Kiệt tác mỹ thuật Việt Nam
Theo văn bia Vạn Phúc thì năm 1057 (niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư), vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha (nay là núi Phật Tích), bên trong tôn trí pho tượng Phật cao sáu thước. Đây chính là pho tượng A di đà được lưu truyền tới nay với danh hiệu “pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại” của Việt Nam.
Pho tượng này cao 1,86m thêm phần bệ thì đạt 2,69m. Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi rướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Thân Phật mặc áo khoác, xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa. Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ. Ban đầu, pho tượng được thếp vàng. Thời gian trôi qua, tháp bị đổ, người dân tìm được pho tượng nhưng đã tróc lớp thếp vàng, lộ lõi bằng đá.
Chính sự phát hiện của pho tượng này mà tên làng từ đó được đổi thành Phật Tích. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Phật Tích bị đốt, tượng A di đà chùa Phật Tích từng bị hủy hoại nhưng đã được người dân cứu. Người dân địa phương kể lại rằng lính Pháp đã từng dùng tác phẩm nghệ thuật vĩ đại này làm bia. Chúng đứng từ đê sông Đuống mà bắn vào, làm rụng đầu và vỡ ngực tượng. Sau đó, một cụ già trong làng đã đem đầu tượng về cất giấu. Sau hòa bình lập lại, cụ đem nộp chính quyền địa phương để gắn vào tượng. Như vậy, hiện nay tượng vẫn tương đối nguyên vẹn. Đây được xem là một tuyệt tác tượng Phật mẫu mực, được coi là kiệt tác mỹ thuật của Việt Nam. Bởi vậy, ngày 1-10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận tượng Phật A di đà là 1 trong 30 bảo vật quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Hiện tượng vẫn được lưu giữ và thờ phụng tại chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Theo ANTD
Phong tục thờ cúng người đã khuất của Mexico
Công chúng sẽ có dịp được tìm hiểu và so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong phong tục thờ cúng của người dân Mexico và người dân Việt Nam qua gian trưng bày bàn thờ Mexico đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Chương trình được tổ chức bởi Đại sứ quán Mexico nhân "Ngày tưởng nhớ người đã khuất" - kiệt tác di sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận năm 2003. Cùng với hình ảnh bàn thờ truyền thống, một sưu tập ảnh về lễ kỷ niệm này ở Mexico cũng được trưng bày. Thời gian trưng bày diễn ra từ nay đến hết ngày 11-11.
Theo ANTD
Chiêm bái tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam Tags: Pho tượng Phật bằng ngọc bích cao 3,45m, nặng 31 tấn, được đặt tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) với thời gian chế tác gần 2 năm. Pho tượng Phật được đặt tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) thu hút nhiều khách tham quan và phật tử bốn phương. Pho tượng được chế...