thấy anh Kungdada bán lòng lợn nướng, rồi anh bác sĩ, chị bán tạp hóa, anh sinh viên sau mấy năm tham gia dự án của Unicity đều thành công.
“Các anh chị không cần quan tâm, không cần biết tham gia dự án này chúng ta làm cái gì. Với dự án này, thất bại còn khó hơn thành công! Cuộc sống đã phức tạp, đừng thắc mắc, đừng đặt tư duy phức tạp vào hộp sản phẩm trà diệp lục này có thành phần gì? Đơn giản là, dùng rồi sẽ hiểu, chưa dùng sao hiểu? Những người mời các anh chị đến đây là họ đã đặt lên bàn tay các anh chị viên kim cương. Đêm hôm nay, cuộc đời của các anh chị sẽ thay đổi. Chỉ cần làm theo là thành công, đừng suy nghĩ nhiều quá, làm phức tạp!”, ông ta nói!
Theo TNO
Bán hàng đa cấp: 'Lừa từ người thân đến bạn bè'
Một số doanh nghiệp (DN) đã lợi dụng "lòng tham" của người tham gia mạng lưới để hướng dẫn và "vẽ" ra các chiêu trò "lừa" người khác thông qua việc chi hoa hồng tới 70 - 80% thông qua nhiều cấp bậc.
Trước đó chúng tôi đã phản ánh những dấu hiệu vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp của Cty Thiên Ngọc Minh Uy. Nhiều độc giả tỏ ra bức xúc và thắc mắc tại sao những Cty kiểu này lại vẫn có thể tồn tại trong nhiều năm mà không bị cơ quan chức năng nào quản lý và kiểm soát. Điều này cho thấy Nghị định 110/2005/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đang bộc lộ nhiều "lỗ hổng", cần sửa đổi để quản lý và kiểm soát.
Mô hình bán hàng đa cấp theo hình "kim tự tháp" nên bị cấm, đó là phát biểu của ông Nguyễn Phương Nam, phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) trong buổi họp báo chiều 30-9. Theo ông Nam, việc bán hàng theo mô hình này không hề giúp ích gì cho người tiêu dùng (NTD), hàng hóa không đến tay được NTD mà chủ yếu nguồn thu nhập được hình thành từ phí tham gia mạng lưới.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trương Đình Chiến, trưởng khoa marketing trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhận định, hình thức bán hàng đa cấp tại nước ta đã bị biến tướng. Về bản chất, bán hàng đa cấp phải đảm bảo các yếu tố sau: Thứ nhất, giá bán phải là giá thật, thấp hơn giá bán lẻ thông qua các kênh phân phối khác trên thị trường. Thứ hai, chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo và phải công khai các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để người tham gia cũng như người tiêu dùng biết. Thứ ba, hoa hồng mà người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng phải thấp hơn chiết khấu hàng hóa mà các kênh phân phối khác được hưởng.
Hoạt động đa cấp như tại Cty Thiên Ngọc Minh Uy sắp tới sẽ bị cấm?
Thực tế, trên thế giới có khá nhiều Cty tiêu thụ mạnh sản phẩm thông qua hình thức này. NTD được mua và sử dụng những sản phẩm tốt với giá bán rẻ hơn giá bán lẻ ngoài thị trường. Ở nước ta, thông tin về sản phẩm khá "mập mờ", từ giá cả cũng như chất lượng sản phẩm đều được "bí mật" với NTD. Một số doanh nghiệp (DN) đã lợi dụng "lòng tham" của người tham gia mạng lưới để hướng dẫn và "vẽ" ra các chiêu trò "lừa" người khác thông qua việc chi hoa hồng tới 70 - 80% thông qua nhiều cấp bậc. Cứ người này "lừa" người khác. Điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Trước sự "lộn xộn" của hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng này, Cục Quản lý cạnh tranh đã trình Bộ Công Thương Dự thảo sửa đổi Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo hướng chặt chẽ hơn. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ trực tiếp cấp giấy phép hoạt động thay vì giao cho các tỉnh, TP thuộc Trung ương như trước đây. Khi ấy, hình thức bán hàng đa cấp sẽ được coi là một mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, Bộ cũng sẽ rà soát và cấp lại các giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp. Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 60 DN đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp, giảm khoảng 30 DN so với trước đây.
Cũng theo dự thảo, mức ký quỹ sẽ được nâng lên 5 tỷ đồng chứ không phải là 1 tỷ đồng như trước đây. Hơn nữa, việc ký quỹ sẽ được thực hiện bằng tiền mặt chứ không thông qua bảo lãnh ngân hàng. Trước đây, các DN chủ yếu dùng tài sản để thế chấp rồi ngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh. Nhưng điều đó gây ra nhiều khó khăn trong xử lý vi phạm cũng như NTD khó có thể đòi lại quyền lợi nếu DN bị dính "phốt".
Có thể thấy, hình thức kinh doanh đa cấp đang là một trong những chủ đề mà dư luận quan tâm. Chúng ta đã có một số bài học xung quanh vấn đề này nhưng nhiều người vẫn bị dụ dỗ, cả tin vào những lời quảng cáo và nghĩ rằng mình có thể kiếm được tiền một cách đơn giản cũng như sẽ giàu lên từ hoạt động bán hàng đa cấp. Do đó, trong khi Nghị định 110 đang còn thiếu chặt chẽ, chưa theo kịp với hình thức bán hàng đa cấp biến tướng thì các cơ quan quản lý cần phải tăng cường hơn nữa công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi cho người dân hiểu và nắm rõ hơn về hình thức kinh doanh này.
Có phải cơ quan chức năng biết mà chưa "làm"?
Để tìm hiểu thêm về hình thức bán hàng đa cấp cũng như những tác động xung quanh, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trương Đình Chiến, trưởng khoa marketing trường ĐH Kinh tế quốc dân.
PV: Thưa ông, bán hàng đa cấp có phải là một kênh phân phối sản phẩm đến tay NTD hay không? DN và NTD sẽ được hưởng lợi gì khi mua bán qua hình thức này?
PGS.TS Trương Đình Chiến, Trưởng khoa marketing trường ĐH Kinh tế quốc dân
PGS.TS Trương Đình Chiến: Đúng vậy, phải khẳng định đây là một hình thức bán sản phẩm trực tiếp đến NTD. Nó mang lại nhiều hiệu quả cho DN như tiết kiệm chi phí bán hàng (thuê địa điểm, lương nhân viên, ...), tiết kiệm chi phí quảng cáo,... Ngoài các kênh phân phối khác, việc giới thiệu, truyền tai nhau về sản phẩm giữa những NTD sẽ giúp cho DN mở rộng được hình ảnh sản phẩm cũng như thị phần. Đó là cái lợi của DN, còn NTD? Họ sẽ được mua và sử dụng những sản phẩm hàng hóa tốt với giá bán rẻ hơn ngoài thị trường. Đồng thời, họ lại có một việc làm thêm, kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.
PV: Điều này đúng là quá tốt đối với không chỉ DN mà ngay cả NTD. Nhưng tại sao ở nước ta, cứ hễ nói đến bán hàng đa cấp là người ta liên tưởng ngay đến hành vi lừa đảo?
PGS.TS Trương Đình Chiến: Lừa đảo quá đi chứ nếu như sản phẩm hàng hóa chỉ đáng 10 đồng nhưng anh lại bán đến 100 đồng. Đó là còn chưa kể đến việc thông tin về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa ra sao, có được niêm yết công khai cho NTD hay không? Sản phẩm có được các cơ quan quản lý cấp phép hay không? Phần lớn hình thức bán hàng đa cấp tại nước ta đang là kiểu bán hàng đa cấp bất chính bởi: Giá sản phẩm không phải là giá trị thật. Sản phẩm chủ yếu là sản phẩm "độc", không công khai khiến NTD không có nhiều thông tin để so sánh. Hoa hồng chiết khấu cho người tham gia lại quá cao, phân cho nhiều cấp trong khi đáng lẽ người tham gia chỉ được hưởng 1 tỷ lệ % nhất định trên giá trị thực tế của sản phẩm.
PV: Vậy nếu là lừa đảo thì "ắt hẳn" những người tham gia sẽ là một "mắt xích" trong đường dây này? Ông nghĩ sao về điều đó?
PGS.TS Trương Đình Chiến: Theo tôi, họ vừa là nạn nhân vừa là những người có đóng góp tích cực cho việc phát triển mạng lưới của các Cty đa cấp. Nhiều khi họ bị lừa nhưng không làm sao xoay xở được tiền nên đành đi lừa lại người khác, mà đầu tiên phải là những người thân, người quen của mình rồi mới đến bạn bè. Họ nhiều khi không phải là người được hưởng lợi nhiều, người hưởng lợi nhiều nhất lại là người khác chứ không phải những người đi mời chúng ta.
PV: Theo ông, hình thức bán hàng đa cấp biến tướng như vậy gây ra hệ lụy gì?
PGS.TS Trương Đình Chiến: Đối tượng mà các Cty đa cấp nhắm tới chủ yếu là sinh viên, công nhân, nông dân... những người không có nhiều khả năng về kinh tế. Vậy khi họ bị lừa mất 1 số tiền lớn thì họ biết bù lại bằng cách nào nếu như không bán được sản phẩm. Chỉ còn cách lại đi lừa người khác mà thôi, cứ thế số người dạng này nhân rộng lên hàng nghìn, hàng chục nghìn người. Điều này chắc chắn sẽ gây ra xung đột. Không chỉ thế, nhiều sinh viên đã bỏ học để biến mình thành công cụ kiếm tiền cho các Cty đa cấp đó. Những người tham gia này đang mất dần mọi thứ như người thân, bạn bè, tương lai, .... Đây là những hệ lụy không nhìn thấy ngay được, mà nó sẽ gây tác động xấu trong nhiều năm, thậm chí cả một thế hệ.
PV: Mặt khác, hình thức này sẽ sản sinh ra một lượng lớn người không muốn lao động bằng mồ hôi công sức mà chỉ bằng việc dụ dỗ, lừa lọc người khác. Đến khi Cty đa cấp đó bị "dẹp" thì lượng lao động dư thừa này sẽ làm gì? Họ sẽ tiếp tục lừa lọc người khác nữa hay không?
Quả thật, nếu như vậy thì những hệ lụy này thật nguy hiểm. Tại sao các cơ quan chức năng không sớm vào cuộc để xử lý các Cty kinh doanh đa cấp có dấu hiệu lừa đảo như vậy?
PGS.TS Trương Đình Chiến: Theo tôi, việc lừa đảo được xuất phát từ ý đồ kinh doanh xấu cộng với khía cạnh quản lý và kiểm soát của luật pháp còn lỏng lẻo, thiếu cơ sở pháp lý. Nhưng quan trọng hơn là hệ thống quản lý của chúng ta đang còn yếu kém. Nhiều Cty có dấu hiệu vi phạm rất rõ, người dân và ngay cả một số cán bộ quản lý đều biết nhưng lại không làm, không kiểm soát và xử lý. Tôi chỉ sợ rằng có nhiều trường hợp biết nhưng không chịu làm.
Xin cảm ơn ông !
Theo Pháp luật và Xã hội
Dính bẫy công ty bán hàng đa cấp: Hàng trăm ngàn người lao đao Hôm qua 27.10, theo nguồn tin từ Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố 3 bị can, trong đó có Nguyễn Minh Toàn, là người đại diện Công ty CP đầu tư TM-DV Cộng Đồng Việt (trụ sở ở đường Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM) 2 bị can còn lại đồng thời...