Kiểu ăn Tết vừa hiện đại lại truyền thống của cặp vợ chồng hot MXH và quan điểm đàn ông nên nhớ: “Phụ nữ phải được ăn Tết chứ không thể để Tết ‘ăn’ họ”
“Chúng ta đang quá đề cao tầm quan trọng và trách nhiệm của phụ nữ vào dịp Tết. Riêng mình, những người làm vợ, làm dâu phải được ăn Tết chứ không thể để Tết ‘ăn’ họ”, Khang bày tỏ quan điểm.
Khi Tết đến xuân về không còn là niềm vui của chị em phụ nữ bởi hàng ngàn tâm sự “không được về ngoại”, “ nhà chồng quá nhiều việc”, “con dâu phải lo Tết chu toàn”, “chồng gia trưởng chỉ biết ăn nhậu rồi say xỉn”… thì lại xuất hiện một cô vợ có quan điểm rất lạ: “Chỉ khi phụ nữ quá khổ người ta mới sợ Tết, ngược lại mình rất thích ăn Tết nhà chồng”.
Đó là câu chuyện của Hà Anh và Phú Khang – cặp vợ chồng “thân quen” với mạng xã hội. Từng được biết đến với nhiều clip tặng quà vợ, troll vợ rất dễ thương, cặp đôi này tiếp tục đánh dấu hành trình 4 năm bên nhau bằng bộ ảnh xuân ngọt ngào.
Bên trong ông chồng “trẻ trâu” là người đàn ông sẵn sàng làm tất cả để đổi lấy nụ cười trọn vẹn của vợ
Không lãng mạn với những màn gặp gỡ như phim Hàn Quốc, không sướt mướt vượt giông bão như mấy tiểu thuyết ngôn tình, Hà Anh và Phú Khang kết hôn chỉ sau 4 tháng tìm hiểu. Bởi anh cho rằng: “Gặp đúng người, đúng thời điểm thì sao phải chờ đợi. Có thể đối với người khác là vội vàng nhưng đối với bọn mình thì đó là quyết định đúng đắn”.
Nói về vợ mình, Khang cực kì tự hào, anh cho biết: “Thời gian đầu lập nghiệp mình gặp khá nhiều khó khăn nhưng luôn có cô ấy bên cạnh. Cô ấy chăm sóc và luôn ủng hộ mình suốt 4 năm qua. Vì vậy lúc nào mình cũng muốn làm những điều tốt nhất cho cô ấy”.
Anh chàng có vẻ ngoài khá trẻ so với tuổi thật của 1 người đàn ông đã có gia đình. Thậm chí đối với vợ, Khang còn là người rất “nhây”, trêu vợ mọi lúc, đến khi vợ phát cáu thì thôi. Nhưng ẩn sâu trong người đàn ông nhí nhố ấy lại là một ông chồng mẫu mực, mọi ưu điểm có thể không bằng ai nhưng thương vợ thì không ai bằng mình.
Chuyến đi Bali của 2 vợ chồng
Hà Anh xúc động kể về người đàn ông của mình: “Chúng em khắc khẩu, có nhiều lúc cãi nhau nhưng rồi anh ấy luôn là người chủ động làm hòa trước, bất kể là lỗi do ai. Sau mỗi xung đột hay hiểu lầm xảy ra, anh ấy tôn trọng cảm xúc của vợ hơn là sĩ diện của 1 người đàn ông. Còn em cũng từ đó mà hiểu chồng mình hơn và cân bằng trong mọi vấn đề. Bình thường ai cũng thấy anh ấy vui vẻ, hoạt náo nhưng anh ấy rất giỏi giấu cảm xúc của mình vào trong. Có khó khăn hoặc biến cố gì anh ấy như một con người hoàn toàn khác, là chỗ dựa vững chắc cho em.
Như thời điểm năm ngoái em không may bị sảy bé gái đầu lòng, em suy sụp cả về sức khỏe và tinh thần. Lúc đó 2 vợ chồng còn đang công tác trong TP. Hồ Chí Minh bị mắc kẹt ở đó, không những anh ấy làm động lực giúp em vượt qua mà còn gọi điện về nói mẹ, người nhà trấn an tinh thần cho em để em vượt qua cú sốc”.
Đặc biệt, anh chồng này có cách tạo niềm vui cho vợ rất được lòng chị em phụ nữ. Mỗi lần vợ buồn, gia đình có chuyện hay sau một trận ốm Khang sẽ đưa Hà Anh đi du lịch. Anh luôn là người lên kế hoạch cụ thể, chọn địa điểm rồi chuẩn bị mọi thứ. Và quan trọng nhất đi du lịch trong nước hay nước ngoài, đi có bạn bè hay chỉ 2 vợ chồng Khang luôn là “phó nháy có tâm” cho cô vợ tha hồ “sống ảo”.
Video đang HOT
Trong năm 2019 vừa rồi, cặp đôi đã có những chuyến du lịch Đà Nẵng, Sapa, Thổ Nhĩ Kì, Bali, Trương Gia Giới Trung Quốc, Phượng Hoàng cổ trấn… Là trụ cột trong nhà, Khang quan niệm rất rõ ràng: “Mình thấy tuổi trẻ nên hưởng thụ, miễn là trong điều kiện cho phép. Bọn mình luôn vạch ra kế hoạch cụ thể, mỗi tháng sẽ để ra bao nhiêu, còn tháng nào vượt doanh thu thì số tiền ấy bọn mình để đi du lịch. Mỗi chuyến đi là cơ hội để vợ chồng mình gắn kết, hiểu nhau và có động lực cho tương lai nhiều hơn”.
Cặp đôi rất chăm đi du lịch để “hâm nóng” tình cảm.
Chuyện cô vợ thích ăn Tết nhà chồng và những quan điểm chuẩn 10 của anh chồng hiện đại
Khác hẳn với nhiều phụ nữ có “thù” với cái Tết, Hà Anh cảm thấy rất thoải mái dù quê ngoại cách quê nội 300km. Cô chia sẻ: “Mỗi năm 29 bọn em về nội là Sơn La ăn Tết sau đó mùng 4 mới về ngoại là Hưng Yên. Do công việc bận nên vợ chồng em phải về khá muộn và công việc chuẩn bị Tết gần như là đã được hoàn tất. Chồng em sẽ giúp bố mẹ thêm vài việc trang trí nhà cửa hoặc trang hoàng mọi thứ còn thiếu.
Bố mẹ chồng em là giáo viên nên vẫn ăn Tết kiểu truyền thống, vợ chồng đi chơi đâu thì Giao Thừa sẽ về nhà cùng quây quần bên gia đình. Em cũng rất thích điều ấy. Về nhà em không phải làm quá nhiều vì mọi công việc đều được mọi người hỗ trợ lẫn nhau chứ không bao giờ phân biệt việc này của đàn ông, việc kia của đàn bà.
Em nhớ có 1 năm, cỗ bàn xong bát bẩn dồn nhiều quá, chồng em thấy vợ ôm cả núi bát đĩa lại xót xúi vợ là lên phòng nghỉ ngơi để anh giải quyết. Kết quả là anh ấy sai mấy đứa em ún, cháu trong nhà xúm vào làm hết. Nói chung em chưa bao giờ cảm thấy sợ Tết, có lẽ vì Tết với em luôn là niềm vui trọn vẹn”.
Cặp đôi vừa chụp bộ ảnh kỉ niệm ngày cưới
Là con trai trong nhà lại sống xa quê cả năm, Phú Khang rất biết cách cân bằng mọi thứ. Anh cho biết: “Mình thấy có nhiều người chọn cách đổi mới bằng việc vợ chồng đi du lịch dịp Tết nhưng mình vẫn hướng về giá trị truyền thống hơn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Tết là phải: chồng uống nhà này tới nhà khác, vợ thì cứ hùng hục trong bếp. Mình nghĩ nên kết hợp những nét đẹp truyền thống vào với cuộc sống hiện đại.
Ví dụ như vợ chồng mình, sát Tết bọn mình đi du lịch khoảng 1 tuần, vừa để tạo không khí vừa để xả stress sau 1 năm vất vả và lên dây cót tinh thần cho 1 năm mới. Xong xuôi bọn mình vẫn về quê ăn Tết cùng bố mẹ. Và dù ở bất cứ đâu, dịp nào mình cũng không để vợ đơn độc.
Chúng ta đang quá đề cao tầm quan trọng và trách nhiệm của phụ nữ vào dịp Tết. Riêng mình, những người làm vợ, làm dâu phải được ăn Tết chứ không thể để Tết ‘ăn’ họ. Phụ nữ có được cái Tết trọn vẹn hay không phần lớn là do người chồng.
Nói thật thì mình không phải người chăm chỉ hay có thể phụ vợ tất cả việc nhà nhưng mình sẽ biết cách sắp xếp để vợ không quá vất vả. Với mình, kể cả đầu xuân năm mới, có nâng cốc bia, chén rượu cũng sẽ nghĩ đến giới hạn không để làm khổ vợ, khổ gia đình. Tết có vui hay không là do ý thức mỗi người”.
Quả thật mỗi người mỗi quan niệm, mỗi suy nghĩ riêng nhưng ai cũng được như ông chồng ấy thì có lẽ bà vợ nào cũng được nhờ. Được biết Khang và Hà Anh có kế hoạch cho năm mới là mua nhà rồi sinh con. Câu “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” thật không sai. Phụ nữ dù có cố gắng, tự lập mấy thì vẫn hơn nhau ở tấm chồng.
Theo Helino
25 Tết xin về ngoại 2 hôm thì bị mẹ chồng bảo trốn việc, con dâu thản nhiên đưa ra một dẫn chứng "nhỏ nhưng có võ" khiến bà im bặt
"Lấy chồng xong mà gia đình bên ấy như muốn cắt hết mối quan hệ nhà ngoại của em. Mỗi lần em xin phép về thăm bố mẹ, mẹ chồng lúc nào cũng khó chịu, tỏ ý không ưng", con dâu kể.
Tết là dịp gia đình đoàn viên, cùng nhau tụ họp tâm sự những câu chuyện cả năm có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhiều người lại không dễ dàng có được hạnh phúc đó.
Ở một số gia đình, việc cho con dâu về nhà ngoại ăn Tết là chuyện khó khăn vì tư tưởng dâu con phải lo hết cho bên nội. Như câu chuyện của một người vợ dưới đây là ví dụ điển hình.
" Bực mình quá các chị ạ, Tết nhất đến nơi nhưng em chẳng có chút cảm xúc nào hết. Năm nào ăn Tết với vợ chồng em cũng là một cuộc đánh vật thật sự.
Em lấy chồng 5 năm, chồng em ở cách nhà 100km. Hai vợ chồng đều lập nghiệp ở miền Nam. Mỗi năm hai vợ chồng chỉ về nhà đúng dịp Tết.
Như mọi năm, em sẽ về ăn Tết bên nội, tối mùng 3 thì sang ngoại và đến tối mùng 4 lại về nội chuẩn bị cho việc bay vào miền Nam đi làm tiếp.
Ảnh minh họa.
Số em cũng khổ. Lấy chồng xong mà gia đình bên ấy như muốn cắt hết mối quan hệ nhà ngoại của em. Mỗi lần em xin phép về thăm bố mẹ, mẹ chồng lúc nào cũng khó chịu, tỏ ý không ưng. Có lần bà còn nói thẳng mặt em rằng lấy chồng rồi là lo toan cho nhà bên chồng chứ ngoại có anh trai em lo rồi, chẳng mượn em phải về bên đó.
Bực không các chị, em nghe xong mà tức điên nhưng khi đó mới cưới, không tiện cãi nên thôi. Sau chồng em mới thỏa thuận được việc tối mùng 3 về ngoại như vậy đó. Mấy năm liền em đều như vậy thôi. Tuy lúc đó về thì còn gì là Tết nhưng được về là được, cả năm ông bà mong cháu mong con chả nhẽ cứ biền biệt thế".
Tình cảnh của người phụ nữ này giống rất nhiều người. Tết đến được nghỉ, ai cũng muốn về thăm bố mẹ nhưng chẳng phải nhà chồng nào cũng tâm lý, hiểu ý được cả.
"Năm nay bà nội chồng sẽ làm lễ mừng Thọ 90 tuổi. Lễ được tổ chức vào mùng 4 Tết. Vợ chồng em thì về nghỉ Tết từ hôm 24. Biết ra Tết không thể về ngoại được nên khi dọn nhà cửa và mua sắm xong xuôi, em và chồng mới đề nghị được sang ngoại chơi 2 ngày 26 và 27 Âm lịch. Tối 27 cả nhà sẽ về nội ăn Tết đến mùng 5 bay vào miền Nam luôn.
Thật sự em nghĩ phương án đó hợp lý. Đồ đạc Tết em mua cả rồi. Em biếu mẹ chồng thêm 5 triệu để bà mua gì bà mua. Ngoài ra, nhà cửa trong ngoài hai vợ chồng cũng dọn dẹp sạch sẽ tinh tươm. Chậu quất cũng sắm rồi, như vậy công tác chuẩn bị đã xong. Thế nhưng khi nghe ra điều đó, mẹ chồng mỉa mai ngay:
'Cô đòi về ngoại trước Tết thì chẳng phải là trốn việc à. Dâu con không được cái gì, chỉ trốn việc là nhanh'.
Lúc đó em điên lắm, chồng em định gắt lên nhưng em xua tay, không để anh nặng lời với bà. Em chỉ ôn tồn bảo rằng tất cả mọi công tác chuẩn bị đều xong xuôi, em về ngoại cho ông bà thăm cháu rồi về nội ngay. Hai vợ chồng đi cả năm rồi, năm gặp bố mẹ được một lần mà còn không được thì thương ông bà lắm.
Nói đến vậy nhưng mẹ chồng vẫn rất gắt. Bà lấy một loạt ví dụ rằng nhà có việc thì miễn 1 năm chẳng chết ai. Không gặp mặt nhưng ngày nào bà bên ấy chẳng gọi video sang rồi, lạ gì mặt nhau. Con dâu nhà người ta lo toan chút một, dâu nhà mình làm được mấy việc 'còi' đã bắt đầu kể công. Đến nước này, em nói thẳng:
'Mẹ ạ, con không kể công mà con nói để mẹ hiểu công tác chuẩn bị trước Tết nhà mình vậy là ổn thỏa. Nhân lúc rỗi rãi con muốn về thăm bố mẹ đẻ con, cho ông bà chơi với cháu. Bố mẹ con đã già, chẳng biết bất trắc thế nào. Đây cô H. (em chồng) lấy gần chứ cô ấy mà cưới xa, cả năm không về gặp bố mẹ được thì bố mẹ cảm thấy thế nào ạ?'.
Ảnh minh họa
Lúc đó, bố chồng em cũng nói thêm vào rằng chuyện về ngoại trước Tết là hợp lý. Con cái đi biền biệt cả năm, Tết còn không về thăm bố mẹ được mới là suy nghĩ không đến nơi đến chốn. Nguyên văn lời bố chồng em là:
'Bà thương con đẻ cũng như ông bà thông gia thương con dâu thôi. Tôi mà bên nội không cho con cháu về thăm kiểu vô lý thế này chắc tôi sang tôi chửi tận mặt'.
Vậy là xong, sáng sớm hai vợ chồng cùng con mang quà cáp về ngoại luôn các chị ạ".
Đọc xong câu chuyện ai cũng thấy cô con dâu này còn may mắn vì bố chồng suy nghĩ cho , thấu hiểu. Nhiều người khác thậm chí vài năm chẳng biết ăn Tết nhà ngoại là gì vì bên nội quá khắc nghiệt.
Tết là dịp đoàn viên, cả gia đình đoàn tụ. Chẳng có ngoại lệ nào cả, nhà nội đoàn tụ thì nhà ngoại cũng nên được sum vầy bên nhau. Có như vậy, hạnh phúc mới đến được, hình ảnh các bà vợ tủi thân cũng sẽ không còn tồn tại nhiều nữa.
Theo Helino
Đặc sản ngày Tết: Xếp hàng lũ lượt chờ rút tiền ở ATM, đến lượt mình thì... hết tiền Nỗi khổ không của riêng ai khi mỗi dịp Tết đến xuân về, cây ATM nào cũng chật cứng người. Tết nhất đến nơi, người người nhà nhà ai cũng bận rộn sắm sửa, chuẩn bị cho một cái Tết ấm no. Người xa quê thì vội vã ngược xuôi để trở về kịp chuyến tàu, chuyến xe. Cả năm đi làm dành...